Cơ Sở Hạ Tầng Viễn Thông Và Công Nghệ Thông Tin

yêu cầu của thị trường và là phương tiện hiệu quả giải quyết công ăn việc làm. Việc khuyến khích phát triển SMEs là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện về vốn, về công nghệ và trình độ quản lý ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của SMEs ở nước ta còn chậm và chưa ổn định, điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó khăn của bản thân các doanh nghiệp. Phát triển SMEs trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay là một nội dung hết sức quan trọng trong đường lối xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, góp phần phát huy mọi khả năng của các tầng lớp nhân dân, của cả dân tộc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất về SMEs. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), SMEs được định nghĩa như là những doanh nghiệp độc lập, không gắn với cái gì mà thuê lao động ít hơn một con số cụ thể.

Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành, có vốn không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

Với tiêu chí chính là lao động và vốn, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% doanh nghiệp nhà nước thuộc loại có quy mô vừa và nhỏ, chỉ trừ 20% doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn là các tổng công ty và một số doanh nghiệp nhà nước thuộc loại lớn, còn trong khu vực tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Với tỷ lệ lớn như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ này là một trong những nguồn động lực mạnh mẽ tạo nên sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế và là nới tạo ra việc làm chủ yếu cho gần 90% lực lượng lao động ở cả nông thông và thành thị nước ta.

Tóm lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có một số đặc điểm chủ yếu sau:

- Thứ nhất, SMEs Việt Nam thường gắn với công nghệ lạc hậu, thủ công. Công nghệ lạc hậu chiếm tỷ trọng rất lớn, đây là điểm khác biệt lớn giữa SMEs Việt Nam với SMEs của các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, tốc độ đổi mới công nghệ còn rất chậm.

- Thứ 2, quy mô SMEs nhỏ, vốn hoạt động không nhiều, địa bàn và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất và tiêu thụ trong vùng tại địa phương. Hiện nay, SMEs đang gặp phải khó khăn về thiếu vốn để kinh doanh và mở rộng kinh doanh. Thị trường cung ứng vốn cho SMEs chủ yếu là thị trường phi tài chính. Hầu hết, SMEs nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức.

- Thứ ba, đội ngũ các chủ SMEs chưa được đào tạo đầy đủ. Gần 50% số chủ doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có trên 31% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bằng cao đẳng trở lên. Chủ doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và mối quan hệ thân quen. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít được đào tạo chính quy mà chủ yếu theo phương pháp truyền nghề, kinh nghiệm. Gần 75% lao động trong SMEs chưa tốt nghiệp phổ thông, chỉ có trên 5% lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trình độ đại học, trong đó tập trung chủ yếu ở các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

- Thứ tư, việc tổ chức quản lý giám sát trong SMEs còn thiếu chặt chẽ, còn buông lỏng. Nhiều doanh nghiệp không đăng kinh doanh hoặc hoạt động không đúng với đăng ký kinh doanh.

2.2. Cơ sở pháp lý cho Thương mại Điện tử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Từ đầu những năm 90, Đảng và Nhà nước đã quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách và các văn bản pháp quy về phát triển công nghệ thông tin. Đây là cơ sở nền tảng để phát triển TMĐT sau này.

Ngày 4 tháng 8 năm 1993, Chính phủ đã ra Nghị Quyết số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90.

Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam - 6

Ngày 05/03/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định thành lập Ban điều phối quốc gia mạng Internet ở Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của Ban điều phối quốc gia, dịch vụ Internet ở nước ta đã được chính thức khai trương vào ngày 19/11/1997.

Ngày 05 tháng 06 năm 2000, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 – 2005.

Ngày 17 tháng 10 năm 2000, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 58 – CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Đây là một tiền đề tạo nhiều thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho TMĐT.

Ngày 20 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 128/2000/QĐ - TTg về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm.

Dự thảo văn kiện trình Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Phát triển thương mại điện tử. Nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động thương mại để hội nhập có hiệu quả với khu vực và thế giới”; “Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn pháp luật, dịch vụ trí tuệ, công nghệ tin học, công nghệ phần mềm, dịch vụ kỹ thuật,….Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng các ngành dịch vụ trên 6%/năm”.

Sáng 19/11/2005, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật giao dịch điện tử với 72,27% đại biếu tán thành. Luật có hiệu lực từ 01/03/2006.

Luật gồm 8 chương, 54 điều quy định về thông điệp điện tử; chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử; giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật

trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử…

Phạm vi điều chỉnh chủ yếu là giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại.

Theo Luật giao dịch điện tử, “Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các quy định liên quan khác” 3.

Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử được Luật chỉ rõ: lựa chọn giao dịch bằng phương thức điện tử là tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; được tự thỏa thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch; không một công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn 4.

Luật công nhận và bảo vệ hợp đồng điện tử: “Giá trị của hợp đồng không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương thức truyền thống” 5.

Khi tiến hành giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định cụ thể về: định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu; loại chữ ký điện tử, chứng thực điện tử trong trường hợp giao dịch điện tử cần có chữ ký, chứng thực



3 Khoản 1 Điều 27, Luật Giao dịch Điện tử quy định về việc thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài.

4 Điều 5, Luật Giao dịch Điện tử quy định các nguyên tắc chung về tiến hành giao dịch điện tử.

5 Điều 33 và Điều 38, Luật Giao dịch Điện tử.

điện tử; các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn, bí mật của giao dịch điện tử.

Luật nghiêm cấm các hành vi: cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử, cản trở, ngăn chặn trái phép quá trình truyền gửi và nhận thông điệp dữ liệu; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiện thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu; tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm (virus) làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành; tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật; gian lận, mạo

nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác 6.

Theo Luật, Bộ Bưu chính Viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.

Tuy nhiên, vai trò quản lý nhà nước về thương mại điện tử vẫn chưa được thể hiện nổi bật. Nước ta chưa có các văn bản pháp quy cũng như chiến lược dài hạn, kế hoạch trung hạn về thương mại điện tử, chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp. Các dịch vụ công hỗ trợ cho thương mại điện tử, do các cơ quan nhà nước cung cấp cũng mới dừng lại ở mức kế hoạch hay triển khai thí điểm.

Ngày 01/12/2006, Viện tin học doanh nghiệp – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Sở Bưu chính Viễn thông tổ chức hội thảo “Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển” tại tỉnh Đăklăk với mục tiêu đánh giá thực trạng ứng dụng, đồng thời, hội thảo cũng đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Trong bối cảnh nước ta vừa chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vấn đề ứng dụng thương mại điện tử trong

6 Điều 9, Luật Giao dịch Thương mại Điện tử quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử.

doanh nghiệp đang được Chính phủ cùng các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Hiện nay, tại hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới có đến 90% giá trị TMĐT là từ loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business). Theo kế hoạch phát triển tổng thể thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2010, 60% số doanh nghiệp lớn, 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng TMĐT và 10% số hộ gia đình tham gia mua bán qua TMĐT.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Thảo, Phó tổng thư ký VCCI, Viện trưởng viện tin học doanh nghiệp (ITB), cho biết: “Việc ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển cần thiết phải được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất giữa các cấp chính quyền và các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng TMĐT và phải nắm rõ khả năng của mìh để từ đó, lựa chọn được những giải pháp đúng đắn”.

Trong năm 2007, môi trường pháp lý cho thương mại điện tử đã tương đối hoàn thiện nhờ một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được ban hành, như Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Nhiều văn bản chuyên ngành đã được ban hành. Chẳng hạn trong lĩnh vực ngân hàng là các Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cấp phát, quản lý và sử dụng chứng chỉ số của Ngân hàng Nhà nước; Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ

ngân hàng; Thông tư sử đổi Thông tư số 09/2003/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP cho phù hợp với Luật Giao dịch điện tử và các nghị định hướng dẫn thi hành.

Trong lĩnh vực tài chính và hải quan, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã ban hàng các Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quy trình thủ tục hải quan điện tử; Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động hải quan. Trong lĩnh vực thương mại là Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

Và gần đây, ngày 16/01/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Điều 52 của Nghị định này quy định chi tiết về xử phạt những hành vi vi phạm liên quan tới chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại.

Các văn bản trên cùng nhiều văn bản liên quan tới thương mại điện tử và công nghệ thông tin khác được ban hành trong năm 2007 đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật về thương mại điện tử hoàn thiện hơn.

2.3. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Công nghệ thông tin

TMĐT là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật máy tính điện tử, kỹ thuật số hóa và của công nghệ thông tin. Hạ tầng công nghệ kỹ thuật cho TMĐT hiện đang là vấn đề được Chính phủ và nhiều cơ quan chức năng của Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, đứng về cả hai phía Nhà nước và doanh nghiệp thì cơ sở hạ tầng và công nghệ kém phát triển sẽ hạn chế trực tiếp tới phát triển TMĐT ở Việt Nam.

Hạ tầng viễn thông Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước phát triển khá nhanh. Mạng thông tin di động tiêu chuẩn GSM cũng đã phủ sóng cả nước. Về cơ bản, mạng điện thoại đã được số hóa. Mạng trục Internet quốc gia hiện đang kết nối trực tuyến với Internet theo 6 tuyến qua 3 cổng đi

quốc tế là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với 2334 kênh, liên lạc trực tiếp với gần 40 quốc gia và liên lạc quá giang qua hơn 200 nước trên thế giới.

Mạng lưới viễn thông trong nước và quốc tế luôn được đầu tư phát triển và hiện đại hóa. Mạng viễn thông quốc tế đã xây dựng với cả hai phương thức vệ tinh và cáp quang. Hiện nay, toàn bộ 64 tỉnh, thành phố trong cả nước có thể kết nối mạng Internet mà không phải sử dụng qua mạng điện thoại đường dài. Từ năm 2001 đến 2006, tổng số thuê bao di động của Việt nam tăng từ 1,25 triệu lên 15,5 triệu, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 65,4% gấp 2,5 lần mức bình quan của Châu Á và gấp gần 3 lần mức bình quân của thế giới. Tuy nhiên, xét tương quan về dân số, tỷ lệ thuê bao di động của Việt nam vẫn còn tương đối thấp (năm 2006 đạt tỷ lệ 18,17 thiết bị/100 dân, so với con số 29,28 của Châu Á và 40,91 của thế giới).

Trong năm 2007, số thuê bao điện thoại phát triển mới ước tính đạt 18,5 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao trên cả nước tính đến hết tháng 12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao Internet phát triển mới năm 2007 ước tính đạt 1,18 triệu thuê bao. Số người sử dụng Internet là 18,2 triệu người, chiếm 21,4 % dân số cả nước 7.

Trong 5 tháng đầu năm 2008, hoạt động bưu chính viễn thông vẫn tiếp tục phát triển với số thuê bao điện thoại đạt 5,9 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao trên cả nước tính đến hết tháng 5/2008 là 52,6 triệu thuê bao, đạt mật độ 60,1 máy/100 dân. Số thuê bao Internet phát triển mới 5 tháng đầu năm đạt 486,2 nghìn thuê bao, tính đến hết tháng 5/2008, cả nước có 5,6 triệu thuê bao

8.


7 Nguồn: Thông tin thống kê Tình hình kinh tế – xã hội năm 2007 của Tổng cục Thống kê (Chi tiết tại website: Http://www.gso.gov.vn)


8 Nguồn: Thông tin thống kê Tình hình kinh tế – xã hội 5 tháng đầu năm 2008 của Tổng cục Thống kê (Chi tiết tại website: Http://www.gso.gov.vn)

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí