Cơ Sở Nguồn Nhân Lực Cho Thương Mại Điện Tử

Bảng 1


2.4. Cơ sở nguồn nhân lực cho Thương mại Điện tử

Trong năm 2007, hoạt động động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo v thương mại điện tử đã được đẩy mạnh một cách toàn diện trên phạm vi cả nước và thu được những kết quả cụ thể. Nhiều doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở vấn đề nhận thức những lợi ích to lớn mà thương mại điện tử mang lại mà đã thấy được sự cần thiết phải tập hợp lại để hỗ trợ nhau trong việc triển khai các ứng dụng TMĐT.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) đã được thành lập vào giữa năm 2007 với hơn 150 cá nhân và doanh nghiệp đăng ký làm hội viên ban đầu. Nhiều sự kiện lớn về thương mại điện tử đã được tổ chức và tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin đại chúng như Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2007 (Vebiz), Hội thảo bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Thương mại điện tử, Chương trình xếp hạng website thương mại điện tử uy tín (TrustVn), Chương trình Sinh viên với Thương mại điện tử, các sự kiện liên quan tới bình chọn và trao giải thưởng cúp vàng về thương mại điện tử của Hội Tin học Việt Nam (VAIP) và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa).

Cũng trong năm 2007, Bộ Công Thương luôn coi trọng hoạt động tấp huấn cho các cán bộ quản lý Nhà nước và doanh nghiệp về Thương mại điện tử. Với sự phối hợp và giúp đỡ của nhiều Sở Thương mại và các đơn bị khác, bao gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều khóa tập huấn về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử đã được tổ chức và có hiệu quả tích cực.

Việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh không làm thay đổi quy trình công việc mà còn giảm bớt thời gian, công sức và chi phí của người thực hiện. Vì vậy, nó không đòi hỏi phải đào tạo lại nhân sự tốn kém. Những

kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh nhìn chung không cần phải đào tạo lại nhiều nhưng trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và trình độ ứng dụng công nghệ của các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu, giao nhận, vận chuyển hàng hóa cần phải được nâng cao hơn nhiều.

Mặc dù đến nay đã có nhiều công ty nối mạng Internet nhưng khả năng khai thác, tận dụng những lợi ích của dịch vụ này còn nhiều hạn chế. Họ chủ yếu sử dụng mạng để gửi e-mail, truy cập thông tin. Việc sử dụng các phần mềm ứng dụng về mã hóa, tạo lập khóa, bảo mật thông tin cũng còn nhiều bất cập. Rất nhiều công ty giao nhận, công ty vận tải và các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay chưa có các phần mềm ứng dụng đó, chứ chưa nói đến việc sử dụng hay sử dụng thành thạo.

2.5. Cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thanh toán điện tử là một trong những cơ sở quan trọng để phát triển TMĐT. Lòng tin của khách hàng vào TMĐT phụ thuộc nhiều vào độ tin cậy và sự tiện lợi của hệ thống thanh toán điện tử.

Từ năm 2005 trở lại trước, các website thương mại điện tử Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ. Các giao dịch B2C và C2C tự phát triển theo nhu cầu của thị trường một cách nhỏ lẻ do thiếu sự bảo hộ về mặt pháp luật. Vào thời điểm đó, cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử chưa được xây dựng. Đến năm 2006, khung pháp lý về thương mại điện tử cơ bản đã hình thành, thanh toán điện tử bắt đầu được nhắc tới, một số ngân hàng tiên đi phongỉtong việc triển khai thanh toán điện tử nhưng vẫn còn mang tính chất đơn lẻ, manh mún với dịch vụ thanh toán hóa đơn qua hệ thống ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến mới chỉ dừng lại ở tiện ích cung cấp thông tin.

Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam - 7

Tuy nhiên, từ đầu năm 2007, thanh toán điện tử đã có bước phát triển đáng kể với một số đặc điểm chính sau:

- Mở rộng đối tượng triển khai và ứng dụng thanh toán trực tuyến: Tháng 2/2007, Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) cùng triển khai dịch vụ bán vé máy bay qua mạng Internet, áp dụng giải pháp thanh toán điện tử qua thẻ tín dụng. Tháng 4/2007, mạng thanh toán điện tử Công ty Mạng thanh toán Vina (PayNet) ra mắt, cung cấp các giao dịch thanh toán hóa đơn điện nước, Internet, điện thoại, bảo hiểm, vv…qua máy ATM, điểm chấp nhận thẻ (POS), và ePOS. Dịch vụ Fast-Vietpay của Ngân hàng Kỹ thương và thẻ đa năng Ngân hàng Đông á cho phép chủ thẻ thanh toán tiền mua hàng trực tuyến tại một số website. Tháng 10/2007, Công ty Giải pháp thanh toán Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán VnTopUp qua điện thoại di động.

- Kết nối sâu rộng của các liên minh thẻ: 27 ngân hàng liên kết tạo nên mạng thanh toán Smartlink cùng với việc kết nối thành công của 4 ngân hàng lớn trong Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) đã giúp thị trường thẻ phát triển mạnh và mang lại nhiều tiện ích hơn cho người tiêu dùng. Hai mạng thanh toán này chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước đã ký cam kết hợp tác và đang nỗ lực cho ra mắt loại thẻ thanh toán có thể thực hiện mọi giao dịch cần đến thanh toán điện tử.

- Đa dạng hóa các loại hình thanh toán điện tử: Các kênh thanh toán điện tử phổ biến bao gồm thanh toán thẻ qua hệ thống ATM/POS, thanh toán trực tuyến qua Internet và thanh toán qua tin nhắn SMS. Trong đó, được kỳ vọng hơn cả là kênh thanh toán qua Internet. Thanh toán trực tuyến bằng thẻ qua mạng Internet cũng là nhu cầu lớn không chỉ của các website bán hàng mà còn của số đông người tiêu dùng nhưng cho đến nay vẫn được cung cấp khá hạn chế.

Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2006, cùng với các nghị định hướng dẫn dưới Luật đã tạo thành hành lang pháp lý cơ bản để thương mại điện tử đi vào cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh của

các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, các nghị định hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính đã góp phần định hình hướng phát triển mới cho các lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập ngày một sâu rộng.

Trong năm 2005 và 2006, hệ thống thanh toán điện tử yếu kém luôn được các doanh nghiệp đánh giá là trở ngại lớn thứ hai đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Các doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng dụng thương mại điện tử trọn vẹn trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử còn yếu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các dịch vụ thanh toán điện tử. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Thực tiễn cho thấy thanh toán điện tử là một điều kiện cần của thương mại điện tử. Thương mại điện tử khó có thể phát huy được hết ưu điểm của mình khi chưa có hệ thống thanh toán điện tử với năng lực đủ mạnh. Tốc độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua đang đặt ra nhu cầu về một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích của phương thức kinh doanh mới này.

Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt hiện còn rất phổ biến trong các giao dịch hàng ngày. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước về thực trạng thanh toán năm 2003 tại 750 doanh nghiệp trên cả nước (trong đó, doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 80%), đối với doanh nghiệp lớn có trên 500 công nhân, khoảng 63% số giao dịch của doanh nghiệp được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ nay chỉ còn 47%. Đối với hộ kinh doanh, 86,29% hộ chi trả hàng hóa bằng tiền mặt. Kết quả điều tra đã cho thấy việc sử dụng tiền

mặt trong giao dịch của doanh nghiệp, đặc biệt là giao dịch với người tiêu dùng còn ở mức rất cao.

Tuy nhiên, khoảng hai năm trở lại đây, hoạt động thanh toán trong ngân hàng có những dấu hiệu khả quan với sự ra đời của nhiều phương thức thanh toán mới. Những dịch vụ này đã giảm bớt việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 9, tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần. Năm 1997, tỷ trọng này là 32,2%, nhưng đến năm 2001, con số này giảm xuống còn 23,7%, năm 2004 là 20,3%, năm 2005 là 19% và đến đầu tháng 3 năm

2006 còn 18,5%.

Tuy tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán trong các năm vừa qua có giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao, trung bình chiếm khoảng 20% tổng giá trị thanh toán trên các phương tiện nói chung. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã có biến chuyển song Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong việc hạn chế lưu lượng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày, tiến tới hệ thống thanh toán điện tử toàn diện. Bởi thanh toán điện tử được coi là chìa khóa của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại công nghệ và hội nhập như hiện nay.

2.6. Cơ sở bảo mật thông tin

Trong những năm gần đây, tình hình bảo mật ở Việt Nam bắt đầu được chú ý. Ở nước chưa có nhiều ứng dụng mạng vào các hoạt động lớn và hệ thống thiết yếu mang tầm quốc tế. Chúng ta mới chỉ có tài chính và ngân hàng là hai ngành hoạt động trên mạng có thể sánh với quốc tế.

9 Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006 QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính Phủ (gọi tắt là Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt).

Hệ thống bảo mật thông tin trong TMĐT bao gồm cả bảo mật cơ sở dữ liệu thông tin của các chủ thể tham gia TMĐT, bao mật thông tin trong quá trình giao dịch trên mạng.

Hệ thống bảo mật thông tin của Việt Nam chủ yếu phục vụ công tác của các cơ quan Chính phủ, liên quan đến ngoại giao, an ninh, quốc phòng. Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan chuyên trách trực thuộc Chính phủ đảm nhiệm nghiên cứu và áp dụng các biện pháp khi truyền các thông điệp dữ liệu bằng các phương tiện liên lạc, đồng thời cung cấp các sản phẩm phục vụ công tác bảo mật cho các cơ quan Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển của CNTT.

Ở cấp độ doanh nghiệp, các hệ thống lớn, sử dụng nhiều máy tính và khối lượng giao dịch lớn như hệ thống ngân hàng, hàng không đều đã quan tâm đến việc trang thiết bị hệ thống an toán, an ninh mạng. Tuy nhiên, do chưa phát triển mạnh nên độ bảo mật của Việt Nam vẫn còn kém. Tội phạm mạng xuất hiện và xảy ra nhiều vụ tấn công hệ thống quản trị mạng, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Trong đó, tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) – hình thái tấn công nguy hiểm và khó chống đỡ nhất trên Internet – trở nên nguy hiểm và phổ biến ở Việt Nam, gây tác hại lớn cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Trước tình hình an ninh mạng như vậy, thị trường bảo mật ở Việt Nam đã thực sử khởi sắc và sôi động, nhu cầu về tiêu chuẩn thẩm định và quản lý các sản phẩm này được đặt ra với các cấp quản lý. Nhiều đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ này như BKIS (Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa), VSEC (Mạng an toàn thông tin),… ra đời và hoạt động hiệu quả trong thời gian vừa qua. Hàng loạt công ty nước ngoài đổ bộ vào thị trường bảo mật Việt Nam với rất nhiều sản phẩm và loại hình dịch vụ. Nhiều trung tâm đào tạo an ninh mạng trong nước và nước ngoài cũng được thành lập ở Việt Nam.

Ngày 20/12/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 339/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm phản ứng nhanh sự cố máy tính quốc gia của Việt Nam, viết tắt là VNCERT (Vietnam Computer Emergency Response Team). VNCERT được thành lập với mục đích chính là điều phối chống các sự cố lớn và quảng bá để cho tình hình chung về lĩnh vực này được sáng sủa hơn. Trong hoàn cảnh Việt Nam chưa có lực lượng chuyên nghiệp làm về an ninh mạng và hệ thống để đảm bảo an toàn mạng, VNCERT còn có nhiệm vụ góp phần thúc đẩy hình thành các CERT khác trong các ngành. Đây là một cột mốc hết sức đáng nghi nhớ của giới bảo mật Việt Nam.

Việc cung cấp các sản phẩm mật mã để bảo mật thông tin giao dịch kinh tế, thương mại và ngân hàng cho các ngành kinh tế, xã hội hiện còn nhiều điểm bất cập cả về luật pháp, cơ chế chính sách và tổ chức. Hiện nay, Việt Nam còn đứng trước hàng loạt vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng bảo mật thông tin cho TMĐT, như:

- Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thống nhất đối với việc thiết lập hạ tầng CNTT.

- Cần phải xây dựng kế hoạch đồng bộ giữa đầu tư phát triển CNTT với phát triển công nghệ mật mã để bảo mật thông tin.

- Cần có đạo luật ràng buộc các chủ thể tham gia TMĐT tuân thủ các quy định sử dụng CNTT và công nghệ mật mã ngay từ khi thiết lập mạng.

2.7. Cơ sở bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, hiện tượng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất phổ biến. Trong thương mại truyền thống, các hành vi xâm phạm diễn ra ở hầu hết các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tập trung dưới dạng sao chép nhãn hiệu, sao chép kiểu dáng, mang các chỉ dẫn địa lý giả mạo từ khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu và liên quan đến nhiều thành phần kinh tế: tư nhân, nhà nước, liên doanh, thậm chí là thành phần 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, tình

trạng sao chép nội dung thông tin từ những website khác, đặc biệt là hiện tượng sao chép nội dung chào hàng, hình ảnh sản phẩm, thiết kế trên những website kinh doanh chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin, tình trạng sao chép, buôn bán trái phép phần mềm có bản quyền diễn ra thường xuyên. Những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng nghiêm trọng và phổ biến là: do các quy định pháp luật vê sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập; việc tổ chức các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ chưa có hiệu quả; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được thực thi tốt; hiểu biết và ý thức chấp hành luật pháp còn thấp của người tiêu dùng Việt Nam.

Vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ đã được Nhà Nước quan tâm từ lâu. Việt Nam đã tham gia vào các công ước, hiệp ước quốc tế về bảo vệ sở hữu trí tuệ như: Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Hiệp ước hợp tác Patent, Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm nghệ thuật và văn học…Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của WTO, do đó, chúng ta phải cam kết tuân thủ các quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS của Tổ chức này.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng được thể hiện trong hệ thống pháp luật của nước ta từ trước đến nay như: Bộ Luật Dân sự, Luật Hình sự, Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định về sở hữu công nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ…Luật Sở hữu trí tuệ được đánh giá là có vai trò rất quan trọng trong khung pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và các quyền liên quan đến công nghệ thông tin và thương mại điện tử nói riêng.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có các quy định cụ thể về trường hợp bị coi là vi phạm bản quyền, cách thức xác định vi phạm bản quyền trên mạng Internet, và xử lý vi phạm bản quyền tác giả. Để kiện đòi bồi thường thiệt hại do xâm phạm bản quyền tác giả gây ra thì bên bị thiệt hại phải chứng minh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022