Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam - 10

đã có gần 50 doanh nghiệp tham gia dịch vụ này với doanh thu lên đến 250 tỷ đồng. Đây thực sự là một tốc độ phát triển mà không dễ ngành sản xuất, kinh doanh nào khác có được. Kinh doanh trong các lĩnh vực đào tạo trực tuyến, báo điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác qua truyền hình, bình chọn kết quả thể thao, xem phim, nghe nhạc trực tuyến cũng tăng trưởng.

Cùng với số lượng người sử dụng Internet và thẻ tín dụng tăng nhanh, số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng cũng tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các khu vực đô thị. Tâm lý và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của TMĐT.

Tuy nhiên, do nhiều hạn chế khác nhau như môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, kỹ năng của doanh nghiệp còn thiếu, các phương tiện thanh toán trực tuyến cũng chưa phát triển, nên thị trường dịch vụ trực tuyến còn cần thời gian để thực sự trở thành lĩnh vực thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.

* Hàng hóa

- Sản phẩm có độ tiêu chuẩn cao

Với những sản phẩm đạt mức độ tiêu chuẩn cao, thông qua các thông số kỹ thuật, người mua có thể đánh giá một cách toàn diện và có hiểu biết tương đối đầy đủ về sản phẩm mà không cần phải giám định một cách trực quan. Do đặc thù này, những sản phẩm kỹ thuật tiêu chuẩn hóa rất phù hợp với hình thức kinh doanh trực tuyến, khi người mua không có điều kiện trực tiếp tiếp xúc và đánh giá sản phẩm. Một số nhóm hàng sau đây đã được triển khai rộng rãi trong kinh doanh trực tuyến trên thế giới và đã thử nghiệm thành công ở Việt Nam:

+ Máy tính và linh kiện máy tính

+ Thiết bị điện tử và viễn thông (đồ điện tử gia dụng, máy ảnh, điện thoại,…)

Thành công nhất hiện nay là những “siêu thị mobile”, do đối tượng khác hàng hướng tới là giới trẻ và giới có thu nhập khá trở lên, là tầng lớp phần nào đã quen thuộc với việc mua sắm trên mạng Internet. Mặc dù tỷ lệ bán hàng trực tuyến vẫn còn thấp do trở ngại về thanh toán, nhưng những siêu thị này là kênh thu hút khách hàng hiệu quả nhất của các công ty kinh doanh điện thoai di động. Chiến lược xây dựng website của các công ty này là cung cấp những thông số kỹ thuật chi tiết về sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại mặt hàng trưng bày, và thường xuyên cập nhật giá cả trên website. Những thông tin này, một khi đã thuyết phục được người mua, sẽ trực tiếp dẫn đến việc đặt hàng (qua điện thoai hoặc đến cửa hàng). Một số công ty kinh doanh điện thoại di động cho biết 20% đến 30% lượng hàng bán ra xuất phát từ việc khách hàng tìm hiểu thông tin trên website của công ty.

- Sản phẩm số hóa

Sản phẩm số hóa được sản xuất và lưu trữ trên nền tảng kỹ thuật của công nghệ thông tin và truyền thông, được tiêu thụ trong môi trường ảo, do đó thích hợp hơn cả với hình thức kinh doanh điện tử. Một ưu thế của loại sản phẩm này khi ứng dụng TMĐT là tiết kiệm hoàn toàn chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, điểm bất lợi của hàng hóa số hóa là dễ bị sao chép bất hợp pháp.

Việc kinh doanh loại hình sản phẩm này đang dần phát triển. Một số ví dụ về sản phẩm số hóa có thể tìm thấy trên mạng Internet: các sản phẩm giải trí về âm nhạc: giaidieu.net; mp3.com.vn; nhacso.net…Từ điển: lacviet.com.vn; sách điện tử: www.book-vn.com; phần mềm vi tính: vietkeygroup.com; phần mềm kế toán: www.misa.com.vn,...

Việc kinh doanh trực tuyến các sản phẩm số hóa ở Việt Nam còn đang trong quá trình thử nghiệm và còn khiêm tốn về phạm vi hoạt động. Nhưng một số đơn vị đã bắt đầu xây dựng những mô hình kinh doanh khá bài bản, hướng tới việc tận dụng mạng Internet làm kênh phân phối tiếp thị chính cho loại sản phẩm này.

Trong thời gian tới, nếu các quy định pháp luật về bản quyền được thực hiện nghiêm túc thì khả năng phát triển của mảng kinh doanh này sẽ rất lớn. Các công ty có thể dự tính tới việc trở thành nhà phân phối cho những trò chơi điện tử thịnh hành trên thị trường thế giới và được ưa thích ở Việt Nam.

- Sản phẩm thông tin (Sách, báo, tạp chí, đĩa phim, đĩa nhạc)

Là hàng hóa chuyển tải nội dung, sách, đĩa, phim là những mặt hàng mà người mua có thể tìm hiểu về sản phẩm không cần qua tiếp xúc trực quan: Việc vận chuyển cũng đơn giản và không đòi hỏi chi phí cao. Do đó, đây là nhóm hàng rất thích hợp để áp dụng phương thức kinh doanh trực tuyến. Ngoài ra, mô hình cửa hàng trực tuyến còn tận dụng được tối đa khả năng thông tin của mạng Internet để cập nhật những chi tiết liên quan đến sản phẩm, kết nối với nhiều nhà cung cấp khác nhau và mở rộng phạm vi lựa chọn cho khách hàng. Người mua loại hàng hóa này sẽ được cung cấp dịch vụ với chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu ngày một nâng cao của người tiêu dùng trong thời đại hội nhập.

- Thiếp, hoa, quà tặng

Đây là những sản phẩm gọn nhẹ, giá không cao, chi phí vận chuyển thấp nên khá thích hợp với phương thức bán hàng trực tuyến. Một đặc điểm nổi bật nữa khiến nhóm hàng này trở nên phổ biến trong các giao dịch trên mạng là thường người mua không phải là người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Hàng hóa được mua chủ yếu để tặng nên nếu người bán kiêm luôn dịch vụ chuyển phát thì tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian cho người mua hàng. Chi phí vận chuyển trong trường hợp này không phải là chi phí phát sinh, vì khi người tặng quà và người nhận quà ở xa nhau thì phí bưu điện có thể còn cao hơn phí chuyển quà của cửa hàng. Ngoài ra, lợi thế của cửa hàng trực tuyến là có thể chuyển những loại quà dễ và nhanh hỏng như hoa, bánh kẹo cho người nhận quà ở trên cùng địa bàn với cửa hàng.

Nhu cầu tặng quà của giới trẻ hiện nay rất lớn. Đối tượng này lại khá nhanh nhạy với các ứng dụng TMĐT nên tiềm năng thị trường cho nhóm sản phẩm này tương đối rộng.

- Hàng thủ công mỹ nghệ

Đây là một trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam và là mặt hàng được nhà nước ưu tiên hỗ trợ do mang lại hiệu quả xã hội cao, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ hiện đang rất phổ biến trên các website TMĐT của Việt Nam. Sàn giao dịch điện tử www.vnemart.com.vn ra đời thoạt tiên như một sáng kiến thúc đẩy xuất khẩu trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ các làng nghề truyền thống Việt Nam. Nhóm hàng này cũng chiếm không gian lớn trên một loạt website TMĐT khác như www.goodsonlines.com, www.vnmarketplace.net, và trên 11% số doanh nghiệp có website được khảo sát hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.

Mặc dù không có những đặc tính lý tưởng của loại hình sản phẩm dành cho phương thức kinh doanh TMĐT như hàng hóa hay thiết bị điện tử viễn thông, mức độ phổ biến của nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trên các website TMĐT Việt Nam là một nét phát triển riêng biệt, phù hợp với đặc điểm của nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng như định hướng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này tại nước ta. Sự nở rộ các website của doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ với giao diện chủ yếu bằng tiếng Anh còn cho thấy nhu cầu thị trường nước ngoài với mặt hàng này là tương đối lớn, đủ để tạo động lực khiến doanh nghiệp đầu tư xây dựng những trang web mang tính chuyên nghiệp khá cao so với mặt bằng chung của các website công ty khác.

3.3.2. Về phương thức giao dịch

Hiện nay có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức hay mô hình TMĐT như: Phân loại theo công nghệ kết nối mạng; Phân loại theo hình thức dịch vụ; Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông

tin qua mạng. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất là phân loại theo đối tượng tham gia: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C). Theo cách phân loại này, TMĐT gồm các hình thức:

- TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)

- TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

- TMĐT giữa doanh nghiệp với Cơ quan Nhà nước (B2G)

- TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)

- TMĐT giữa Cơ quan Nhà nước và cá nhân (G2C)

Trong phạm vi đề tài, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam theo các phương thức B2C, C2C và B2B.

Phương thức B2C (business- to- customer)

Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều hàng hóa cũng một lúc.

Đây là phương thức thích hợp với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ do khi có nhu cầu mua sắm, người tiêu dùng muốn tìm được thông tin đa dạng về các loại hàng hóa và sản phẩm khác nhau ngay tại một chỗ. Các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra hàng hóa sẽ khó lòng đáp ứng nhu cầu này do mỗi doanh nghiệp chỉ tập trung vào một vài sản phẩm nhất định. Trong khi

đó, doanh nghiệp thương mại dịch vụ vốn chỉ đóng vai trò phân phối sản phẩm sẽ có lợi thế hơn trong việc tập hợp các nguồn hàng khác nhau để đa dạng hóa sản phẩm trưng bày, tạo thuận lợi tối đa cho người tiêu dùng.

Trong vài năm qua, số lượng website TMĐT B2C ở Việt Nam không ngừng tăng. Với phương thức này, năm 2006 là năm đầu tiên xuất hiện hình thức website so sánh giá và www.aha.vn là website tiên phong đi theo hướng này, ưu điểm của website so sánh giá với một website bán hàng thông thường là cho phép người mua có sự lựa chọn đa dạng về nguồn cung cấp đối với một mặt hàng, kèm theo đó là những điều kiện khác biệt về giá, chế độ khuyến mãi, bảo hàng, giao nhận, thanh toán. Tuy nhiên, số lượng website kinh doanh TMĐT B2C một cách thật sự chuyên nghiệp cho đến nay vẫn chưa nhiều.

Ở Việt Nam, các siêu thị trực tuyến hiện cũng đang là mô hình ứng dụng B2C năng động và thu hút nhiều sự quan tâm nhất của dư luận cũng như người tiêu dùng.

Đặc thù của loại hình siêu thị trực tuyến là sản phẩm giới thiệu trên website do nhiều nhà sản xuất khác nhau cung cấp, nhưng đơn vị quản lý website sẽ chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tiến hàng giao dịch với khách hàng, và tổ chức khâu phân phối sản phẩm. Tại Việt Nam, đây hiện là những website gần hơn cả với tiêu chuẩn website TMĐT của thế giới, xét cả về nền tảng kỹ thuật khá tiên tiến, thông tin đa dạng cập nhật, lượng giao dịch tương đối cao và tạo ra doanh thu thực tế cho doanh nghiệp chủ trì website.

Hình thức siêu thị trực tuyến hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển, do những lợi thế mà các website bán hàng khác không có được như:

- Chủng loại sản phẩm phong phú, đáp ứng được các nhu cầu mua sắm đa dạng tại một điểm dừng duy nhất, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và truy cập Internet cho khách hàng.

- Thông tin giá cả và sản phẩm được cập nhật, tiện cho việc so sánh, đối chiếu giữa các chủng loại mặt hàng khác nhau.

- Đơn vị quản lý những website dạng này thường có đội ngũ giao hàng tận nơi để hoàn tất quy trình giao dịch bắt đầu từ khâu đặt hàng qua thông tin trên web.

Mặc dù có những lợi thế căn bản như chi phí đầu tư thấp (không phải thuê không gian trưng bày sản phẩm, không phải dự trữ sẵn nguồn hàng…) và yếu tố vận hành kỹ thuật cũng không quá phức tạp, hình thức kinh doanh siêu thị trực tuyến vẫn chưa đem lại hiệu quả thực tế do một số khó khăn căn bản sau:

- Phương thức bán hàng trực tuyến chỉ phù hợp với đối tượng khách hàng ít thời gian dành cho mua sắm và đã quen tiếp xúc với các ứng dụng công nghệ thông tin. Phần lớn người tiêu dùng hiện vẫn chưa có thói quen mua hàng qua mạng và chưa tin cậy vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ mua theo phương thức này.

- Thủ tục mua bán còn phức tạp do người quản lý website phải kiểm chứng độ tin cậy của từng đơn đặt hàng bằng phương thức thủ công (gọi điện thoại, gửi fax hoặc email) trước khi tiến hành xử lý đơn hàng.

- Hệ thống thanh toán của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa hỗ trợ tốt cho thanh toán trực tuyến. Thói quen dùng thẻ của người dân cũng chưa được hình thành rộng rãi.

Phương thức C2C (customer-to-customer)

Đây là mô hình TMĐT giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là Internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có.

Phương thức TMĐT C2C phụ thuộc rất nhiều vào trình độ TMĐT của từng cá nhân tham gia giao dịch cũng như nhận thức và nhu cầu của người tiêu dùng nói chung trong xã hội.

Tại Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhu cầu tìm kiếm, cung cấp thông tin về hàng hóa và dịch vụ qua mạng ngày càng lớn. Mô hình TMĐT C2C chủ yếu xuất hiện dưới hai hình thức website rao vặt và website đấu giá. Do yêu cầu kỹ thuật không phức tạp và đòi hỏi về trình độ TMĐT đối với người tham gia cũng không lớn, các website rao vặt phát triển với tốc độ khá nhanh, cả về số lượng trang web cũng như lượng thông tin đăng trên từng trang. Đó là những website thông tin về các loại hàng hóa và dịch vụ cần bán, cần mua, đi cùng với một số tiện ích như tìm kiếm, tư vấn tiêu dùng, v.v…

Website đấu giá

Website rao vặt

www.heya.com.vn

www.chodientu.com.vn

www.chodientu.com

www.webraovat.com

www.saigondaugia.com

www.vnexpress.net/raovat

www.saigonbid.com

www.cohoimuaban.com

www.daugiaviet.com

www.azraovat.com


www.tinraovat.net


www.webmuaban.com


www.e-raovat.com


www.raovatxehoi.com


www.raonhanh.com


www.thegioimobi.com


www.raovat.com


www.raovat.net


www.thitruongvn.com


www.muabanraovat.com

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam - 10

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022