Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Bình - 5


1.2.4.1. Chỉ tiêu chung



a) Doanh số cho vay bq 1 khách hàng =

Doanh số cho vay



Tổng số khách hàng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của mỗi khách hàng. Số tiền càng cao chứng tỏ t ăng trưởng tín dụng càng nhanh, thể hiện mức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng tăng lên.

Doanh số thu nợ

Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Bình - 5

b) Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bq 1 khách hàng

Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. Vòng quay càng lớn với số dư nợ luôn tăng chứng tỏ đồng vốn Ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên nếu số vòng quay tăng quá nhanh có thể là do biểu hiện của sự giảm số dư nợ trong kỳ, điều này là không tốt vì giảm dư nợ dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn.

Dư nợ trung, dài hạn hộ sản xuất

c) Tỷ trọng vốn vay trung dài hạn =

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như việc cơ cấu nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của ngân hàng ảnh hưởng mức độ rủi ro và khả năng tự phòng ngừa của Ngân hàng. Theo đánh giá tỷ t rọng này là 30% hợp lý, tuy vậy nó có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào nhu cầu vốn tại địa phương cũng như tín dụng của từng Ngân hàng. Nếu vượt quá tỷ trọng cho


phép mà không huy động được nguồn vốn tương ứng sẽ làm ảnh hưởng đến

khả năng thanh toán của Ngân hàng.


Dư nợ cho vay

d) Hiệu suất sử dụng vốn = x100% Nguồn vốn huy động

Các ngân hàng thương mại huy động vốn để cho vay, do đó cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng thông qua mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, với mỗi đồng tiền gửi vào các ngân hàng sau khi giữ lại một tỷ lệ nhất định dưới dạng tiền dự trữ thì phải cố gắng cho vay càng nhiều càng tốt. Như vậy ngân hàng được coi là kinh doanh có hiệu quả khi có hiệu suất sử dụng vốn lớn, hợp lý, an toàn.


Doanh số thu nợ

đ) Tỷ lệ thu nợ = x100%

Doanh số cho vay

Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng Ngân hàng: Doanh số cho vay cao, kết hợp với tỷ lệ thu nợ hợp lý chứng tỏ sự hoạt động có hiệu quả của TDNH. Nếu doanh số cho vay ra cao mà không thu được nợ thì Ngân hàng rất dễ gặp rủi ro do có nợ xấu.

Dư nợ xấu

e) Tỷ lệ nợ xấu = x100% Tổng dư nợ cho vay

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng: Chỉ số này càng cao thì chất lượng tín dụng ngày càng giảm và ngược lại. Vì vậy chỉ số này càng thấp càng tốt, nó chứng tỏ hoạt động TDNH đối với hộ sản xuất có hiệu quả cao. Hoạt động TDNH chứa đựng rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến


sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy việc đảm bảo thu hồi đủ vốn đúng thời hạn thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý, liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng. Việc phân tích tình hình nợ xấu luôn được tiến hành thường xuyên và kết quả thu được là thông tin giúp cho Ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp cho những giai đoạn tiếp theo.

Nợ khó đòi chưa thu được

g) Tỷ lệ nợ khó đòi = x100%

Tổng nợ khó đòi

Tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mất vốn cao, dẫn đến

rủi ro cho Ngân hàng.

Lợi nhuận thuần

h) Doanh lợi doanh thu = x100% Doanh thu thuần

Ngoài những chỉ tiêu định hướng trên, mức lợi nhuận của Ngân hàng cũng là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng tín dụng. Tỷ lệ này càng lớn càng tốt, nó phản ánh trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Qua đó thấy được tình hình quản lý chi phí của Ngân hàng.


Lợi nhuận

i) Doanh lợi vốn chủ sở hữu = x100% Nguồn vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó thể hiện hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Ngoài ra nó còn phản ánh tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Bên cạnh đó còn có một số chỉ tiêu khác như mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng


trưởng kinh tế, mức độ tham gia vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông

thôn, mức độ tiết kiệm chi phí nghiệp vụ của Ngân hàng....

Như vậy, chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất là một chỉ tiêu tổng hợp được xác định qua nhiều yếu tố, nó là kết quả của quá trình kết hợp giữa những người trong cùng tổ chức với nhau vì một mục đích chung là cùng tồn tại và phát triển không ngừng.

1.2.4.2. Chỉ tiêu cụ thể

a) Khả năng tài chính của khách hàng (Tỷ lệ vốn tự có/Tổng chi phí):

Khách hàng vay vốn của ngân hàng có khả n ăng tài chính cũng nh ư dòng tiền minh bạch và ổn định sẽ đảm bảo cho việc tham gia vào phương án, dự án vay vốn đồng thời đảm bảo việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời hạn.

b) Hiệu quả của phương án, dự án sử dụng vốn:

Khi khách hàng kế hoạch được việc sản xuất kinh doanh của mình cũng như phương án, dự án vay vốn đó khả thi trong thực tế chứng tỏ được việc sử dụng vốn vay của ngân hàng trong tương lai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tạo ra thu nhập đảm bảo gia tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng, khả năng mở rộng quy mô cũng như nguồn trả nợ ngân hàng thực sự tin cậy.

c) Đảm bảo tiền vay:

Đảm bảo tiền vay bằng những tài sản có thể chuyển nhượng theo quy định của pháp luật của chính khách hàng hay bên thứ ba cam kết bảo lãnh cho khách hàng sự phòng ngừa tổn thất xảy ra khi khách hàng mất khả n ăng trả nợ và đảm bảo vốn vay của ngân hàng có thể thu hồi được.

d) Mức độ quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng:

Những khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên đối với ngân hàng và được ngân hàng đánh giá cao sẽ có những khoản tín dụng thực sự có chất lượng, do thông tin tương xứng, ít có rủi ro về đạo đức của người vay,


hoặc việc xem xét cấp tín dụng sẽ dễ dàng hơn khi cấp tín dụng cho các

khách hàng mới.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng‌

1.2.5.1. Các nhân tố khách quan

a) Môi trường kinh tế

Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt hiệu quả cao hay thấp, rủi ro nhiều hay ít đều có quan hệ gắn bó hữu cơ tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Khi nền kinh tế chính trị ổn định tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng và ngược lại.

Xét trên phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Cụ thể nó làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân tiến hành và phát triển một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lạm phát, khủng hoảng làm cho việc vay và trả nợ không bị biến động lớn. Trong trường hợp này tín dụng phụ thuộc vào khả năng quản lý của chính bản thân các Ngân hàng.

Tuy vậy, để xã hội tồn tại và phát triển đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tăng trưởng và phát triển. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế một số nước đã sử dụng mức lạm phát vừa phải để tăng trưởng tín dụng, kích thích đầu tư, nhưng giới hạn của mở rộng tín dụng lại có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng. Nếu mở rộng quy mô tín dụng quá giới hạn cho phép sẽ xảy ra lạm phát với tốc độ cao, các NHTM sẽ chịu thiệt hại lớn do tiền mất giá, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm.

Ngoài ra, chính sách kinhết của Nhà nước về ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành hay một lĩnh vực nào đó nhằm đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Đối với những khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, có xu hướng phát

triển, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và có quan hệ tín dụng tốt thì cầu nối


giữa vay và cho vay thống nhất, tạo điều kiện tăng vòng quay vốn tín dụng, mở rộng quy mô đầu tư vốn. Bằng cơ chế tín dụng hợp lý, các NHTM sẽ tìm kiếm được khách hàng tốt để cho vay và vay tạo ra sự cân đối giữa nguồn vốn huy động với việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Chu kỳ kinh tế cũng có tác động lớn đến hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ kinh tế đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực, nhu cầu vốn tín dụng giảm, khách hàng đã được cấp tín dụng làm ăn thua lỗ, khó có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Ngược lại, thời kỳ kinh tế hưng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng tăng mạnh nhưng cũng không loại trừ trường hợp đầu cơ tích trữ do chạy đua trong kinh doanh làm cho nhu ầcu vốn tín dụng lên quá ca o, nhiều khoản tín dụng đã thực hiện cũng khó có khả năng hoàn trả nếu sản xuất kinh doanh không có kế hoạch dẫn đến suy thoái và khủng hoảng kinh tế.

Mức độ phù hợp giữa lãi suất Ngân hàng với tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nếu mức lãi suất cao hơn mức lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ khó có khả năng trả nợ Ngân hàng, ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Lúc này TDNH không còn là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển và theo đó chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng.

b) Môi trường xã hội

Tín dụng là sự vay mượn trên cơ sở lòng tin, nghĩa là quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu của khách hàng, khả năng của Ngân hàng và sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Vì vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào 3 yếu tố trên, trong đó sự tin tưởng là cầu nối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng. Ngân hàng có uy tín càng cao thì thu hút được lượng khách hàng càng lớn. Khách hàng có tín nhiệm với Ngân hàng thường được vay vốn dễ


dàng và được tạo điều kiện thuận lợi hơn những đối tượng khách hàng khác.

Tín nhiệm là cơ sở, là tiền đề để không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng.

Về phía khách hàng: là những doanh nghiệp, hộ sản xuất...đại diện cho bên cung về nguồn vốn đồng thời cũng là bên cầu về vay vốn. Khi với tư cách là người cung ứng vốn, họ mong muốn nhận được từ Ngân hàng một khoản lãi tiền gửi hay những dịch vụ thanh toán thuận tiện. Sự tín nhiệm của khách hàng với Ngân hàng sẽ làm tăng tính ổn định của nguồn vốn huy động. Với tư cách là người đi vay, họ mong muốn nhu cầu vay của mình được đáp ứng với lượng tiền, thời hạn, lãi suất phù hợp. Nếu nhu cầu vốn của khách hàng được chấp nhận với thái độ ân cần, thủ tục đơn giản sẽ thu hút được nhiều khách hàng tốt, khách hàng truyền thống, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, chất lượng tín dụng được đảm bảo.

Bên cạnh các yếu tố trên, chất lượng tín dụng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đạo đức xã hội, trình độ dân trí. Sự biến động của tình hình kinh tế xã hội nước ngoài. Ngoài ra, chất lượng tín dụng còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như thời tiết, dịch bệnh, bão lụt...Đối với hộ sản xuất thì các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. Nếu Ngân hàng hoạt động trên một địa bàn kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, tình hình chính trị xã hội ổn định thì đây là điều kiện để đem lại chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, trình độ dân trí thấp, ý thức tự giác kém, điều kiện tự nhiên bất lợi làm khả năng trả nợ của khách hàng gặp khó khăn, gây ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng.

c) Môi trường pháp lý

Tất cả các tác nhân tham gia vào nền kinh tế đều chịu sự chi phối của pháp luật. Thực tế cho thấy pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường. Không có pháp luật hoặc pháp luật


không đầy đủ, không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tế không thể tiến hành một cách trôi chảy được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo môi trường pháp lý cho mọi người hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nó còn là cơ sở để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại hiệu quả cho cả 2 bên và chất lượng tín dụng mới được đảm bảo.

Nghiên cứu hệ thống pháp luật để hợp pháp hoá hoạt động Ngân hàng, đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động theo pháp luật, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, ổn định, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả.

d) Môi trường nhân khẩu học

Trong môi trường nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cạnh tranh

khốc liệt, hoạt động sản xuất kinh doanh ủca doanh nghiệp chứa đựng rất

nhiều rủi ro, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong quan hệ tín dụng, doanh nghiệp là người được ngân hàng tín nhiệm trao quyền sử dụng vốn. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng chính là rủi ro của ngân hàng. Điều khẳng định này buộc chúng ta phải tiến hành xem xét vấn đề về người cho vay có liên quan thế nào tới hiệu quả tín dụng.

- Trình độ quản lý, kỹ năng kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế, trong khi đây chính là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi vay vốn họ lập phương án sản xuất kinh doanh rất hiệu quả, chứng minh đầu vào và đầu ra khả thi, nhưng do không tính h ết đến biến động của thị trường nên bị thua lỗ. Trong một số món vay trung và dài hạn để nhập máy móc thiết bị, do phân tích dự án không chính xác dẫn đến máy móc nhập về không phát huy được tác dụng gây

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí