Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, các kết quả nghiên cứu và kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả


Đoàn Anh Tuấn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .4

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 4

1.2. Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài 8

1.3. Những kết quả nghiên cứu đạt được và vấn đề đặt ra 14

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC NGÀNH DẦU KHÍ 16

2.1. Khái niệm nhân lực và chất lượng nhân lực 16

2.2. Đặc trưng của ngành công nghiệp dầu khí và các hoạt động lao động chủ yếu của ngành dầu khí Việt Nam 30

2.3. Quản lý nguồn nhân lực nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành dầu khí 39

2.4. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nhân lực ngành dầu khí ở một số nước trên thế giới 47

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM 55

3.1 Qúa trình phát triển và những đóng góp của của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 55

3.2 Hiện trạng nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 61

3.3. Thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 75

3.4. Đánh giá chung về hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 103

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG NHÂN LỰC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM .. 113

4.1. Quan điểm, mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu phát triển Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011 - 2025. 113

4.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng nhân lực Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 120

KẾT LUẬN 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 164

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BP

Tập đoàn Dầu khí Anh quốc

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CLNL

Chất lượng nhân lực

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CNKT

Công nhân kỹ thuật

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

DN

Doanh nghiệp

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

EVN

Tập đoàn Điện lực

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HDI

Chỉ số phát triển con người

KHCN

Khoa học công nghệ

KHXH

Khoa học xã hội

KTXH

Kinh tế xã hội

LĐPT

Lao động phát triển

LHQ

Liên hợp quốc

NCS

Nghiên cứu sinh

NL

Nhân lực

NNL

Nguồn nhân lực

OJT

Học trên thực tế công việc

OPEC

Tổ chức Xuất khẩu dầu thô

PGS, TS

Phó giáo sư, tiến sĩ

PSC

Hợp đồng phân chia sản phẩm

PVN

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - 1


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Chuẩn thể lực 28

Bảng 2.2: Các nghề nghiệp, công việc nặng nhọc của Ngành Dầu khí 31

Bảng 2.3. Quá trình phát triển hoạt động quản lý nhân lực tổ chức 42

Bảng 3.1: Số lượng NL theo các lĩnh vực SXKD, giai đoạn 2006 -2012 .. 63 Bảng 3.2: Thống kê độ tuổi lao động năm 2009 63

Bảng 3.3: Thống kê trình độ nhân lực giai đoạn 2008-2012 67

Bảng 3.4: Trình độ nhân lực theo ngành nghề chuyên môn 2010 - 2012 .. 69 Bảng 3.5: Hệ thống đào tạo của PVN 76

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát môi trường làm việc 94

Bảng 4.1. Mục tiêu khai thác của PVN đến 2015 và định hướng đến 2025

triệu tấn qui dầu năm 114

Bảng 4.2. Mục tiêu của PVN trong lĩnh vực điện đến 2015 và định hướng đến 2025 115

Bảng 4.2: Mô hình đào tạo và phát triển nhân lực Dầu khí 124

Bảng 4.3: Dự kiến định hướng đào tạo của các cơ sở đào tạo trong PVN127

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2.1: Các khía cạnh về năng lực nguồn nhân lực 20

Hình 2.2. Sự tích hợp nguồn nhân lực với chiến lược công ty 22

Hình 2.3. Sự tích hợp các hoạt động nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh ..23 Hình 2.4: Mối quan hệ quản lý và quản lý nguồn nhân lực 43

Hình 2.5. Ba yếu tố tạo nên hiệu quả của tổ chức 45

Hình 2.6: Cây mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực tổ chức 46

Hình 3.1: Các mốc thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển của PVN 56 Hình 3.2:Sản lượng khai thác dầu và khí Việt Nam đến 2012 57

Hình 3.3: Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đến 2012 58

Hình 3.4: Biểu đồ gia tăng số lượng nhân lực giai đoạn 2001 - 2012 62

Hình 3.5: Phân bố tuổi đời của lao động PVN 64

Hình 3.6: Độ tuổi theo lĩnh vực công tác 65

Hình 3.7: Tỷ lệ trình độ nhân lực PVN 2012 68

Hình 3.8: Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc theo ngành nghề 70

Hình 3.9: Minh họa kết quả khảo sát ý kiến người lao động trực tiếp về các thông số sức khỏe 74

Hình 3.10: Kết quả công tác đào tạo NL của PVN giai đoạn 2009 – 2013... 78 Hình 4.1: Mô hình xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển nhân sự ..121 Hình 4.2: Mô hình phát triển chuyên môn nghiệp vụ 123

Hình 4.3: Các giai đoạn đào tạo nhân sự vận hành cho công trình dầu khí 125 Hình 4.4: Lưu đồ đào tạo và phát triển nhân lực 141

Hình 4.5: Sơ đồ quản lý môi trường và sức khỏe nghề nghiệp 148


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Các lý thuyết kinh tế học hiện đại đã chỉ ra rằng nhân lực (NL) không chỉ là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia mà còn là tài sản quan trọng nhất của một tổ chức, điều này được thể hiện trên một số khía cạnh như: Chi phí cho nguồn nhân lực trong một tổ chức là chi phí khó có thể dự toán được, lợi ích do nguồn nhân lực tạo ra không thể xác định được một cách cụ thể mà nó có thể đạt tới một giá trị vô cùng to lớn. Trong điều kiện xã hội phát triển như ngày nay, khoa học kỹ thuật thay đổi rất nhanh chóng, vòng đời công nghệ cũng như các sản phẩm có xu hướng ngày càng bị rút ngắn. Bởi vậy doanh nghiệp luôn phải đảm bảo có đội ngũ nhân viên đáp ứng kịp thời với sự thay đổi đó. Chính vì các lý do trên, nên có thể khẳng định rằng việc nâng cao chất lượng cho nhân lực trong một tổ chức (doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào. Một lực lượng lao động chất lượng cao luôn là lợi thế cạnh tranh vững chắc cho các doanh nghiệp. Ở một khía cạnh khác, đầu tư vào con người được xem là cách đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng nhanh, bền vững của một doanh nghiệp, đảm bảo khả năng lành nghề của đội ngũ công nhân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm bớt tai nạn lao động.

Dầu khí là ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới. Bởi vì, nó chiếm tới 60% sản lượng năng lượng tiêu thụ của thế giới và 70% hàng hoá tiêu dùng có nguồn gốc từ dầu khí. Đối với Việt Nam, trong những năm qua, ngành dầu khí đóng vai trò rất quan trọng, hàng năm đóng góp gần 30% ngân sách quốc gia. Trong những năm tới, nó tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong an ninh năng lượng và nộp ngân sách cho đất nước và là động lực cho sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.

Ngành dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN là đại diện đang ở trong một giai đoạn phát triển rất nhanh và có sự thay đổi lớn về cơ chế quản lý, sản xuất kinh doanh khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, cùng với đó là sự thay đổi về môi trường hoạt động kinh doanh do Tập đoàn mở rộng sang các quốc gia khác. Các thay đổi này đang đặt ra một loạt các yêu cầu mới, cao hơn, khắt khe hơn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên môn... của PVN.


Từ trước đến nay, NL của PVN luôn được đào tạo cơ bản và có trình độ cao so với mặt bằng chung cả nước. Mặc dù vậy, chất lượng lao động, sự thiếu hụt các chuyên gia giỏi vẫn còn là một rào cản lớn trong hầu hết mọi hoạt động của PVN và có nhiều công đoạn quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành dầu khí, PVN vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài đảm nhận với chi phí rất cao. Vì vậy, mục tiêu chiến lược của PVN trong thời gian tới là xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý KHCN và công nhân kỹ thuật (CNKT) đủ mạnh, có nội lực vững vàng để tự đảm đương điều hành hầu hết các hoạt động dầu khí cả trong và ngoài nước nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, trình độ sánh ngang tầm khu vực và thế giới.

Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng chất lượng NL của ngành dầu khí cũng như tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng NL của ngành dầu khí nhằm đạt được mục tiêu: “Phát triển ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, hoàn chỉnh, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế” theo Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân lực và chất lượng nhân lực để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN .

Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:

- Tổng quan và đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài;

- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng NL trong doanh nghiệp ngành dầu khí;

- Phân tích và đánh giá chất lượng NL và việc nâng cao chất lượng NL của PVN;

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng NL PVN trong điều kiện CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài là chất lượng NL và việc nâng cao chất lượng NL của PVN như:

Phạm vi nghiên cứu: nhân lực đang làm việc cho PVN. Về thời gian từ năm 2008 đến nay và đề xuất giải pháp định hướng tới năm 2025.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các lý thuyết chung và các kết quả nghiên cứu về nhân lực, chất lượng nhân lực và nâng cao chất lượng nhân lực gắn với đặc thù của ngành dầu khí, doanh nghiệp dầu khí để hình thành khung lý thuyết; trên cơ sở đó, tiến hành thu thập dữ liệu các quan sát để kiểm chứng.

Để đánh giá đúng thực trạng chất lượng nhân lực của PVN, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực, tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội học theo mẫu phiếu hỏi tại Công ty mẹ và các đơn vị, công ty thành viên của PVN với số mẫu là 296 phiếu. Phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng SPSS và kết quả điều tra được sử dụng để kiểm chứng một số tiêu chí chất lượng nhân lực ở chương 2 và đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực của PVN ở chương 3.

5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Về lý luận:

- Xây dựng khung lý thuyết đánh giá chất lượng nhân lực với các nhóm chỉ tiêu cơ bản trí lực, tâm lực và thể lực.

Về thực tiễn:

- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng NL ở PVN sát thực và được kiểm chứng bằng kết quả điều tra xã hội học và phương pháp lượng hoá.

- Đề xuất có cơ sở khoa học và thực tiễn các giải pháp nâng cao chất lượng NL đáp ứng yêu cầu của PVN đến năm 2025.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận án gồm 4 chương, 13

tiết.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí