Bài Học Kinh Nghiệm Cho Công Đoàn Ngân Hàng Việt Nam


trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng khối ngành nghề nhằm phát huy sức mạnh tập thể của NLĐ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng được giao hàng năm.

Song song với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua truyền thống như: "Ca vận hành an toàn kinh tế", "Sửa chữa đảm bảo an toàn - chất lượng - tiến độ" trong các đơn vị sản xuất, phong trào "Trạm biến áp và đường dây kiểu mẫu" ở các công ty truyền tải, phong trào "thu ngân viên giỏi", “giao dịch viên giỏi” ở các Tổng công ty điện lực, Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức phong trào gắn chặt với chủ trương, mục tiêu của ngành như: Phong trào thi đua trong công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng, thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, cải tiến hợp lý hóa sản xuất,…rất được người lao động ủng hộ và tham gia và từ phong trào của quần chúng tiếp tục nâng cao năng lực vận động, chỉ đạo của cán bộ công đoàn.

* Công đoàn ngành Giao thông vận tải

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Công đoàn ngành Giao thông vận tải. Với đặc thù là ngành có số lượng công nhân, lao động lớn, trải dài khắp toàn quốc với rất nhiều lĩnh vực khác nhau, cho nên công tác công đoàn cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Với số lượng công nhân, lao động lớn, đòi hỏi cần phải có một lực lượng cán bộ công đoàn đủ về số lượng và chất lượng cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.

Công đoàn ngành Giao thông vận tải cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ công đoàn cơ sở về các công tác chuyên môn, nghiệp vụ công đoàn, tổ chức đại hội công đoàn cơ sở, hướng dẫn thi đua khen thưởng và tuyên truyền về an toàn giao thông.

Tiếp nối các phong trào thi đua, công đoàn ngành Giao thông vận tải phát động phong trào thi đua “Doanh nghiệp vận tải an toàn” và “Lái xe an toàn”. Thông qua các phong trào này đã giúp tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn giao thông, ý thức, trách nhiệm trong tham gia giao thông vận tải đối


với các giám đốc doanh nghiệp vận tải và trực tiếp là đội ngũ lái xe vận tải. Phong trào thi đua này đã góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông từ 5 - 10%. Thành công của phong trào này cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn ngành Giao thông vận tải thực sự có chất lượng.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Từ một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn một số công đoàn ngành nói trên, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

- Đầu tiên, phải làm tốt công tác cán bộ và phải quán triệt sâu sắc tinh thần này tới các cấp công đoàn. Từ đó nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mọi cá nhân, tập thể trong việc đề xuất những giải pháp thết thực, hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân, tổ chức công đoàn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam - 6

- Các cấp công đoàn phải hướng sự chú ý nhiều hơn về cơ sở, bám sát các phong trào cách mạng của quần chúng để từ đó phát hiện, lựa chọn được các công đoàn viên ưu tú để quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng thành cán bộ công đoàn.

- Đẩy mạnh và không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ và bản lĩnh cán bộ công đoàn. Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về tổ chức công đoàn, làm cơ sở khoa học cho đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong tình hình mới.

- Các cấp công đoàn cần quan tâm thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ công đoàn, chú trọng những điều kiện để đội ngũ cán bộ công đoàn được học tập, làm việc, giao lưu trao đổi kinh nghiệm...nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước.


Tiểu kết chương 1

Có thể nói, cán bộ công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức, triển khai có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Chính vì vậy, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của công đoàn về tổ chức bộ máy cán bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp nhằm thực hiện tốt vai trò của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

Trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của công đoàn các nước, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từng bước hoàn thiện công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, cho cán bộ công đoàn, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trên cơ sở nhu cầu của thực tiễn nhằm không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu về vận động quần chúng công nhân lao động và xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.

Để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ đào tạo ban đầu đến tuyển dụng, bố trí, sử dụng hợp lý và thực hiện một cách khoa học các khâu: quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn được phân tích, trình bày ở Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để xem xét, đối chiếu với thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn trong điều kiện hiện nay, cùng với dự báo tình hình thời gian tới để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn nói chung và Công đoàn Ngân hàng Việt Nam nói riêng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.


Chương 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

2.1.1. Tình hình cán bộ, công chức, lao động ngành Ngân hàng

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 06/5/1951 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Đây được xem như viên gạch đặt nền móng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước. Quá trình xây dựng và phát triển của ngành Ngân hàng cần có một tổ chức Công đoàn thống nhất xuyên suốt từ trung ương đến các địa phương. Ngành Ngân hàng được xem là huyết mạch của nền kinh tế đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập sâu rộng các quan hệ quốc tế.

Trong quá trình phát triển của ngành Ngân hàng, tổ chức công đoàn cũng được thành lập ở mỗi đơn vị và do Liên đoàn Lao động địa phương (tỉnh, thành phố hoặc quận, huyện) trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động, nhằm góp phần đưa ngành Ngân hàng phát triển bền vững. Trong hoạt động của mình, công đoàn ngành Ngân hàng đã thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về đổi mới tổ chức và hoạt động. Theo Quyết định số 480/QĐ-TLĐ ngày 01/4/1993 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Gắn với quá trình đổi mới hoạt động của ngành Ngân hàng, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã và đang từng bước phát triển phù hợp với giai đoạn phát triển của hệ thống ngân hàng. Trong giai đoạn đổi mới và phát triển của Ngành, tổ chức công đoàn của đoàn viên, lao động toàn Ngành có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức đối với đoàn


viên, lao động. Bên cạnh đó, còn thực hiện nhiệm vụ nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho công nhân viên chức lao động và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của lao động trong ngành Ngân hàng. Do đó, việc thành lập Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã từng bước đưa hoạt động công đoàn tập trung một mối, phát huy tối đa sức mạnh của đoàn viên, lao động ngân hàng trong phạm vi cả nước, phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Tổ chức Công đoàn ngành Ngân hàng là tổ chức đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, kể cả các tổ chức ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tín dụng trong tất cả các thành phần kinh tế. Sự ra đời, phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động công đoàn trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn.

Cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế, chu kỳ phát triển của từng ngành nghề của xã hội cũng phải có sự thay đổi tương ứng, phải nói rằng, trong thời gian qua, ngành ngân hàng có “sức hút” rất lớn trong xã hội; đã có sự “bùng nổ” việc đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng do nhu cầu xã hội quá lớn; đã có sự lựa chọn nghề nghiệp với số đông muốn làm ngân hàng; cộng hưởng với nhu cầu đó là số lượng các ngân hàng và các chi nhánh, điểm giao dịch ra đời khắp nơi, cầu về nguồn lực cho ngành Ngân hàng khá lớn...

Theo Báo cáo, thống kê định kỳ về đoàn viên và công đoàn cơ sở, tính đến tháng 6/2020, toàn ngành có 272.390 lao động, trong đó số lượng lao động nữ là 155.927 người, chiếm tỷ lệ 57,2%. Theo phân cấp quản lý, số công nhân, viên chức lao động do Công đoàn Ngân hàng Việt Nam quản lý là

164.415 người, số đoàn viên công đoàn là 162.734 người, trong đó số đoàn viên nữ là 92.033, chiếm tỷ lệ 56,5%. Số cán bộ làm công tác công đoàn là

11.479 người, số cán bộ công đoàn chủ chốt các cấp là 3.560 người.

38


Cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ngành Ngân hàng có trình độ đại học trở lên chiếm 80% và có vai trò hết sức to lớn đới với sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định nền kinh tế. Mặc dù, tình hình kinh tế - xã hội vẫn có nhiều khó khăn, thách thức tác động trực tiếp tới hoạt động Ngân hàng, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước, của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân, viên chức, lao động, ngành Ngân hàng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Qua các cuộc kiểm tra, khảo sát và báo cáo của các cấp công đoàn: Đa số các công đoàn cơ sở đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo và cải thiện làm việc cho người lao động theo quy định của pháp luật. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở cùng với người sử dụng lao động thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, thi nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Nhìn chung tình hình cán bộ công nhân, viên chức, lao động ngành Ngân hàng vẫn ổn định, đời sống, thu nhập của người lao động được đảm bảo; một số ngân hàng thương mại Nhà nước, thu nhập của cán bộ công nhân, viên chức, lao động ổn định; các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp,... được các đơn vị thực hiện đầy đủ. Đối với đoàn viên, lao động ở các đơn vị trong diện tái cơ cấu phải giải thể, sáp nhập đều được đảm bảo đầy đủ tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ trong Ngành luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời chia sẻ những khó khăn đối với đơn vị, với ngành Ngân hàng, cùng nhau đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

* Cơ cấu tổ chức

39


Việc ra đời Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức lao động toàn ngành Ngân hàng. Đây là một tổ chức chính trị, xã hội rộng lớn, tập hợp và thúc đẩy phát triển về mọi mặt của công nhân, viên chức lao động toàn ngành Ngân hàng, động viên người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng Ngân hàng ngày càng lớn mạnh.

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tính đến nay đã trải qua 6 kỳ Đại hội và từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình đối với sự phát triển của ngành Ngân hàng. Được sự chỉ đạo sát sao của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức và đổi mới phương pháp hoạt động để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Ngành, của đất nước.

Trước đây, tổ chức Công đoàn được thành lập tại các Ngân hàng là các công đoàn cơ sở hoặc công đoàn bộ phận trực thuộc tổ chức công đoàn cấp huyện, song chưa có một tổ chức công đoàn thống nhất theo hệ thống từ trung ương đến cơ sở; vì vậy, việc thành lập Công đoàn Ngân hàng Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu. Ngày 1/4/1993, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập theo quyết định số 480/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Khi mới thành lập, mô hình tổ chức của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam là một mô hình dọc – ngang (dưới Công đoàn Ngân hàng Việt Nam là Công đoàn Ngân hàng tỉnh, thành phố - Công đoàn cấp trên cơ sở; dưới Công đoàn Ngân hàng tỉnh, thành phố là Công đoàn cơ sở các chi nhánh Ngân hàng). Mô hình tổ chức này đã giúp cho việc sớm hình thành tổ chức Công đoàn Ngân hàng Việt Nam trên địa bàn cả nước, nhưng cũng đã bộc lộ những bất cập, đặc biệt là hạn chế về quan hệ phối hợp giữa các Công đoàn và lãnh đạo các Ngân hàng.

Để phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành Ngân hàng và nâng cao hơn nữa hiệu quả trên các mặt hoạt động, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã

40


chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới là mô hình ngang dọc, dưới Công đoàn Ngân hàng Việt Nam là các Công đoàn chuyên ngành, dưới các Công đoàn chuyên ngành là các Công đoàn cơ sở chi nhánh Ngân hàng.

Hiện nay, hệ thống tổ chức của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam như sau:


CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ

CÔNG ĐOÀN NGÂN HÀNG VIỆT NAM


CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRỰC THUỘC CÔNG ĐOÀN

NGÂN HÀNG VIỆT NAM

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

(Nguồn: Ban Tổ chức Công đoàn Ngân hàng Việt Nam)

Dưới Công đoàn Ngân hàng Việt Nam là các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (dưới Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là các Công đoàn Cơ sở, dưới Công đoàn cơ sở là Công đoàn cơ sở thành viên và Công đoàn bộ phận); các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Đại diện Công đoàn Ngân hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm các Công đoàn: Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng.

- Các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam bao gồm Công đoàn của: các Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Học

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí