Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Công Đoàn


vọng chính đáng của nhân dân về các vấn đề kinh tế - xã hội, qua đó để Đảng, Nhà nước và Chính phủ ra được các quyết sách đúng đắn nhất, phù hợp nhất với đường lối phát triển của đất nước, với nguyện vọng của của nhân dân. Cán bộ phải là người gần gũi nhân dân nhất, là người nắm bắt rõ nhất những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thờ phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước và Chính phủ những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Người đã căn dặn cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành, là trâu ngựa của nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, khái niệm về cán bộ được mở rộng hơn, bao gồm tất cả những người được bầu cử vào các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội...hoặc những người đảm nhận các công việc chuyên môn cụ thể như: cán bộ nghiên cứu, cán bộ khoa học...

Khoản 1, 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 nêu rõ: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [16, Điều 4].

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo định nghĩa này, khái niệm cán bộ được hiểu là những người giữ chức vụ trong một cơ quan, tổ chức của Nhà nước và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Từ một số vấn đề cơ bản nêu trên về khái niệm cán bộ, có thể hiểu về cán bộ như sau:

10


Cán bộ là những người trong biên chế Nhà nước, làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức khác được giao biên chế chỉ tiêu cán bộ... hưởng lương từ ngân sách Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Cán bộ là để chỉ những người nắm giữ các chức vụ nhất định trong một cơ quan hay một tổ chức nhằm phân biệt với những người không có chức vụ.

Từ đó chúng ta có thể thấy cán bộ là người có những đặc trưng cơ bản như sau:

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam - 3

Một là, cán bộ là người được lựa chọn thông qua bầu cử hoặc được bổ nhiệm dựa trên các tiêu chuẩn, điều kiện nhất định để đảm nhận cương vị nhất định trong cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ cụ thể.

Hai là, chức vụ, cương vị của người cán bộ gắn liền với việc lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của một cơ quan, tổ chức nhất định.

Ba là, cán bộ là người có uy tín, có vai trò nóng cốt, tác động ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, điều chỉnh các mối quan hệ có liên quan đên lãnh đạo, các cấp hữu quan, cấp dưới..., quản lý, điều hành, duy trì các hoạt động, thúc đẩy và định hướng sự phát triển của cơ quan, tổ chức.

Như vậy, cán bộ là từ dùng để chỉ những người có đầy đủ những đặc trưng trên và những đặc trưng này là cơ sở để phân biệt người cán bộ với những đối tượng khác.

Tựu chung lại, cán bộ là công dân Việt Nam, phê chuẩn thông qua bầu cử, bổ nhiệm, đề bạt, được giao giữ một vị trí, cương vị nhất định trong việc lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

1.1.2. Cán bộ công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

11


Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [16, Điều 1].

Người làm công tác công đoàn từ tổ phó công đoàn trở lên được gọi chung là cán bộ công đoàn. Cán bộ công đoàn là cán bộ của đoàn thể chính trị - xã hội, là một bộ phận cán bộ quần chúng của Đảng, ngoài những đặc trưng đã nêu ở trên về cán bộ, cán bộ công đoàn còn có những đặc trưng riêng, đó là:

- Cán bộ công đoàn là thành viên của tổ chức công đoàn, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, Pháp luật, luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt nam.

- Cán bộ công đoàn là người được lựa chọn thông qua bầu cử, tuyển chọn hoặc được bổ nhiệm, được giao thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn trong tổ chức công đoàn nhằm thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

- Cán bộ công đoàn là cán bộ quần chúng, là người trực tiếp làm công tác dân vận, vận động quần chúng, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn

- Cán bộ công đoàn phần lớn trưởng thành từ các phong trào quần chúng và được quần chúng tín nhiệm bầu vào các vị trí trong tổ chức công đoàn. Do vậy, cán bộ công đoàn thường là những người có kiến thức về quản lý kinh tế - xã hội, hiểu biết pháp luật, nhiệt tình với công tác công đoàn, có khả năng quy tụ, có kỹ năng tuyên truyền, có kinh nghiệm vận động, tổ chức các hoạt động quần chúng và có uy tín đối với công nhân, viên chức và lao động.

12


Theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) thì: “Cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn; được cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định, công nhận, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn” [17, tr.14].

Trong Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định rõ Cán bộ công đoàn bao gồm tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp; ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, ủy viên các ban quần chúng công đoàn các cấp thông qua kết quả bầu cử, hoặc cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định. Cán bộ, công chức làm công tác nghiệp vụ công đoàn trong bộ máy tổ chức của công đoàn các cấp.

Căn cứ theo khái niệm và vị trí công tác của cán bộ công đoàn, có thể phân loại cán bộ công đoàn như sau:

- Cán bộ công đoàn chuyên trách: Cán bộ công đoàn chuyên trách là người đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn, được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền của công đoàn bổ nhiệm, chỉ định; hưởng lương từ ngân sách công đoàn (hoặc từ nguồn khác) do công đoàn trực tiếp quản lý và thực hiện chính sách đối với cán bộ theo quy định và phân cấp của Đảng và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hiện nay, cán bộ công đoàn chuyên trách chủ yếu bố trí ở các cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, các liên đoàn lao động tỉnh thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, cơ quan Tổng Liên đoàn và một số công đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên lớn, nhiều đơn vị trực thuộc.

- Cán bộ công đoàn không chuyên trách: cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên và được cấp có thẩm quyền của


công đoàn công nhận hoặc chỉ định; không hưởng lương từ ngân sách công đoàn, chịu sự phối hợp quản lý giữa công đoàn và doanh nghiệp, đơn vị theo nguyên tắc; doanh nghiệp, đơn vị trả lương, nâng ngạch, bậc lương và các chế độ, chính sách quản lý theo quy định chung của doanh nghiệp, đơn vị; công đoàn cấp trên chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ và nội dung hoạt động công đoàn, giám sát việc thực hiện chính sách đối với cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật và thực hện chế độ phụ cấp theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Bên cạnh đó, cán bộ công đoàn có thể chia ra làm hai loại:

- Cán bộ công đoàn thông qua bầu cử (hoặc chỉ định): Là các ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra, tổ trưởng, tổ phó công đoàn...do đại hội công đoàn các cấp bầu ra. Cán bộ công đoàn thông qua bầu cử có thể là chuyên trách công đoàn hoặc không chuyên trách công đoàn.

- Cán bộ công đoàn làm chuyên môn, nghiệp vụ: Là những cán bộ được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phân công làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan công đoàn các cấp, trong các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức công đoàn các cấp.

1.1.3. Đội ngũ cán bộ công đoàn

Đội ngũ là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức như đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, đội ngũ cán bộ quản lý...Theo từ điển Tiếng Việt thì đội ngũ được hiểu là một tập hợp số lượng người nhất định có cùng chức năng, nhiệm vụ, nghề nghiệp...

Đội ngũ cán bộ công đoàn là tập hợp những cán bộ công đoàn được quy định trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam gồm những người được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên và là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn. Về mặt cơ cấu và số lượng đội ngũ cán bộ công đoàn thể hiện ở mức độ tương quan giữa tỷ lệ các cấp trình độ; tỷ lệ cán bộ công đoàn


và số công đoàn cơ sở, số lượng đoàn viên công đoàn, số lượng công nhân, viên chức, lao động; tỷ lệ về giới, độ tuổi; cơ cấu cán bộ công đoàn cơ sở...

1.1.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn

Để hiểu về chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, trước tiên chúng ta tìm hiểu về khái niệm chất lượng.

Có nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau về chất lượng. Chất lượng là khái niệm trừu tượng, phức tạp và là khái niệm đa chiều, tựu chung lại là khái niệm phản ánh bản chất của sự vật và dùng để so sánh sự vật này với sự vật khác và nó là đặc tính phức hợp của nhiều đặc tính đơn lẻ khác nhau quyết định mức độ đáp ứng của mục tiêu và mục tiêu dó phải phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia.

Từ những khái niệm đã có, có thể hiểu rằng chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn là chất lượng của từng cán bộ công đoàn và đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đáp ứng được yêu cầu hoạt động theo chức năng của tổ chức công đoàn.

Chất lượng cán bộ công đoàn là trạng thái nhất định của cán bộ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của cán bộ. Chất lượng cán bộ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu Thể lực - Tâm lực - Trí lực.

* Thể lực

Thể lực là sức mạnh về thể chất của con người, tiềm ẩn trong cơ thể con người dưới dạng sức bền, khả năng duy trì vận động của con người.

Người cán bộ có thể lực tốt là người có sức khỏe, có khả làm việc trong một thời gian dài. Yếu tố thể lực được xem là yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng cán bộ. Có thể lực tốt, người cán bộ có khả năng làm được nhiều việc hơn, tham gia quản lý, xây dựng cơ quan, tổ chức ngày càng phát triển hơn. Người cán bộ có thể lực tốt sẽ giúp hỗ trợ phát triển các kỹ năng khác

15


của bản thân tốt hơn, qua đó giúp nâng cao năng lực bản thân nhiều hơn, góp phần vào sự phát triển của cơ quan, tổ chức và kinh tế - xã hội.

- Sức khỏe là một trong các yếu tố tạo nên năng lực của người cán bộ, biểu thị khả năng về mặt thể chất mỗi người, thể hiện thông qua cơ thể khỏe mạnh, chịu đc áp lực công việc, khả năng sáng tạo, yếu tố tâm lý...

- Sức khỏe của cán bộ có tốt mới có khả năng đương đầu, xử lý với các nhiệm vụ, tình huống xảy ra trong công việc một cách bình tĩnh, khôn khéo.

- Vấn đề sức khỏe đặc biệt quan trọng đối với những cán bộ công đoàn không chuyên trách do họ vừa phải đảm nhận công việc chuyên môn, vừa phải thực hiện nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Dù người cán bộ có giỏi giang đến mấy, có nhiều kiến thức hay kinh nghiệm bao nhiêu nhưng nếu sức khỏe không đủ họ cũng không thể cống hiến hết mình cho hoạt động của tổ chức công đoàn.

* Tâm lực

Tâm lực là sức mạnh về ý chí của con người, tiềm ẩn trong tư duy, suy nghĩ.

Người cán bộ có tâm lực tốt là người có ý chí mạnh mẽ, kiên định, tỉnh táo, sáng suốt trong mọi việc. Ý chí mạnh mẽ, kiên định của người cán bộ thể hiện ở chỗ trước mọi cám dỗ, người cán bộ vẫn luôn giữ vững tinh thần, không làm những điều trái với Hiến pháp, Pháp luật và đạo đức của người cán bộ; luôn kiên định theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của tổ chức nơi mình công tác. Trong công việc, người cán bộ có tâm lực tốt là người luôn sáng suốt, lựa chọn những quyết sách đúng đắn, phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Tâm lực của người cán bộ còn thể hiện ở tâm huyết của họ đối với công việc, luôn hết mình vì công việc không quản ngại khó khăn, gian khổ; là ý thức trách nhiệm cao của cá nhân đối với xã hội, với mong muốn làm giàu cho bản thân và cho xã hội.

- Cán bộ công đoàn phải hiểu biết sâu sắc về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm bắt được tâm


tư, nguyện vọng, điều kiện làm việc, đời sống của đoàn viên, người lao động, có khả năng đưa ra những ý kiến, phương án có ý nghĩ về mọi mặt, phù hợp với tình hình và sự phát triển của xã hội.

- Kiên định với mục tiêu chính trị của Đảng, nắm vững đường lối của Đảng trong việc vận dụng thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

- Có tinh thần đấu tranh bảo vệ uy tín, danh dự của Đảng và Nhà nước. Có tri thức về tình hình thế giới, những diễn biến phức tạp, những những khó khăn trong nước; đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng.

- Có ý thức chấp hành tốt kỷ luật lao động, gương mẫu chấp hành các quy định của Nhà nước, của tập thể...tuyên truyền, giáo dục cán bộ xung quanh cùng chấp hành. Không lợi dụng kẽ hở, sơ hở của pháp luật để mưu lợi cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.

- Đối với phong trào công nhân và hoạt động công đoàn cần phải nhiệt tình, say mê, tâm huyết. Cán bộ công đoàn phải có mối lên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, hòa mình vào cuộc sống của công nhân, viên chức, lao động.

- Có phẩm chất đạo đức cách mạng, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động.

- Có đạo đức và tác phong của cán bộ công đoàn, thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đức - tài, giữa tư tưởng - phương pháp - phong cách, giữa lời nói - việc làm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức dù giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [11, tr.252-253]. Tài và đức có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau, trong mối quan hệ đó, đạo đức là cái gốc của người cán bộ cách mạng, là nhân tố quyết định xu hướng phát triển và khả năng lôi cuốn quần chúng tham gia hoạt động của người cán bộ công đoàn.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí