Những Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ

Chất lượng của đội ngũ cán bộ được đánh giá dưới góc độ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như hiệu quả công tác của họ.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng cán bộ. Đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, muốn xác định chất lượng cao hay thấp ngoài việc đánh giá phẩm chất đạo đức phải có hàng loạt chỉ tiêu đánh giá trình độ năng lực và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương. Chẳng hạn, các lớp đào tạo huấn luyện đã qua; bằng cấp (kể cả ngoại ngữ, tin học) về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý nhà nước, pháp luật v.v...; độ tuổi; thâm niên công tác v.v...

Chất lượng của đội ngũ cán bộ còn được đánh giá dưới góc độ khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh của người cán bộ, công chức đối với công vụ được giao.

Công vụ là một hoạt động gắn liền với công chức, là một loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; thi hành pháp luật - đưa pháp luật vào đời sống; quản lý và sử dụng có hiệu quả công sản và ngân sách Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Từ những góc độ khác nhau nêu trên, có thể đưa ra khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã như sau: Chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao của họ.

Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cần phải xác định rõ những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, cũng như hiểu rõ những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

1.2.2. Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ


Chất lượng của đội ngũ cán bộ được xác định trên cơ sở tiêu chí về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã nói riêng, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Về phẩm chất đạo đức: Người cán bộ muốn xác lập được uy tín của mình trước nhân dân, trước hết đó phải là người cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ, công chức và hình thành ở họ các phẩm chất đạo đức tương ứng với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ là việc làm cần thiết và cấp bách, nhất là trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có sự chuyển biến nhanh chóng và xã hội xuất hiện nhiều vấn đề hết sức phức tạp, trong đó phải kể đến trình độ dân trí ngày một nâng cao, và sự đòi hỏi của xã hội đối với đội ngũ cán bộ cũng ngày một cao hơn. Thêm vào đó công tác quản lý xã hội cũng đòi hỏi người cán bộ phải tạo lập cho mình một uy tín nhất định đối với nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Việc nâng cao phẩm chất, đạo đức ở người cán bộ, công chức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nhất là sau khi cách mạng thành công, ngoài việc lãnh đạo, quản lý đất nước, trước những khó khăn phải chống thù trong, giặc ngoài, Bác vẫn chăm lo việc giáo dục đạo đức cho người cán bộ, công chức trong các cơ quan chính quyền nhà nước non trẻ. Người đã xác định: "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy" và Người nhấn mạnh: "Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được" [39, tr. 54]. Người cán bộ tốt ở đây phải là người có đủ cả năng lực trình độ lẫn đạo đức cách mạng. Bác yêu cầu: "Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng" [39, tr. 223]. Và muốn có đạo đức cách mạng, mỗi người cán bộ - theo Bác, phải có được các phẩm chất trí, tín, nhân, dũng, liêm. Khi điều kiện và tình hình cách mạng thay đổi, trong khi nói chuyện với anh, chị em công chức ở Thủ đô, Bác đã nhắc nhở: "Chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính". Theo Bác:

Trước hết là cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ là công

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay - 3

tác gì.


Kiệm tức là không lãng phí thì giờ, của cải của mình và của nhân dân.


Liêm tức là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và

của nhân dân.


Chính tức là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh [41, tr. 392].

Bác nói: "Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chímh thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân" [39, tr. 104]. Ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình" [39, tr. 105].

Về trình độ năng lực: Năng lực là một khái niệm rộng, tùy thuộc vào môi trường và trách nhiệm, vị thế của mỗi người, mỗi cán bộ trong những điều kiện cụ thể.

Năng lực là những phẩm chất tâm lý mà nhờ chúng con người tiếp thu tương đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và tiến hành một hoạt động nào đấy một cách có kết quả.

Năng lực là tổng hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định bảo đảm cho hoạt động đó đạt được kết quả. Năng lực hình thành một phần dựa trên cơ sở tư chất tự nhiên của cá nhân, và một phần lớn dựa trên quá trình đào tạo, giáo dục và hoạt động thực tiễn, cũng như tự rèn luyện của cá nhân.

Năng lực ở con người có nhiều cấp độ khác nhau, ở cấp độ cao thì đó là tài năng

- thiên tài. Cần phân biệt sự kém hiểu biết với sự thiếu năng lực. Trong những điều kiện bên ngoài như nhau, ở những con người khác nhau có thể tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo với nhịp độ khác nhau. Có người tiếp thu nhanh chóng; có người phải tốn nhiều thì giờ và sức lực; ở người này có thể ở mức điêu luyện, ở người khác chỉ ở mức trung bình. Khi xem xét bản chất của năng lực, cần chú ý ba dấu hiệu cơ bản:

Một là, năng lực là sự khác biệt nhau về phẩm chất tâm lý cá nhân làm cho người này khác người kia.

Hai là, năng lực là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất cứ những sự khác biệt chung chung nào.

Ba là, năng lực không phải được đo bằng những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo đã được hình thành ở một người nào đó. Năng lực chỉ làm cho việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trở nên dễ dàng hơn.

Có thể hiểu, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Năng lực là những phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo cho con người có khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao. Mỗi con người có khả năng trong một hoạt động nhất định nào đấy có ích cho xã hội. Nghiên cứu năng lực con người là nghiên cứu sức lực dự trữ của con người trong lao động hay là tiềm năng của con người đối với lao động.

Năng lực thể hiện ở chỗ, con người làm việc tốn ít sức lực, ít thời gian, của cải, mà kết quả lại tốt. Việc phát hiện ra năng lực của con người thường căn cứ vào những dấu hiệu sau: Sự hứng thú đối với công việc nào đó; sự dễ dàng tiếp thu kỹ năng nghề nghiệp; hiệu suất lao động trong lĩnh vực đó.

Năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên môn, giữa chúng có mối quan hệ ảnh hưởng, tương hỗ lẫn nhau. Năng lực chung cho phép con người có thể thực hiện có kết quả những hoạt động khác nhau như hoạt động học tập, lao động... Năng lực chuyên môn cho phép người ta làm tốt một loại công việc nào đó như âm nhạc, hội họa, văn học, toán học...

Năng lực con người thường gắn liền với sở thích của người ấy. Con người có sở thích, hứng thú về một hoạt động nào đấy thường nói lên năng lực của người đó về mặt hoạt động đó. Năng lực không chỉ thể hiện trong những hoạt động lao động trí óc thuần túy mà thể hiện cả trong hoạt động thể lực. Năng lực phát triển trong quá trình hoạt động. Người lười biếng, trốn tránh hoạt động lao động trí óc cũng như lao động chân tay thì năng lực không thể phát triển được.

Đối với cán bộ chính quyền cấp xã, năng lực thường bao gồm những tố chất cơ bản về đạo đức cách mạng, về tinh thần phục vụ nhân dân, về trình độ kiến thức pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội... Sự am hiểu và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật xử lý thông tin... để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước một cách khôn khéo, minh bạch, dứt khoát, hợp lòng dân và không trái pháp luật. Người cán bộ quản lý phải được đào tạo sâu về nghề mình phụ trách, phải am hiểu công việc chuyên môn do mình phụ trách, phải có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Đồng thời, người cán bộ phải có sự ham mê, yêu nghề, chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Người cán bộ phải có khả năng thu thập thông tin, chọn lọc thông tin, khả năng quyết định đúng đắn, kịp thời. Vì vậy, việc nâng cao nhận

thức, trình độ hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện cho cán bộ chính quyền cấp xã là vấn đề quan trọng và bức xúc trong mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao: Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của nước ta hiện nay đông nhưng không mạnh. Do những hạn chế về trình độ văn hóa, trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế... đã dẫn tới hạn chế trong năng lực quản lý điều hành công việc, lúng túng trong việc lập kế hoạch, trong việc xử lý tình huống khi kế hoạch đưa ra không phù hợp thực tiễn. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã vừa phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước, vừa thuận theo ý Đảng, lòng dân, trẻ hóa đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là nhu cầu, là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, làm cho đội ngũ cán bộ tràn đầy sức sống. Đội ngũ cán bộ không được trẻ hóa thì thiếu sức sống, bảo thủ. Nơi nào mà các cán bộ cấp trên biết lựa chọn và dìu dắt, có nhiều cán bộ mới ở đó công việc tiến triển tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: "... cán bộ mới, vì công tác chưa lâu, kinh nghiệm còn ít, có nhiều khuyết điểm. Nhưng họ lại có những ưu điểm hơn cán bộ cũ; họ nhanh nhẹn hơn, thường giầu sáng kiến hơn" [39, tr. 237]. Đội ngũ cán bộ không được tri thức hóa và chuyên môn hóa thì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ có tư cách, tác phong tốt, phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, dám nói thật, dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh chống những tiêu cực, quan liêu, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ. Có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp và quần chúng nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng"; Người yêu cầu: "... Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu, phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc của chúng ta" [38, tr. 32].

Con người ta không phải là thánh hiền, ai có thể nói mình không có sai lầm, nhưng cần tránh định kiến sẵn. Dùng một cán bộ lão thành, cũng có thể có những ý kiến nhưng nhìn chung về cơ bản vẫn tương đối dễ dàng thông qua; nhưng đề bạt một cán bộ trung niên hay thanh niên thì thường hay có những cái nhìn khắt khe hơn, việc thông qua khó khăn hơn và nhất là thường cho rằng cán bộ trẻ chưa có đóng góp nhiều cho đất nước.

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đến vấn đề cán bộ cũ và cán bộ mới. Đảng càng phát triển thì cần đến cán bộ mới càng nhiều. Theo quy luật tự nhiên, khi cán bộ cũ già đi, "nếu không có cán bộ mới thế vào, thì ai gánh vác công việc của Đảng" [39, tr. 237].

Tài năng của một con người không phải là bất biến suốt đời, mà là một quá trình vận động như mũi tên bay. Khoa học nghiên cứu và thấy rằng đường cong tuổi tác của những người làm công tác quản lý nói chung thì ở độ tuổi 50 là tuổi đỉnh cao. Khi nói về phẩm chất, năng lực của người cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì vô dụng. Nhưng chữ "đức" ở đây phải được hiểu cho đúng. Không thể coi những người gọi dạ, bảo vâng, đúng cũng gật, sai cũng gật không có chính kiến gì... là những người có chữ "đức". Trong khi đó lại coi những người có chính kiến rõ ràng, dám đấu tranh phê bình, dám chống lại những sai trái như quan liêu, tham nhũng lại bị coi là kiêu căng tự mãn, là thiếu "đức". Nói về tiêu chuẩn cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc. Người chỉ rõ yêu cầu đối với cán bộ là: "Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn; chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng... Đức phải có trước tài" [39, tr. 26]. Để nhấn mạnh tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ cách mạng, Bác viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức; không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [39, tr. 252-253].

Yêu cầu đặt ra hiện nay là xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân. Họ phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tận tụy phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, xây dựng được lòng tin trong nhân dân, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực không cơ hội, không tham nhũng quan liêu và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức

khỏe để làm việc, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mà tổ chức và nhân dân giao phó. Đặc biệt là đối với các cán bộ giữ cương vị chủ chốt trong chính quyền cấp xã.

Cán bộ muốn làm được việc, thì phải được dân tin, dân phục, dân yêu và Người cũng chỉ rõ: "Muốn được dân tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành bốn điều đó, mà muốn được lòng dân, thì cũng như bắc giây leo trời" [39, tr. 208].

Trong tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết, Khi xác định nhiệm vụ xây dựng chính quyền hùng mạnh của giai cấp vô sản, Lênin đã chỉ rõ: "Trong lịch sử, không có một phong trào nhân dân sâu sắc và mạnh mẽ nào diễn ra mà lại không có một thứ bọt bẩn - những phần tử phiêu lưu và bịp bợm, những bọn khoe khoang và những kẻ hay lớn tiếng ba hoa - chui luồn vào hàng ngũ những nhà cách tân thiếu kinh nghiệm..." [31, tr. 236]. Lênin cũng xác định: "Ngày nay, nhiệm vụ quản lý đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và trọng tâm" [31, tr. 209] và mục đích là "làm thế nào cho thực sự toàn thể nhân dân đều học tập được công tác quản lý và bắt đầu đảm nhận công tác quản lý" [31, tr. 250].

Để đào tạo được đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã vừa hồng vừa chuyên, phải xây dựng được những tiêu chuẩn khi lựa chọn cán bộ (kể cả cán bộ thông qua bầu cử và cán bộ thông qua xét tuyển) để sắp xếp, định biên cán bộ cấp xã theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP. Cán bộ cấp xã phải được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tự học, tự đào tạo, đưa đi đào tạo tập trung, tại chức... cán bộ phải gần gũi với nhân dân, phải am hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn cán bộ chính quyền cấp xã:

Một là: Cán bộ chính quyền cấp xã cần phải có trình độ học vấn, phải có kiến thức quản lý nhà nước, phải qua đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

Hai là: Cán bộ chính quyền cấp xã phải trong sạch, không tham nhũng, không ăn hối lộ, chiếm đoạt của công. Đây là yếu tố phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Cán bộ muốn xây dựng uy tín của mình thì đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian, có khi là cả một quá trình công tác lâu dài mới tạo lập được uy tín. Nhưng tự làm mất uy tín thì không cần nhiều thời gian, và khi đã làm mất uy tín rồi thì cơ hội xây dựng lại uy tín rất khó.

Ba là: Cán bộ chính quyền cấp xã trong quá trình hoạt động phải tôn trọng nhân dân, thông cảm với nhân dân, phải biết dựa vào nhân dân, phục vụ nhân dân, gần gũi với nhân dân. Mọi hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống của nhân dân địa phương.



cấp xã

1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền


Một là: Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã


Trong bản giải trình của Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến Trung ương về Đề án đổi

mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở đã chỉ rõ nguyên nhân của những yếu kém, bất cập của hệ thống chính trị ở cơ sở là do: "...chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở, quan liêu, để một thời gian quá dài không có chính sách đồng bộ đối với cán bộ, thiếu chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho cơ sở, không kịp thời bàn và đưa ra những chính sách để củng cố và tăng cường cơ sở" [20, tr. 153].

Phần đông cán bộ cấp xã có trình độ học vấn thấp. Một số cán bộ là người dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn ở tình trạng mù chữ. Một số không nhỏ cán bộ chính quyền cấp xã không được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, về pháp luật, về hành chính và kỹ năng quản lý hành chính - những kiến thức và kỹ năng phục vụ cho nghiệp vụ chính mà họ đang đảm nhận. Đối với số cán bộ chủ chốt cấp xã, sau mỗi lần bầu cử tuy có được bồi dưỡng, đào tạo nhưng các kiến thức họ thu nhận được không đầy đủ, hệ thống, vì chủ yếu là chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, và cũng chưa được quan tâm đúng mức. Trong một vài năm trở lại đây, trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ cấp xã đã được nâng lên, nhưng những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực nhà nước và quản lý nhà nước, quản lý kinh tế thì rất yếu và thiếu. Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã lại thường biến động qua mỗi cuộc bầu cử. Đây cũng chính là lý do tạo cho người cán bộ chính quyền cấp xã không an tâm trong công tác, không có ý chí học tập nâng cao trình độ. Điều này có hạn chế rất lớn đến chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã chưa đáp ứng được với yêu cầu của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí