Tổng Quan Về Ngân Hàng Nn & Ptnt Chi Nhánh Trường An – Tp Huế

một môi trường kinh doanh đầy năng động nhưng cũng khốc liệt, sự cạnh tranh giũa các ngân hàng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, số lượng các ngân hàng trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn, đa dạng về hình thức và dịch vụ cung cấp. Do vậy hoạt động của Ngân hàng đang đứng trước nhiều khó khăn.

Giai đoạn 2008 đến nay: giai đoạn này nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như tình hình kinh tế Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt nguồn từ Châu Âu làm sụp đổ hệ thống Ngân hàng lớn mạnh tại những cường quốc EU và Mỹ... Trong thời kì này, sản xuất cầm chừng, doanh nghiệp phá sản, lạm phát tăng cao, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, niềm tin vào tín dụng sụt giảm, ngân sách cạn kiệt, lãi suất thây đổi liên tục...tác động đến hoạt động kinh doanh của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng. Ngân hàng NN & PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không tránh khỏi những khó khăn trong giai đoạn này, khả năng huy động vốn bị hạn chế vì người dân chuyển qua dự trữ vàng thay cho việc giữ tiền vì lạm phát tăng cao, tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn cao vì nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả do sản xuất thu hẹp hoặc phá sản... Do đó, hoạt động Ngân hàng trong những năm này thực sự khó khăn và nhiều thử thách.

2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Trường An – TP Huế

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng NN & PTNT chi nhánh

Trường An – TP Huế

Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Trường An – TP Huế, ban đầu là một phòng giao dịch trực thuộc của ngân hàng NN & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập theo quyết định số 115/QĐ –TCCB ngày 09/2000 của Giám đốc ngân hàng NN & PTNT Thừa Thiên Huế, có trụ sở tại 154 Phan Bội Châu Thành phố Huế. Sau 8 năm hoạt động cho đến tháng 7/2008 Chi nhánh chuyển địa điểm về 88 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế và là địa điểm giao dịch chính thức của Chi nhánh. Đây là ngân hàng loại 3 trực thuộc Ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế.

Là một NHTM hoạt động chủ yếu cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, hàng năm vốn vay của chi nhánh ngân hàng NN & PTNT tỉnh TT-Huế đáp ứng nhu cầu về sản

xuất thâm canh tăng năng suất đạt hiệu quả đáng kể. Đặc biệt vốn của ngân hàng đã đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, nuôi trồng hải sản, đáp ứng các thành tựu khoa học nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã từng làm thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh nhà, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nâng cao. Ngoài hộ nông dân ngân hàng còn đầu tư cho vay các thành phần kinh tế khác đem lại hiệu quả kinh tế cao như cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay đối tượng cho vay tiêu dùng trong bài nghiên cứu này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Từ ngày thành lập đến nay, vượt qua những khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất văn phòng, điều kiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Trường An – TP Huế không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với các nghiệp vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ phát triển kinh tế tỉnh nhà, cùng các doanh nghiệp bạn góp phần xây dựng cơ sở, nền móng cho sự phát triển kinh tế xã hội sau này của Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, với đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn ngày càng cao, đổi mới phong cách phục vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, Chi nhánh Trường An đã mở rộng được quy mô khách hàng, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc, tổ chức mạng lưới rộng khắp đảm bảo phục vụ đa dạng các hoạt động kinh doanh với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phong phú như huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, VISA, dịch vụ bảo hiểm A-bic… Hiện nay Chi nhánh Trường An đã trở thành Chi nhánh hoạt động mạnh, đáp ứng nhu cầu vốn cho một bộ phận lớn khách hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần to lớn trong công cuộc phát triển thành phố, nâng cao mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.1.2.2 Chức năng, lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh ngân hàng NN & PTNT

Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Trường An – Thành phố Huế - 6

Trường An – TP Huế

a. Chức năng

Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Trường An – TP Huế thực hiện kinh

doanh đa năng:

+ Nhận các loại tiền gửi như: tiết kiệm, kỳ phiếu VND, USD và các loại ngoại tệ khác của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi được bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và các ngoại tệ khác đối với các ngành, các thành phần kinh tế. Cán bộ tín dụng có kinh nghiệm hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng hoàn thành thủ tục nhanh chóng nhất. Thực hiện bảo lãnh Ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bão lãnh thanh toán, bảo lãnh ứng trước...

+ Chiết khấu các loại chứng từ có giá với mức chi phí thấp.

+ Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT, TELEX với các Ngân hàng lớn trên thế giới bảo đảm nhanh chóng với chi phí thấp, an toàn.

+ Cung cấp dịch vụ kiểm tra tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng.

+ Dịch vụ rút tiền tự động ATM, thẻ Visa.

+ Dịch vụ tư vấn thông qua điện thoại, giao dịch từ xa qua mạng.

+ Dịch vụ ngân quỹ: cho thuê ngăn tủ két, chuyển hộ giấy tờ có giá.

+ Dịch vụ chứng khoán.

b. Lĩnh vực hoạt động Huy động vốn:

+ Khai thác và nhận tiền gửi qua các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ.

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, Chính quyền

địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài.

+ Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam cho phép bằng văn bản.

Cho vay:

Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Kinh doanh ngoại hối:

Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối

Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.

+ Thực hiện các dịch vụ: thu – chi hộ và thu – phát tiền mặt cho khách hàng.

Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác như:

+ Thu, phát tiền mặt

+ Máy rút tiền tự động dịch vụ thẻ

+ Tư vấn pháp luật tín dụng, kế toán tài chính

+ Chi trả kiều hối, thu chi tiền mặt ( tại địa điểm theo yêu cầu của khách hàng)

+ Nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.

+ Nhận ủy thác cho vay của tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước.

2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An-TP Huế

Mô hình bộ máy quản lý của ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Trường An - TP Huế được tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng (Sơ đồ 2.3)

Căn cứ vào mô hình tổ chức ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và tình hình kinh doanh của ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Trường An - TP Huế, bộ máy được tổ chức đơn giản gọn nhẹ, có cơ cấu như sau:

+ Giám Đốc (GĐ): là người đứng đầu chi nhánh, có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng trong toàn hệ thống của chi nhánh. Là người chỉ đạo trực tiếp có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của Ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Ngân hàng NN & PTNT Việt

Nam giao, đồng thời trực tiếp điều hành các phòng: phòng kinh doanh ( hay còn gọi là phòng tín dụng), phòng kế toán – ngân quỹ và phòng hành chính.

+ Phó Giám Đốc (PGĐ): một Phó Giám Đốc phụ trách hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng: trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh, một Phó Giám Đốc phụ trách về hoạt động kế toán ngân quỹ, hành chính, tài chính của chi nhánh: trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán ngân quỹ và phòng hành chính.

Các phòng, tổ chuyên môn nghiệp vụ bao gồm:

+ Phòng kinh doanh ( Phòng tín dụng): Có các cán bộ chuyên sâu nghề nghiệp thực hiện các nghiệm vụ sau:

Trực tiếp đầu tư vốn kinh doanh đối với các loại hình kinh tế trên địa bàn thành phố.

Làm tham mưu chính về chiến lược kinh doanh.

Lập kế hoạch điều hòa vốn kịp thời và chính xác.

Thống kê, phân tích thông tin, đề xuất chiến lược kinh doanh, chiến lược

nguồn vốn huy động.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc giao từng lần hoặc đột xuất.

+ Phòng kế toán - ngân quỹ, hành chính:

Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh nói chung.

Chuyển tiền điện tử, thẩm định xét duyệt cho khách hàng mới mở tài khoản giao dịch.

Thực hiện nhiệm vụ thu và phát ngân, quản lý an toàn kho quỹ và vận chuyển tiền mặt trên đường đi, thực hiện tồn quỹ định mức ở ngân hàng.

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, làm công tác tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến các cán bộ nhân viên và tài sản của Chi nhánh.

Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh và là đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần của cán bộ, nhân viên.




GIÁM ĐỐC



PHÒNG

KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ HÀNH CHÍNH


PHÒNG KINH DOANH


PGĐ

KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ HÀNH CHÍNH


PGĐ

KINH DOANH

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của NH NN&PTNT Chi nhánh Trường An – TP Huế

(Nguồn: Ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Trường An – TP Huế)

2.1.2.4 Đặc điểm về nguồn vốn của Ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Trường An - TP Huế giai đoạn 2010-2012

Vốn là yếu tố tiên quyết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, nó bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn của ngân hàng bao gồm vốn tự có và vốn đi vay, do đặc trưng của ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, “đi vay để cho vay” thì nguồn vốn vay đóng vai trò rất quan trọng trong tổng nguồn vốn.

Tình hình tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh được phản ánh qua Bảng 2.1

Thông qua đó, ta có một số đánh giá về Tài sản và Nguồn vốn như sau:

Nhìn vào bảng ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của NH NN & PTNT Chi nhánh Trường An – TP Huế tăng đều qua 3 năm. So với năm 2010 thì năm 2011 tổng tài sản của CN tăng 27.188 triệu đồng, tương ứng là 35,37%. Năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 54.689 triệu đồng, tương ứng 52,56%. Điều này cho thấy CN đang ngày càng tăng trưởng và phát triển.

Trong phần tổng tài sản thì chỉ tiêu quan trọng nhất luôn là “Cho vay khách hàng” và chỉ tiêu này vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2011 tăng 23.856 triệu đồng so với năm 2010 (32,68 %), năm 2012 tăng 57.169 triệu đồng so với năm 2011 (59.03%). Mức độ tăng trưởng ở năm 2012 lớn nhất, có thể là do lúc này nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi, các gói cứu trợ của Chính phủ, sự kỳ vọng và niềm tin của người tiêu dùng vào sự hồi phục của nền kinh tế nên người dân tiêu dùng nhiều hơn, doanh nghiệp sản xuất trở lại cũng như mở rộng sản xuất, do đó nhu cầu vốn trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Các chỉ tiêu khác nhìn chung vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến chỉ tiêu “Tiền mặt”. So với năm 2010 thì năm 2011 tăng 1.453 triệu đồng, tương ứng 153,59%, năm 2012 có giảm 1.029 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm -42,89 %. Với việc tiền mặt có quá nhiều tại két là một điều không tốt, cần cho tiền được lưu thông nhằm tạo ra thu nhập cho Ngân hàng cũng như để tiền được thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nó. Trong năm 2012, tiền mặt giảm đi là một dấu hiệu đáng tốt, tuy vậy cần phải đảm bảo đủ mức dự trữ theo quy định nhằm hạn chế mức thấp nhất các rủi ro có thể.

Chỉ tiêu “Tài sản có khác” có sự tăng lên ở năm 2011 nhưng lại giảm xuống trong năm 2012. Năm 2011 tăng 935.974 ngàn đồng so với năm 2010 (60,50%) và

năm 2012 giảm -1.230 triệu đồng so với năm 2011 (-49,55%).

Đi đôi với Tài sản là Nguồn vốn, thể hiện khả năng và tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn là “Tiền gửi của khách hàng”, tiếp đến là khoản mục “Tài sản nợ khác” . Năm 2010, CN huy động được 38.358 triệu đồng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Năm 2011 tăng lên 49.798 triệu đồng, tương ứng 29,82 % so với năm 2010. Năm 2012 tăng 58,70% so với năm 2011, cụ thể là 29.231 triệu đồng. Như vậy, trong năm 2012, CN đã làm tốt hoạt động huy động vốn trong điều kiện kinh tế không ổn định, khửng hoảng tín dụng, người dân thiếu niềm tin vào các tổ chức tài chính thì điều này càng chứng tỏ uy tín của CN ngày càng được nâng cao.

Trong khi chỉ tiêu “Tiền gửi của khách hàng” tăng đều đặn thì các chỉ tiêu khác lại có biến động khá bất thường. Chẳng hạn như chỉ tiêu “Phát hành giấy tờ có

giá” ở năm 2010 là trên 1000 triệu đồng thì năm 2011 giảm xuống chỉ còn hơn 261 triệu đồng, tương đương với giảm -73,88%. Năm 2012 tăng 275 triệu đồng so với năm 2011 (105,36%). Chỉ tiêu “Tiền lãi cộng dồn dự trả “ tăng lên từng năm, trong năm 2011 chỉ tăng 21,76% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 thì chỉ tiêu này tăng lên đột biến, tăng 78,17% so với năm 2011.

Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì chỉ tiêu “ Tài sản nợ khác” cũng đáng được chú ý, chiếm giá trị lớn thứ 2 sau chỉ tiêu tiền gửi. Qua từng năm kinh doanh, chỉ tiêu này luôn tăng lên đều đặn, đây là một tín hiệu tốt của Chi nhánh.

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí