Tình Hình Tài Sản Và Nguồn Vốn Tại Vietcombank Huế Giai Đoạn 2015 - 2017

một được cải thiện và nâng cao, năm 2017 trình độ đại học trở lên chiếm 95%.

Xét theo độ tuổi, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, chiếm trên 45%, do đó họ có khả năng tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ và phát triển các nghiệp vụ chuyên môn. Đây là một trong những lợi thế để Vietcombank Huế phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, hầu hết các nhân viên đều trong độ tuổi dưới 30 tuổi nên phong cách làm việc rất năng động, tạo điều kiện cho Vietcombank Huế phát triển hoạt động kinh doanh.

2.1.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn

Tình hình tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam - chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Vietcombank Huế giai đoạn 2015 - 2017

Năm So sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Chỉ tiêu ± % ± %

ĐVT: Tỷ đồng



A. Tài sản

3.839

4.184

4.203

345

9,0

19

0,5

1. Tiền mặt

114

106

109

-8

-7,0

3

2,8

2. Tiền gửi tại NHNN

88

94

97

6

6,8

3

3,2

3. Tài sản cố định

25

29

32

4

16,0

3

10,3

4. Quan hệ tín dụng với KH

1.627

2.140

2.034

513

31,5

-106

-5,0

5. Quan hệ trong hệ thống

1.910

1.728

1.789

-182

-9,5

61

3,5

6. Sử dụng vốn khác

75

87

142

12

16,0

55

63,2

B. Nguồn vốn

3.839

4.184

4.203

345

9,0

19

0,4

1. Tiền gửi tổ chức tín dụng

5

12

12

7

140,0

0

0,0

2. Vốn huy động từ khách hàng

3.006

3.334

3.470

328

10,9

136

4,1

3. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

0,2

0,1

0,7

0

-50,0

1

600,0

4. Vốn và các quỹ

216

227

234

11

5,1

7

3,1

5. Quan hệ trong hệ thống

321

328

337

7

2,2

9

2,7

6. Nguốn vốn khác

291

283

149

-8

-2,7

-134

-47,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế - 8

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế Về tài sản, hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là quan hệ tín dụng với

khách hàng và quan hệ trong hệ thống. Quan hệ tín dụng với khách hàng cũng là hoạt động chủ yếu và cốt lòi của ngành ngân hàng. Hai khoản mục này chiếm 90%

tổng tài sản của Vietcombank Huế. Ngân hàng đã làm tốt vai trò của mình, mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo được niềm tin cho khách hàng nên tài sản từ hoạt động tín dụng khách hàng có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt trong tình hình kinh tế còn khó khăn. Năm 2017, Vietcombank Huế đã nỗ lực nâng cao tổng giá trị tài sản tăng 19 tỷ đồng so với năm 2016 đạt 4.203 tỷ đồng. Tiền mặt năm 2016 có sụt giảm đáng kể so với năm 2015 cùng với chỉ tiêu quan hệ trong hệ thống tăng trở lại vào năm 2017 lên 109 tỷ đồng, điều này thể hiện Chi nhánh Huế đã phần nào kiểm soát được dòng tiền một cách sinh lời thông qua hoạt động cho vay nội bộ với Vietcombank Trung ương một cách hiệu quả.

Về nguồn vốn, vốn huy động từ khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 78,3% tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2015, nguồn vốn huy động từ khách hàng đạt mức 3.006 tỷ đồng, chiếm 78,3% tổng nguồn vốn của Vietcombank. Năm 2016, tăng lên 10,9% so với năm 2015. Năm 2017, Vietcombank Huế đã tích cực làm việc và thu hút tiền gửi của các đơn vị, tổ chức thông qua việc nộp thuế, thanh toán tiền điện, nước, tiền vé tham quan di tích... cùng với việc nâng cao tác phong, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên nên mặc dù lãi suất huy động của Vietcombank Huế luôn thấp nhất trên thị trường nhưng tiền gửi cá nhân tại chi nhánh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá là 4,1% đạt 3.470 tỷ đồng. Đạt được kết quả này là do Vietcombank Huế đã bám sát và thực hiện chỉ đạo của NHNN và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong việc điều hành lãi suất, giai đoạn 2015-2017. Luôn đi tiên phong, định hướng thị trường đã giúp Vietcombank Huế chủ động tiết kiệm chi phí huy động nhưng bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bị ảnh hưởng đáng kể.

2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.7.1. Tình hình huy động vốn

Vốn huy động là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM. Tình hình huy động vốn của Vietcombank Huế giai đoạn 2015 - 2017 được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn tại Vietcombank Huế giai đoạn 2015 - 2017

Năm

2015

2016

2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

GT

%

GT

%

GT

%

±

%

±

%

Nguốn vốn huy động

1. Theo loại tiền

3.529

100,0

3.642

100,0

3.966

100,0

113

3,2

324

8,9

- Việt Nam đồng

2.742

77,7

3.198

87,8

3.514

88,6

456

16,6

316

9,9

- Ngoại tệ (quy VND)

787

22,3

444

12,2

452

11,4

-343

-43,6

8

1,8

2. Theo tính chất tiền gửi











- Tổ chức kinh tế

681

19,3

1.326

36,4

1.214

30,6

645

94,7

-112

-8,4

- Tiền gửi dân cư

2.848

80,7

2.316

63,6

2.752

69,4

-532

-18,7

436

18,8

3. Theo kỳ hạn











- Không kỳ hạn

385

10,9

685

18,8

805

20,3

300

77,9

120

17,5

- Dưới 12 tháng

2.700

76,5

2.393

65,7

3.050

76,9

-307

-11,4

657

27,5

- 12 tháng trở lên

445

12,6

564

15,5

111

2,8

119

26,7

-453

-80,3

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

Qua Bảng 2.3, cho thấy huy động vốn qua 3 năm 2015-2017 có dấu hiệu tăng tưởng chậm, năm 2016 tăng 3,2 so với 2015; năm 2017 tăng 8,9% so với 2016.

Xét theo loại tiền, có xu hướng tăng qua 3 năm 2015-2017, ngoại tệ có xu hướng giảm vào năm 2017, chiếm tỷ trọng 11,4% thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng vốn ngoại tệ so với 2016 là 12,2%. Nguyên nhân là do nhiều NHTM đang dư thừa ngoại tệ khi các doanh nghiệp vẫn khá thờ ơ với việc vay vốn ngoại tệ, nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán cũng giảm khoảng 30%, làm cho lãi suất huy động USD tiếp tục giảm, hiện nay mức lãi suất này là 0,25%. Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống cải thiện, sau khi NHNN thực hiện đồng bộ các biện pháp thì tỷ giá đã ổn định trở lại. Tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước, hoạt động của thị trường tự do bị thu hẹp, tình trạng đô la hóa giảm, lòng tin vào đồng Việt Nam được nâng cao, giúp cho tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi tiếp tục giảm.

Xét theo tính chất tiền gửi, bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong đó: tỷ lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế từ 20% - 40%; tiết kiệm dân cư từ 60% - 80%. Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ tiền tiết kiệm của dân cư năm 2017 là 2.316 tỷ đồng tăng 436 tỷ đồng tương ứng 18,8% so

với năm 2016.

Xét theo kỳ hạn, cơ cấu huy động vốn qua các năm có tỷ trọng huy động vốn kỳ hạn dưới 12 tháng khá cao trên 76% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2017 người dân có xu hướng chuyển sang những kỳ hạn có thời gian ngắn với lãi suất ưu đãi hơn so với kỳ hạn dài do đó khoản tiền gửi dài hạn tại Vietcombank Huế đã giảm về mức 453 tỷ đồng. Với việc cung ứng càng nhiều các tiện ích như thanh toán các dịch vụ thông qua ngân hàng đã đem lại cho đơn vị một khoản tiền gửi không kỳ hạn khá lớn. Mặc dù chịu sự cạnh tranh với các ngân hàng khác nhưng với chiến lược kinh doanh hiệu quả đã giúp Vietcombank Huế giữ vững thị phần huy động vốn.

2.1.7.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn, Vietcombank đã nỗ lực hoàn thành vai trò của một trong những ngân hàng tiên phong trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện các chủ trương của NHNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Huế giai đoạn 2015 - 2017

Năm So sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu




±

%

±

%

1. Thu nhập

371

439

467

68

18,3

28

6,4

- Thu từ lãi

349

386

410

37

10,6

24

6,2

- Thu từ các hoạt động dịch vụ

14

17

18

3

21,4

1

5,9

- Lãi từ kinh doanh ngoại hối

4

4

5

0

0,0

1

25,0

- Các khoản thu nhập bất thường

4

32

34

28

700,0

2

6,3

2. Chi phí

272

331

352

59

21,7

21

6,3

- Chi trả lãi

171

221

245

50,4

29,5

23,5

10,6

- Chi phí huy động vốn

42

12

15

-30

-71,4

3

25,0

- Chi phí dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

0

1

0,5

0,1

25,0

0

0,0

- Chi phí hoạt động khác

59

98

92

38,5

65,3

-5,5

-5,6

3. Lợi nhuận

99

108

115

9

9,1

7

6,5

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

Qua Bảng 2,4, cho thấy thu nhập năm 2017, 2016 tăng so với năm 2015 chủ yếu là do Vietcombank Huế đã tiếp tục thực hiện định hướng phát triển ngân hàng bán, cung ứng các sản phẩm dịch vụ gia tăng khoản thu từ dịch vụ. Đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng kết hợp thực hiện công tác thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng làm cho khoản thu nhập bất thường tăng lên đáng kể trong hai năm 2016 và 2017. Trong khi đó do lãi suất huy động sau nhiều lần điều chỉnh lãi suất đưa về mức thấp nhất trong 05 năm gần đây với lãi suất trung bình 5% đã làm cho tổng chi phí của ngân hàng giảm 1 tỷ đồng. Năm 2016 được coi là năm khó khăn đối với ngành ngân hàng bởi, tỷ lệ lạm phát tăng cao, lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết đều sụt giảm, chỉ đạt 30- 70% kế hoạch đề ra ban đầu, thậm chí có nhiều tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ. Trong khi đó, với năng lực điều hành của ban lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, Vietcombank Huế đã làm tốt công tác thẩm định, sàng lọc khách hàng, thu hồi nợ dễ dàng nên vẫn duy trì được mức lợi nhuận, tăng 4.8% so với 2015. Bước qua năm 2017, tăng trưởng mức lợi nhuận 6,5% so với năm 2016. Với đặc thù của ngành ngân hàng là hoạt động kinh doanh dựa trên lợi nhuận chủ yếu từ việc lấy tiền gửi của bên này và cho bên khác vay. Vì vậy, NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng đều có khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập là từ hoạt động thu lãi cho vay và các hoạt động dịch vụ, chiếm hơn 90% tổng thu nhập. Qua 3 năm 2015-2017, Vietcombank Huế kinh doanh ngày càng trở nên ổn định và hiệu quả, đạt danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” nhiều năm liên tục và lợi nhuận tăng qua 3 năm 2015-2017. Với quan điểm chỉ đạo điều hành “Nhạy bén - Linh hoạt - Quyết liệt”, Hội đồng Quản trị và Ban điều hành đã bám sát diễn biến thị trường, định hướng hoạt động của Vietcombank nhằm thực hiện tốt các phương châm hành động đặt ra và góp phần tăng trưởng kết quả kinh doanh

2.2. Thực trạng các yếu tố, điều kiện đảm bảo chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

2.2.1. Các sản phẩm và lãi suất dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân

Ngoài các hình thức cho vay thông thường để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng như cho vay kinh doanh, tiêu dùng,…) thì Vietcombank Huế đã cung cấp cho KHCN các sản phẩm vay vốn cụ thể như: Cho vay cán bộ, công nhân viên; Cho vay cán bộ quản lý điều hành; Cho vay mua nhà dự án; Cho vay mua ôtô; Cho

vay kinh doanh tài lộc; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm; Cho vay thông qua nghiệp vụ

phát hành và sử dụng thẻ tín dụng và Cho vay theo hạn mức thấu chi.

* Lãi suất sản phẩm dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân

Hiện nay, Vietcombank Huế áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay KHCN tùy theo từng loại sản phẩm. Nắm được tâm lý khách hàng khi đi vay sẽ quan tâm đến lãi suất đầu tiên nên qua 3 năm 2015 - 2017, lãi suất tất cả sản phẩm đều có xu hướng giảm hoặc không thay đổi được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.5. Lãi suất bình quân từng sản phẩm dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Huế giai đoạn 2015-2017

Năm

2015

2016

2017

So sánh

ĐVT: %


Chỉ tiêu




2016/2015

2017/2016

1. Cho vay sản xuất kinh doanh

11,0

10,5

10,5

-4,5

0,0

2. Cho vay tiêu dùng

12,0

11,5

11,0

-4,2

-4,3

3. Cho vay cán bộ, công nhân viên

9,0

9,0

9,0

0,0

0,0

4. Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà

12,0

11,0

10,0

-8,3

-9,1

5. Cho vay mua xe ôtô

11,5

10,5

9,5

-8,7

-9,5

6. Cho vay du học

12,5

11,5

11,5

-8,0

0,0

7. Cho vay thấu chi

12,5

11,0

11,0

-12,0

0,0

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

Qua Bảng 2.6, cho thấy cho vay tiêu dùng, cho vay xây dựng, cho vay mua xe ôtô, cho vay du học và cho vay khác đều giảm 1% mỗi năm. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các ngân hàng đều giảm lãi suất để lôi kéo khách hàng. Vào từng thời điểm, Vietcombank Huế đã xây dựng nhiều chương trình ưu đãi lãi suất theo từng gói sản phẩm.

2.2.2. Quy trình thủ tục dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân

Nhằm thống nhất nội dung công việc, trình tự nghiệp vụ cấp khoản tín dụng cũng như xác định trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân liên quan, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành quyết định số 829/2016/QĐ- HĐQT-NHNT ngày 05/01/2016. Nội dung quy trình gồm có 12 bước từ lúc tiếp nhận hồ sơ cho đến lúc tất toán hết nợ vay, lưu hồ sơ. Nội dung tóm tắt của quy trình cho vay được trình bài tại Phụ lục 2.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam quy định và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng đối với khách hàng nhưng không quá thời gian quy định sau:

Bảng 2.6. Thời gian thẩm định tối đa dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank giai đoạn 2015-2017



ngắn hạn

trung dài hạn

1. Hội đồng tín dụng trụ sở chính

2

2

2. Tổng/ Phó tổng giám đốc

1

1

3. Phòng Đánh giá xếp hạng

1

2

4. Phòng Khách hàng Trụ sở chính

1

2

5. Thời gian kiểm tra, yêu cầu chi nhánh



bổ sung hồ sơ

2

2

6. Giám đốc chi nhánh/Lãnh đạo Phòng



KH bán lẻ/Lãnh đạo Phòng giao dịch

1

1

7. Phòng KH bán lẻ/Phòng giao dịch

2

3

Các bộ phận thẩm định, quyết định tín dụng


Thời gian cấp khoản tín dụng

ĐVT: Ngày

Thời gian cấp khoản tín dụng



Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Qua Bảng 2.6, cho thấy quy trình cho vay được thực hiện chặt chẽ, logic đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất và cũng hạn chế rủi ro. Hơn nữa, hiện nay với phương châm “Khách hàng là thượng đế”, chỉ cần gọi điện thoại là khách hàng sẽ được chuyên viên khách hàng về tận nhà tư vấn và chăm sóc tận tình, đáp ứng nguyện vọng của khách hàng nhanh và tốt nhất có thể.

2.2.3. Các yếu tố đảm bảo chất lượng dịch vụ cho vay KHCN

2.2.3.1. Cơ sở vật chất

Nhóm yếu tố này ảnh hưởng đến việc Vietcombank Huế có xây dựng được

một môi trường hữu hình cung cấp dịch vụ cho vay KHCN tốt hay không.

a. Mạng lưới hoạt động và trụ sở chính

Chất lượng dịch vụ cho vay KHCN cũng phụ thuộc vào yếu tố mạng lưới của chi nhánh có rộng khắp, để mọi đối tượng KHCN có thể được giao dịch ở những địa điểm thuận tiện Mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất trong cho vay KHCN tại Vietcombank Huế giai đoạn 2015-2017 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.7. Mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất đối với dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Huế qua 3 năm 2015-2017

Năm So sánh

ĐVT 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Chỉ tiêu ± % ± %



1. Mạng lưới hoạt động (Phòng phòng

6

6

6

0

0,0

0

0,0

KH bán lẻ và Phòng giao dịch)

2. Phương tiện, máy móc phục

vụ công tác cho vay:








- Máy vi tính máy

85

101

114

16

18,8

13

12,9

- Máy photocopy máy

13

14

15

1

7,7

1

7,1

- Máy scan máy

10

11

12

1

10,0

1

9,1

- Đầu số điện thoại (cố định và máy

197

208

212

11

5,6

4

1,9

di động)








3. Phần mềm hỗ trợ (QLKH, phần 3

3

4

0

0,0

1

33,3

xếp hạng tín dụng, kế toán…) mềm

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

Qua Bảng 2.7, cho thấy Vietcombank Huế có 5 phòng giao dịch: Phòng Giao dịch số 1, số 2 và PGD Phạm Văn Đồng, PGD Mai Thúc Loan, PGD Bến Ngự và Trụ sở chính tại 78 Hùng Vương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các Phòng giao dịch đều được bố trí tại các vị trí đông dân cư, giao thông thuận tiện, và hầu như đều được thuê dài hạn. Mỗi năm ngân hàng đều dành chi phí để nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất trang thiết bị, đảm bảo hình ảnh của Vietcombank Huế luôn đẹp trong mắt khách hàng. Trụ sở được đặt tại một trong những con đường trọng điểm của thành phố, vị trí thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng. Toàn chi nhánh với gần 182 người đều được trang bị đầy đủ công cụ làm việc như: máy vi tính, máy photocopy, máy scan đầu số điện thoại (cố định và di động),… để đảm bảo công việc thông suốt, phục vụ khách hàng nhanh chóng thuận tiện.

b. Mạng lưới máy ATM - POS

Hệ thống máy ATM, POS cũng là một kênh phân phối, kênh giao tiếp điện tử hiện đại giữa ngân hàng và khách hàng, thay cho các nhân viên ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu dùng thẻ tín dụng của khách hàng, Vietcombank Huế đã đầu tư, phát triển số lượng ATM và máy POS. Kết quả phát triển mạng lưới ATM, POS giai đoạn 2015-2017 được trình bày ở bảng sau.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí