Tỷ Lệ Phân Bổ Mẫu Cho Từng Ngành Nghề


Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý luận:

- Cơ sở lý thuyết về chất lượng đào tạo

- Mô hình chất lượng đào tạo

-

-

Nghiên cứu định tính

Thảo luận, phỏng vấn

Hiệu chỉnh mô hình, thang đo

Thang đo sơ bộ

Xây dựng mô hình, thang đo chính thức

Nghiên cứu định lượng

- Thiết kế bảng câu hỏi

- Thu thập số liệu

Xử lý số liệu thu thập

- Phân tích độ tin cậy

- Phân tích nhân tố

- Phân tích hồi quy

- Xác lập mô hình tổng hợp

- Kiểm định giả thuyết

Kết quả nghiên cứu


Hình 3.1: Quy trình nghiên


Như vậy quá trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: thứ nhất là xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Thứ hai là dựa trên cơ sở lý thuyết


về chất lượng đào tạo và cách đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để xây dựng thang đo sơ bộ. Thứ ba, thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn, thảo luận, thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu có sẵn để điều chỉnh, xây dựng thang đo chính thức. Thứ tư, thực hiện nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát người học với bảng câu hỏi kèm thang đo, số liệu thu được sẽ được nhập vào phần mềm SPSS. Thứ năm, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý, phân tích số liệu. Và cuối cùng là thảo luận kết quả nghiên cứu.


3.2.3.1. Nghiên cứu định tính


Đây là bước nghiên cứu sơ bộ để sàng lọc lại các biến đưa vào mô hình nghiên cứu, kiểm tra các thang đo sử dụng, tham khảo các ý kiến từ phía các trường đào tạo nguồn nhân lực Du lịch và các doanh nghiệp du lịch về vấn đề nghiên cứu, qua đó xây dựng các thang đo đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi.

Trước tiên, tác giả sẽ chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận và trao đổi với cán bộ, giảng viên, công nhân viên và lãnh đạo các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp du lịch với nội dung tập trung về vấn đề nghiên cứu chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chẳng hạn như:

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay?

Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay như thế nào?

Việc đánh giá đối tượng đào tạo được tiến hành như thế nào?

Chất lượng đào tạo được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?

Chương trình học có phù hợp với đối tượng được đào tạo không?

Cơ sở vật chất có đáp ứng được nhu cầu học tập của người học?

Chất lượng đội ngũ giáo viên ra sao?

Chất lượng dịch vụ có đáp ứng được nhu cầu học tập của người học?


Môi trường học tập tại trường như thế nào?

Công tác tổ chức, quản lý đào tạo như thế nào?

Sau đó tiến hành thảo luận với thành phần tham gia gồm có Hiệu trưởng, các trưởng, phó các khoa, bộ môn, phòng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu. Về phía học sinh, tác giả chọn ngẫu nhiên 10 học sinh để tham gia phỏng vấn tay đôi, qua đó ghi nhận ý kiến của họ về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch và các mong muốn của họ đối với cơ sở đào tạo.

Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, các nhân tố của mô hình nghiên cứu về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch được đồng tình và có thể dùng cho nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu định lượng.


3.2.3.2. Nghiên cứu định lượng


Nghiên cứu định lượng được tiến hành nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra gửi cho học viên để xác định tính lô gích, tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu. Quy trình như sau:


sau:

1. Xây dựng bảng câu hỏi


2. Xác định số lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu


3. Gửi phiếu khảo sát tra cho học sinh.


4. Thu lại phiếu khảo sát để theo dõi kết quả trả lời


5. Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS theo trình tự


♦ Phân tích mô tả


♦ Phân tích độ tin cậy của các thang đo


♦ Phân tích nhân tố


♦ Xây dựng mô hình nghiên cứu tổng hợp


♦ Kiểm định mô hình thông qua phân tích Pearson, phân tích hồi quy.


Một trong những hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng là thang đo do Rennis Likert (1932) giới thiệu. Ông đã đưa ra loại thang đo 5 mức độ phổ biến từ 1-5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng các thang đo đa khía cạnh và cả thang đo đơn khía cạnh trong quá trình thiết lập thang đo và lập bảng câu hỏi.

Có tất cả 320 phiếu khảo sát được gửi trực tiếp cho học viên, sau đó sẽ thu lại phiếu khảo sát.

3.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi


Sau quá trình nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi được thiết kế với thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch và 5 thang đo xác định chất lượng đào tạo bao gồm các phần chính như sau :

A. Một số thông tin về học viên


B. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo


C. Đánh giá chất lượng đào tạo


D. Ý kiến của học viên


(Xem phụ lục 1)


Để xử lý dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS, cần thực hiện mã hóa các biến quan sát, việc mã hóa được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Mã hóa các biến quan sát


STT

Mã hóa

Diễn giải

I. Chương trình đào tạo

1

CT1

Nội dung, mục tiêu của chương trình được xác định rõ ràng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 8


2

CT2

Các môn học được sắp xếp trình tự và phân bổ hợp lý.

3

CT3

Các môn học bổ sung kiến thức cho nhau.

4

CT4

Thời lượng các môn học được đảm bảo.

5

CT5

Sau khi học, học viên có thể làm việc thành thạo.

II. Đội ngũ giáo viên giảng dạy.

6

GV1

Kiến thức của giáo viên vững vàng về chuyên môn giảng dạy

7

GV2

Thường xuyên cập nhận các thông tin mới về môn giảng dạy

8

GV3

Có nhiều kinh nghiệm thực tế

9

GV4

Có sự chuẩn bị bài giảng tốt

10

GV5

Có nghiệp vụ sư phạm, phương pháp truyền đạt rõ ràng, giúp học viên tiếp thu bài nhanh chóng

11

GV6

Kỹ năng tổ chức, quản lý lớp học hợp lý

12

GV7

Sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học

13

GV8

Đáp ứng được mục tiêu môn học

14

GV9

Có thái độ quan tâm đến học viên, sẵn sàng giúp đỡ giải đáp các thắc mắc của học viên trong học tập

15

GV10

Liên hệ bài học với thực tế

III. Cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện giảng dạy

16

VC1

Âm thanh, ánh sáng và độ thông thoáng tốt, phù hợp với qui mô lớp học

17

VC2

Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tập


18

VC3

Thư viện có đầy đủ tài liệu và thường xuyên cập nhật tài liệu mới

19

VC4

Học viên dễ dàng tiếp cận tài liệu học tập trong thư viện

20

VC5

Phòng học thực hành, phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ thiết bị hiện đại

IV. Môi trường học tập

21

MT1

Môi trường học tập tạo điều kiện để sinh viên phát triển những kỹ năng (tự học, nghiên cứu, xử lý thông tin) của mình.

22

MT2

Thể hiện sự thân thiện và đảm bảo an toàn cho người học

23

MT3

Môi trường học tập luôn có trách nhiệm với học viên, đáp ứng được tâm tư, thắc mắc của học viên

24

MT4

Nội quy, quy chế, thủ tục hành chính rõ ràng, công khai, minh bạch

25

MT5

Nhà trường có thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

V. Dịch vụ hỗ trợ

26

DV1

Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu học viên

27

DV2

Nhân viên các phòng, khoa có thái độ tốt

28

DV3

Dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho học viên

29

DV4

Khi cần thiết, học viên luôn nhận được sự trợ giúp.

30

DV5

Dịch vụ ăn ở, khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của người học.

VI. Bản thân người học

31

HV1

Có ý thức học tập tốt

32

HV2

Có nhận thức đúng đắng về nghề nghiệp, chuyên ngành mình theo học


33

HV3

Kiến thức trước khi vào học đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu trong đào tạo.

34

HV4

Có ý thức chấp hành nội quy, quy định của nhà trường

VII. Công tác tổ chức, quản lý đào tạo

35

QL1

Thông tin về chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho học viên

36

QL2

Công tác tổ chức quản lý đào tạo có tính khoa học cao.

37

QL3

Thường xuyên khảo sát ý kiến của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy của giảng viên.

38

QL4

Các vấn đề của sinh viên được nhà trường giải quyết thỏa đáng và có hiệu quả cao.

39

QL5

Mức độ cảnh báo về tình hình học tập của sinh viên được thực hiện thường xuyên.

VIII. Đánh giá chung chất lượng đào tạo

40

CL1

Trường đã cung cấp chất lượng đào tạo đủ để học viên đáp ứng được yêu cầu làm việc tại các tổ chức doanh nghiệp.

41

CL2

Sinh viên ra trường tự tin về nghề nghiệp của mình

42

CL3

Trường trang bị cho hv kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, xử lý thông tin và giải quyết tốt vấn đề.

43

CL4

Mức điểm mà người học đạt được

44

CL5

Mức điểm đạt được thể hiện được tính công bằng trong học tập và phản ánh đúng năng


3.2.5. Phạm vi mẫu


Tổng thể điều tra: Sinh viên, học viên đang học tại Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Vũng Tàu và Sinh viên chuyên ngành Du lịch của Trường Đại học Bà Rịa

– Vũng Tàu (thuộc khoa Kinh tế).


3.2.6. Phương pháp lấy mẫu


Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc-tr31 (2008) thì tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn sẽ thích hợp nếu số mẫu ít nhất phải lấy gấp 4-5 lần số biến quan sát. Căn cứ vào số lượng các nhân tố ảnh hưởng (các biến độc lập), số biến quan sát là 39 biến, chất lượng đào tạo (biến phụ thuộc), số biến quan sát là 4 biến và nhằm nâng cao độ tin cậy cho việc nghiên cứu, từ đó suy ra tổng số mẫu cần điều tra ít nhất là 220 mẫu (Tác giả sẽ phát 320 mẫu). Căn cứ vào tổng số người đang học của từng ngành nghề so với tổng số người đang của tổng thể điều tra (Là tổng số học sinh, sinh viên của Trường CĐN Du lịch Vũng Tàu và sinh viên chuyên ngành Du lịch của Trường ĐH BR-VT) để xác định số lượng mẫu cần khảo sát cho từng ngành nghề (phân theo tỷ lệ phần trăm số sinh viên, học viên). Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, những người được phát phiếu khảo sát phải có thời gian học tại trường từ 6 tháng trở lên đối với hệ chính qui dài hạn và từ 3 tháng trở lên đối với hệ sơ cấp nghề

Bảng 3.2 Tỷ lệ phân bổ mẫu cho từng ngành nghề



TT


Ngành, nghề

Số học sinh


Tỷ lệ

Số

phiếu khảo sát

1

TCCN Quản trị nhà hàng

171

8,8%

28

2

TCCN KT Chế biến món ăn

242

12,4%

40

3

TCCN Lễ tân khách sạn

206

10,6%

34

4

TCCN Hướng dẫn DL

42

2,2%

7

5

CĐN Hướng dẫn du lịch

70

3,6%

11

6

CĐN Kỹ thuật chế biến món ăn

132

6,8%

22

7

CĐN Kế toán doanh nghiệp

139

7,1%

23

8

CĐN Quản trị nhà hàng

47

2,4%

8

9

CĐN Quản trị khách sạn

420

21,5%

69

10

Dạy nghề ngắn hạn

120

6,2%

19

11

Đại học Quản trị Du lịch (Trường ĐHBRVT)

130

6,7%

21

12

Cao đẳng Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

(Trường ĐHBRVT)

232

11,9%

38


Tổng số

1.951

100%

320

Nguồn: Phòng đào tạo, tháng 9 năm 2012

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 22/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí