PHỤ LỤC 8
CÁC TÌNH HUỐNG TRONG QLDH CỦA HIỆU TRƯỞNG
(Dành cho hiệu trưởng Tiểu học-sử dụng thực nghiệm)
Tình huống 1: Hiệu trưởng mới được bổ nhiệm về một trường mà tập thể sư
phạm có những mâu thuẫn nội bộ sâu sắc, đã từng gửi đơn lên phòng GD làm cho hiệu trưởng cũ bị mất chức. Với tập thể nhà trường có những mâu thuẫn nội bộ như vậy, bạn có biện pháp gì để có thể xây dựng được sự đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm của nhà trường?
Tình huống 2: Hiệu trưởng được bổ nhiệm về một trường có nề nếp dạy học không tốt, giáo viên thường lên lớp chậm giờ do những khó khăn chủ quan và khách quan. Trước tình hình đó, bạn có biện pháp quản lý gì?
Tình huống 3: Giáo viên trường bạn nhiều người có chữ viết quá xấu, bạn có biện pháp quản lý gì?
Tình huống 4: Hiệu trưởng phân công giáo viên dạy lớp 4 để bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên năm vừa rồi đã dạy lớp 4 và giờ muốn dạy lên lớp 5 vì có con học trong lớp mình dạy, giáo viên đã phản ứng khá găy gắt với quyết định của bạn. Bạn ứng xử thế nào trong tình huống này?
Tình huống 5: Bạn đi dự
giờ
và phát hiện giáo viên giải sai một bài toán
nhưng cả cô giáo và học sinh đều không biết. Bạn ứng xử tình huống này như thế nào?
Tình huống 6: Có dư luận trong giáo viên về năng lực giảng dạy yếu của một thầy giáo trong trường. Bạn làm gì trong tình huống này?
Tình huống 7: Trong một đợt kiểm tra giáo án đột xuất, một giáo viên đã không có giáo án. Hỏi lý do thì giáo viên đó trả lời vì phải tập văn nghệ theo yêu cầu của trường để tham gia hội tiếng hát giáo viên toàn huyện. Là hiệu trưởng, trong trường hợp này bạn giải quyết như thế nào?
Tình huống 8: Bạn có kế hoạch đầu năm mới khi giáo viên trường bạn có 1 người phát âm không chuẩn, từng bị phụ huynh phản ảnh vì sợ ảnh hưởng tới con họ.
PHỤ LỤC 9
MẪU PHIẾU TRẮC ĐẠC XÃ HỘI HỌC
(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học)
Để có cơ sở giúp cho phòng giáo dục có hướng bồi dưỡng cán bộ quản lý nhằm tạo nguồn cán bộ quản lý nhà trường chính xác và có chất lượng, xin các thầy (cô) vui lòng trả lời các vấn đề sau. Xin các thầy (cô) trả lời trung thực, phòng giáo
dục và đào tạo chỉ cần biết kết quả giới thiệu, còn nguồn cung cấp tư liệu hoàn toàn được đảm bảo bí mật.
Nếu được cử hiệu trưởng trường tiểu học (ở trường ta hoặc sang làm hiệu trưởng ở trường khác trong vùng), thầy (cô) giới thiệu đồng chí nào trong trường? (số lượng giới thiệu không quá 3 người)
1,………….
2,………….
3, …………
Tại sao thầy (cô) lựa chọn đồng chí đó? (đánh dấu vào các tiêu chí trong chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học dưới đây)
Lý do lựa chọn | Lựa chọn | Ghi chú | |
1 | Phẩm chất chính trị tốt | ||
2 | Tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường | ||
3 | Sống trung thực, độ lượng, không lợi dụng chức quyền | ||
4 | Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm | ||
5 | Thân thiện, thương yêu học sinh | ||
6 | Gần gũi, tôn trọng và luôn tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ, giáo viên | ||
7 | Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học | ||
8 | Có khả năng hướng dẫn tư vấn giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ | ||
9 | Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học tốt | ||
10 | Sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học của nhà trường hiệu quả | ||
lý do khác…………. |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 22
- Đánh Giá Chung Về Thích Ứng Hoạt Động Qldh Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
- Đánh Giá Kết Quả Quan Sát Thông Qua Các Chỉ Số:
- Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 26
- Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 27
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Xin chân thành cảm ơn thầy/cô!
PHỤ LỤC 10
ĐỀ CƯƠNG TẬP HUẤN HIỆU TRƯỞNG NHÓM THỰC NGHIỆM
Phần lý thuyết: Cung cấp tri thức nâng cao hiểu biết về hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học.
Chương 1: Lý luận về dạy học tiểu học
1.1. Khái niệm
1.2. Nội dung dạy học tiểu học
1.3. Đặc điểm dạy học tiểu học
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học tiểu học
1.5. Đặc điểm nhận thức và nhân cách học sinh tiểu học Chương 2: Lý luận về quản lý dạy học tiểu học
2.1. Khái niệm
2.1.1. Quản lý
2.1.2. Quản lý dạy học tiểu học
2.2. Chức năng quản lý dạy học tiểu học
2.2.1. Lập kế hoạch dạy học tiểu học
2.2.2. Tổ chức dạy học tiểu học
2.2.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học tiểu học
2.2.4. Kiểm tra hoạt động dạy học tiểu học
2.3. Kỹ năng quản lý dạy học tiểu học
2.3.1. Khái niệm: Kỹ năng; Kỹ năng quản lý; Kỹ năng quản lý dạy học tiểu học
2.3.2. Các kỹ năng QLDH
- Kỹ năng lập kế hoạch dạy học
- Kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học
- Kỹ năng điều khiển hoạt động dạy học
- Kỹ năng kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học
- Kỹ năng giải quyết tình huống trong dạy học
2.4. Nội dung quản lý dạy học tiểu học
2.4.1. Quản lý giảng dạy của giáo viên tiểu học
2.4.2. Quản lý học tập của học sinh
2.4.3. Quản lý các hoạt động, điều kiện đảm bảo dạy và học Chương 3: Các mô hình quản lý chất lượng dạy học tiểu học
3.1. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management-TQM)
3.2. Mô hình “quản lí dựa vào nhà trường”
3.3. Mô hình “nhà trường hiệu quả”
3.4. Mô hình “văn hóa tổ chức”
Chương 4: Các con đường nâng cao hiệu quả quản lý dạy học tiểu học
4.1. Khó khăn trong dạy học tiểu học và quản lý dạy học tiểu học
4.1.1. Khó khăn của giáo viên trong dạy học tiểu học
4.1.2. Khó khăn của hiệu trưởng trong quản lý dạy học tiểu học
4.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý dạy học tiểu học
4.2.1. Nhóm các biện pháp tác động đến nhận thức
4.2.2. Nhóm các biện pháp tác động đến thái độ
4.2.3. Nhóm các biện pháp tác động đến hành vi quản lý dạy học tiểu học
Phần thực hành: Tổ chức rèn luyện hình thành kỹ năng quản lý
1. Lý thuyết về hình thành kỹ năng và kỹ năng quản lý, lãnh đạo
2. Tổ chức nhóm hình thành kỹ năng quản lý theo tình huống
PHỤ LỤC 11
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CHUYÊN GIA
(dành cho chuyên viên của phòng giáo dục, các giáo viên Tiểu học giỏi có kinh nghiệm trong giảng dạy, các hiệu trưởng Tiểu học có thâm niên quản lý lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà trường và các nhà khoa học)
Với kinh nghiệm của mình, xin các thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính khả thi của các tình huống quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học nhằm
đánh giá mức độ thích ứng với quản lý dạy học tiểu học ở các mặt: Hiểu biết của
hiệu trưởng tiểu học về hoạt động quản lý dạy học; Mức độ hài lòng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học; Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học; Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng.
Các tình huống | Khả thi | Ít khả thi | Không khả thi | |
1 | Tình huống 1 | |||
2 | Tình huống 2 | |||
3 | Tình huống 3 | |||
4 | Tình huống 4 | |||
5 | Tình huống 5 | |||
6 | Tình huống 6 | |||
7 | Tình huống 7 | |||
8 | Tình huống 8 | |||
9 | Tình huống 9 | |||
10 | Tình huống 10 | |||
11 | Tình huống 11 | |||
12 | Tình huống 12 | |||
13 | Tình huống 13 | |||
14 | Tình huống 14 | |||
15 | Tình huống 15 | |||
16 | Tình huống 16 | |||
17 | Tình huống 17 | |||
18 | Tình huống 18 | |||
19 | Tình huống 19 | |||
20 | Tình huống 20 | |||
21 | Tình huống 21 | |||
22 | Tình huống 22 | |||
23 | Tình huống 23 | |||
24 | Tình huống 24 | |||
25 | Tình huống 25 | |||
26 | Tình huống 26 | |||
27 | Tình huống 27 |
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của thầy (cô)!
PHỤ LỤC 12 TRÍCH QUY ĐỊNH
Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT
Ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương II CHUẨN HIỆU TRƯỞNG
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
1. Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị
a) Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam;
b) Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường;
c) Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân;
d) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.
2. Tiêu chí 2: Đạo đức nghề nghiệp
a) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường;
b) Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường;
c) Không lợi dụng chức quyền vì mục đích vụ lợi;
d) Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.
3. Tiêu chí 3: Lối sống, tác phong
a) Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục;
b) Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng, bao dung;
c) Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.
4. Tiêu chí 4: Giao tiếp và ứng xử
a) Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh;
b) Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên;
c) Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh;
d) Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh.
5. Tiêu chí 5: Học tập, bồi dưỡng
a) Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường;
b) Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
1. Tiêu chí 6: Trình độ chuyên môn
a) Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên tiểu học;
b) Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học;
c) Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương;
d) Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học.
2. Tiêu chí 7: Nghiệp vụ sư phạm
a) Có khả
năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo
dục
nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh;
b) Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học;