PHỤ LỤC 4
BIÊN BẢN QUAN SÁT HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC TỔ CHỨC CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM
1. Thông tin cá nhân:
- Họ và Tên hiệu trưởng
- Giới tính
- Thâm niên quản lý
- Địa điểm (trường……)
- Thời gian
2. Nội dung quan sát: Thông qua báo cáo của hiệu trưởng Tiểu học, qua cách thức, quy trình tổ chức cuộc họp của hiệu trưởng Tiểu học để đánh giá các kỹ năng quản lý của hiệu trưởng Tiểu học.
3. Đánh giá kết quả quan sát thông qua các chỉ số:
CÁC HÀNH ĐỘNG | Tính đúng đắn | Tính thành thạo | Tính hiệu quả | |
Công tác chuẩn bị | ||||
1 | Tập hợp thông tin về hiện trạng và những nhiệm vụ của trường | |||
2. | Phân tích chính sách, chủ trương, chiến lược phát triển giáo dục của địa phương | |||
3 | Phân tích chỉ thị quyết định, thông tư, kế hoạch quản lý của cấp trên liên quan đến hoạt động trường tiểu học | |||
4 | Xác định những phương hướng, dữ liệu, mục tiêu, xu thế dự báo cho phát triển nhà trường | |||
5 | Đánh giá tình hình nhân sự giảng dạy và chuyên môn của trường | |||
6 | Thu thập xử lý thông tin về học sinh của trường | |||
Tiến hành thực hiện | ||||
7 | Xây dựng các phương án thực hiện | |||
8 | Phân tích, đánh giá các phương án theo tiêu chuẩn và mục tiêu | |||
9 | Khai thác sáng kiến, ý tưởng của cá nhân trong trường | |||
10 | Lựa chọn phương án tối ưu | |||
11 | Ra quyết định | |||
12 | Phân công trách nhiệm cho cán bộ/giáo viên của trường theo đầu công việc theo kế hoạch | |||
13 | Đế xuất cách làm, biện pháp hiệu quả để cán bộ, giáo viên áp dụng, khuyến khích mọi người trao đổi kinh nghiệm, hợp tác với nhau | |||
14 | Cung cấp cho mọi người nguồn tài liệu, phương tiên cần thiết | |||
Kiểm tra đánh giá | ||||
15 | Xây dựng cách thức chung để theo dõi công việc và tiến độ thực hiện | |||
16 | Quy định chế độ thông tin báo cáo thường xuyên và định kỳ | |||
17 | Định hướng phạm vi điều chỉnh công việc | |||
18 | Khích lệ, động viên, thưởng phat thích đáng, kịp thời |
Có thể bạn quan tâm!
- Imkock (1990), Tìm Hiểu Hứng Thú Đối Với Môn Toán Của Học Sinh Lớp 8 Phômpênh, Luận Án Tâm Lý Học, Đhsp Hà Nội.
- Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 22
- Đánh Giá Chung Về Thích Ứng Hoạt Động Qldh Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
- Lý Thuyết Về Hình Thành Kỹ Năng Và Kỹ Năng Quản Lý, Lãnh Đạo
- Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 26
- Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 27
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Ngày tháng năm Người quan sát
PHỤ LỤC 5
BIÊN BẢN QUAN SÁT HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC TỔ CHỨC CUỘC HỌP NHIỆM VỤ NĂM HỌC
(Phần lập kế hoạch dạy học)
1. Thông tin cá nhân
- Họ và Tên hiệu trưởng - Giới tính: - Thâm niên quản lý:
- Địa điểm (trường……): - Thời gian:
2. Mục đích quan sát: đánh giá mức độ hiểu biết của hiệu trưởng Tiểu học về quản lý dạy học
3. Nội dung:
- Quan sát đánh giá mức độ đầy đủ các bước khi phổ biến về lập kế hoạch
- Quan sát đánh giá mức độ chính xác, nắm chắc hay không chắc các bước lập kế hoạch.
- Quan sát đánh giá mức độ vận dụng các bước vào lập kế hoạch dạy học.
4. Đánh giá kết quả quan sát thông qua các chỉ số
Các bước lập kế hoạch | Mức độ đầy đủ của các bước | Mức độ chính xác, nắm chắc các bước | Mức độ vận dụng để lập kế hoạch hiệu quả | |||||||
đầ y đủ | trung bình | chưa đầy đủ | chính xác | trung bình | chưa chính xác | Tốt | Trung bình | Yếu | ||
1 | Xác định mục tiêu, yêu cầu dạy học | |||||||||
2 | Xác định nội dung chi tiết công việc | |||||||||
3 | Xác định trách nhiệm cách thức tổ chức công việc | |||||||||
4 | Xác định nguồn lực và tiến độ thực hiện | |||||||||
5 | Các chỉ báo đánh giá |
Ngày tháng năm Người quan sát
PHỤ LỤC 6
BIÊN BẢN QUAN SÁT CUỘC HỌP SƠ KẾT HỌC KỲ 1
1. Thông tin cá nhân
- Họ và Tên hiệu trưởng:
- Giới tính
- Thâm niên quản lý
- Địa điểm (trường……):
- Thời gian:
2. Mục đích quan sát:
đánh giá sự
thừa nhận của tập thể với hiệu trưởng
tiểu học (sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp dưới; Sự quý trọng của cấp dưới; Sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới) thông qua hành vi, thái độ của tập thể nhà trường trong quá trình diễn ra buổi họp.
3. Đánh giá kết quả quan sát thông qua các chỉ số
3.1. Số người tham dự:
a. Đông đủ
b. Vắng ít
c. Vắng nhiều
3.2. Thời gian tham dự:
a. Đúng giờ a1. Tất cả dự hết giờ
b. Muộn ít b2. Một số ít ra bỏ về sớm
c. Rất muộn c3. Nhiều người bỏ về sớm
3.3. Thái độ tham dự
a. Rất nghiêm túc
b. Nghiêm túc vừa phải
c. Không nghiêm túc
3.4. Sự lắng nghe của mọi người
a. Rất chăm chú lắng nghe
b. Bình thường
c. Không chăm chú lắng nghe
3.5. Thái độ thể hiện khi tiếp xúc, gặp gỡ hiệu trưởng
a. Rất tôn trọng
b. Bình thường
c. Khiếm nhã
3.6. Tình cảm dành cho hiệu trưởng
a. Quý mến, thân thiện
b. Bình thường
c. Lảng tránh, lạnh nhạt
3.7. Các ý kiến phản hồi:
Các ý kiến phát biểu | Các ý kiến đồng tình | Các ý kiến phê bình, góp ý với tinh thần ủng hộ | Các ý kiến chỉ trích, phản đối | |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
7 | ||||
8 | ||||
9 | ||||
10 | ||||
11 | ||||
…. |
PHỤ LỤC 7
Ngày tháng năm Người quan sát
CÁC TÌNH HUỐNG TRONG QLDH CỦA HIỆU TRƯỞNG
(Dành cho hiệu trưởng Tiểu học-Sử dụng trong điều tra thực trạng)
Dưới đây là một số tình huống thầy (cô) có thể gặp trong hoạt động QLDH. Thầy (cô) hãy đưa ra cách giải quyết hợp lý cho các tình huống đó.
1. Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động quản lý dạy học
Tình huống 1: Trong một đợt bồi dưỡng CBQLGD tiểu học, giảng viên nêu câu hỏi về chức năng quản lý dạy học của hiệu trưởng Tiểu học, một học viên trả lời và chỉ phân tích chức năng tổ chức trong quản lý hoạt động dạy học. nếu anh (chị) trả lời thì sẽ trả lời thế nào?
Tình huống 2: Giáo viên lâu năm, từng là giáo viên giỏi của trường không chịu
đổi mới phương pháp dạy học, trong trường này thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống 3: Bạn tình cờ phát hiện một học sinh bỏ học dài ngày. Tìm hiểu giáo viên chủ nhiệm thì được biết chính giáo viên chủ nhiệm cũng chưa tìm hiểu nguyên nhân. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống 4: Chính quyền địa phương yêu cầu nhà trường cho mượn bàn ghế tổ chức lễ hội đúng vào thời gian học tập. Bạn giải quyết vấn đề này như thế nào?
2. Mức độ hài lòng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
Tình huống 5: Một hiệu trưởng rất thích làm quản lý. Cô thường hướng dẫn rất tỉ mỉ, chi tiết công việc cho cấp dưới khi giao nhiệm vụ cho họ. Một giáo viên cho rằng như thế là quá mức cần thiết và đã có phản ứng với hiệu trưởng. Thầy (cô) có ý kiến gì về người hiệu trưởng này?
Tình huống 6: Một giáo viên mới về trường nhận việc, là người có kinh
nghiệm quản lý , bạn nhanh chóng nhận ra rằng khả năng của giáo viên mới còn hạn chế, tuy nhiên anh ta tỏ ra dựa dẫm vào cấp trên, phớt lờ hiệu trưởng. Là hiệu trưởng trong trường hợp này bạn cần làm gì?
Tình huống 7: Một hiểu trưởng tiểu học từ chối tham gia lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục do Phòng giáo dục huyện tổ chức với lý do ông đã từng có 15 năm thâm
niên làm hiệu trưởng, ông cho rằng từng
ấy thời gian đã đủ
cho ông nhiều kinh
nghiệm quản lý và có thể tiếp tục quản lý tốt, bằng chứng là trường ông luôn đứng ở
tốp trên của huyện với nhiều thành tích. Thầy (cô) có ý kiến như thế nào?
3. Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học
Tình huống 8: Kết thúc năm học, từ hiệu trưởng trường cũ, bạn được chuyển về làm hiệu trưởng một trường mới, chưa nắm hết thông tin cần thiết mà phải xây dựng kế hoạch dạy học đầu năm học mới, bạn đã làm cách nào?
Tình huống 9: Một giáo viên lớn tuổi, có năng lực chuyên môn vững vàng,
nhưng lại không muốn các đồng nghiệp khác dự giờ mình, nếu không thoái thác được khi có người khác yêu cầu dự giờ thì lại có thái độ không thiện chí. Là hiệu trưởng bạn có biện pháp gì?
Tình huống 10: Hai giáo viên vốn là bạn thân, bất hòa trong đánh giá giờ dạy,
nói xấu nhau gây mất đoàn kết nội bộ. Bạn ứng xử tình huống này như thế nào?
Tình huống 11
: Trong trường có giáo viên rất giỏi về
chuyên môn nhưng
thường xuyên vi phạm quy chế chuyên môn, lên lớp không có giáo án, là hiệu trưởng trường này thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
4. Sự thừa nhận của tập thể nhà trường
Tình huống 12: Giả thiết phòng giáo dục huyện kêu gọi các trường tiểu học áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, đồng chí tuân theo lời kêu gọi và phát động phong trào áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong tất cả các môn học. Một số giáo viên còn phân vân về cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng được. Đồng chí vẫn cương quyết thực hiện việc áp dụng phương pháp này với sự thuyết phục là đích thân hiệu trưởng sẽ tập huấn cho giáo viên, đồng thời sẽ thuyết phục được Ủy ban Nhân dân xã mua sắm thêm một số trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học theo phương pháp này. Theo đồng chí giáo viên trong trường có ủng hộ đồng chí không?”
Tình huống 13: Công tác quản lý tài chính trong thời điểm hiện nay đối với một trường tiểu học khá là nhạy cảm đặc biệt là trong mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, đã không ít hiệu trưởng bị nhiều đơn thư khiếu nại, tố giác. Tình huống giả định, nếu đồng chí cũng rơi vào một hoàn cảnh này, đồng chí cần được sự ủng hộ từ phía giáo viên trong trường, theo đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên trong trường sẽ ủng hộ đồng chí như thế nào? Bao nhiêu % ủng hộ đồng chí?”
Tình huống 14: Đồng chí hiệu trưởng quyết định ngày thứ hai hàng tuần tất cả giáo viên nữ phải mặc áo dài đến trường kể cả những người không lên lớp. Trước khi ra quyết định này đồng chí đã đưa vấn đề này ra thăm dò trước một tháng, kết quả là 60% giáo viên không đồng ý với yêu cầu của đồng chí nhưng kết cục đồng chí vẫn ra quyết định. Theo đồng chí mọi người tuân thủ quyết định của đồng chí như thế nào? Có giáo viên nào cố tình chống lại quyết định của đồng chí không?