Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 9

3.2. Kiến nghị nhằm thực thi hiệu quả các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại NHTM ở Việt Nam.

Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ATM tại NHTM tại Việt Nam.

Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật BVQLNTD, hầu hết người tham gia khảo sát cho rằng nên tăng cường công tác tuyên truyền trên truyền hình (26,01%); thông qua báo điện tử, trang tin, trang mạng xã hội facebook, twister...(17,73%); thông qua phát thanh (radio,..) (14,2%); treo băng rôn khẩu hiệu, phát tờ rơi, tuần hành (13,71%); tổ chức hội thảo, tập huấn (10,26%).[11]

Việc nâng cao nhận thức pháp lý cho người tiêu dùng cần được thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục hiệu quả. Đầu tư cho các cuộc hội thảo khoa học về vấn đề này có lẽ chỉ giải quyết các yêu cầu mang tính chiến lược, định hướng cho công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện cơ chế thực thi. Giá trị thực tế của một đạo luật hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ và sự hợp tác của các chủ thể là đối tượng áp dụng của đạo luật đó. Vì thế, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật vẫn còn là một nhu cầu cấp thiết trong điều kiện hiện nay. NTD đề xuất các phương thức tuyên truyền hiệu quả như: Tuyên truyền Luật BVQLNTD đến tận địa phương, tới tận người tiêu dùng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thông qua nhiều hình thức khác nhau; Xây dựng chuyên mục thường xuyên về BVQLNTD phát trên Đài Truyền hình, phát thanh. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu trên Truyền hình, mạng xã hội về BVQLNTD…

Thứ hai, cần nâng cao trình độ của cán bộ bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.


Tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người NTD sử dụng dịch vụ thẻ của NHTM có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi pháp luật. Trong thực tế một số tổ chức, cá nhân sai sót do ý thức trách nhiệm, nhưng cũng có một số do nghiệp vụ còn yếu. Vì thế, hàng năm, Ngân sách NN cần trích một khoản nhất định để chi phí cho những hoạt động nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi NTD. Kịp

thời xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn chuyên sâu nội dung bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM cho đội ngũ cán bộ có thẩm quyền và những người có liên quan.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch thẻ tại NHTM. Đối với các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, NTD đề xuất cần tăng cường các hoạt động như sau: Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật BVQLNTD (24.27%); Hướng dẫn, hỗ trợ NTD giải quyết tranh chấp với tổ chức, cá nhân kinh doanh (16,82%); Thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ (16,61%); Khởi kiện (đại diện cho người tiêu dùng hoặc tự mình) khi quyền lợi của người tiêu dùng bị vi phạm (15%); Kiến nghị xử lý các vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (13,85%);...Một số kiến nghị khác để tăng cường hiệu quả hoạt động củ các cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ, cụ thể: Mở rộng Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng (1800-6838), tăng cường năng lực tiếp nhận để đáp ứng nhu cầu tư vấn thường xuyên và lâu dài của người tiêu dùng; Cần xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Hội BVQLNTD và các cơ quan quan quản lý nhà nước như Bộ Công thương, Cục quản lý cạnh tranh, NHNN và giữa các cơ quan quan quản lý nhà nước với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động BVQLNTD; Giải quyết hiệu quả, kịp thời và dứt điểm các khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; Xây dựng, thực hiện quy trình khiếu nại cho người tiêu dùng đơn giản và thuận tiện; Thông tin công khai các vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp vi phạm trên các phương tiện truyền thông; Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất các NHTM; Nên giao cho 1 cơ quan có toàn quyền thực thi nhiệm vụ, không cần thiết phải có sự phối hợp quá nhiều cơ quan để tránh rò rỉ thông tin; thiết lập các Văn phòng BVQLNTD ở địa phương để người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn; Xây dựng các tổ chức hòa giải tại các làng, ấp,.. để tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ tiếp cận và được hỗ trợ. Tăng cường thành lập các Hội BVQLNTD ở cấp Huyện, Thị trấn; Tăng cường liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước - NHTM và NTD trong việc đối thoại, xử lý khiếu nại. Kêu gọi NHTM cùng chung sức tăng cường hoạt động tuyên truyền, phối hợp BVQLNTD…

Thứ tư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: các yêu cầu về đảm bảo an toàn cho NTD trong việc sử dụng thẻ tại NHTM đang rất cần thiết. Vì vậy bây giờ, hơn lúc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

nào hết Chính phủ cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Đặc biệt, là nghiệp vụ thanh toán thẻ một nghiệp vụ đòi hỏi công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại, do đó Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn cho hoạt động này để tăng hiệu quả trong hoạt động thanh toán thẻ, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng. Như chúng ta đã biết máy móc thiết bị trang bị cho công nghệ thẻ đều là máy móc nhâp khẩu, Chính phủ nên giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc thiết bị phục vụ thanh toán thẻ tạo điều kiện cho các ngân hàng nhập trang thiết bị dễ dàng hơn, để đảm bảo chất lượng cho máy móc sử dụng trong lĩnh vực thanh toán thẻ hơn. Ngoài ra, để khuyến khích cũng như tăng cường giám sát trên thực tế, Chính phủ có thể chi trả lương cho công nhân viên nhà nước thông qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 9


Trên cơ sở những vướng mắc, bất cập phân tích ở Chương 2, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi hiệu quả pháp luật bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Theo đó, pháp luật cần có sự thống nhất khái niệm NTD sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ tại NHTM, hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng phát hành, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Đồng thời cũng cần đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về các sản phẩm thẻ cũng như pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM. Những giải pháp này có thể làm tài liệu tham khảo cho cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM.

KẾT LUẬN


Bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM góp phần bảo vệ quyền con người và đảm bảo cho sự hoạt động ổn định, hiệu quả của hệ thống tài chính cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng và toàn xã hội đã thể hiện sự quan tâm tới vấn đề bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ thẻ ATM tại NHTM. Cơ quan Nhà nước đã nỗ lực ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người sử dụng thẻ ATM. Các văn bản pháp luật này đã tạo nên hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ tại NHTM. Trong những năm gần đây, với sự cố gắng của các chủ thể liên quan, thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ATM tại NHTM đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, do là lĩnh vực đặc thù với sự phức tạp và biến đổi nhanh chóng, hệ thống pháp luật về bảo về quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ATM tại NHTM vẫn còn chung chung, chưa bảo vệ được triệt để quyền lợi NTD.

Với đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, khoá luận đã phân tích rõ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ. Qua việc phân tích đó, bài viết đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng dịch vụ thẻ ATM trên thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Danh mục các văn bản pháp luật

1. Bộ luật dân sự 2015

2. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

3. Luật các tổ chức tín dụng 2010

4. Nghị định Chính phủ số 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010

5. Nghị định số 185/2013 về xử phạt vi phạm hành chính sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD

6. Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 185/2013 về xử phạt vi phạm hành chính sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD

7. Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg về sửa đổi quyết định số 02/2012/QĐ-TTg về danh mục hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung do Thủ tướng Chính phủ Ban hành

8. Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định hoạt động thẻ Ngân hàng

9. Thông tư số 35/2012/TT-NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa

10. Thông tư 47/2014/TT-NHNN quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ Ngân hàng

II. Danh mục tài liệu tham khảo khác


a, Tài liệu trong nước


11. Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương, Báo cáo kết quả khảo sát NTD, website:http://www.vca.gov.vn/uploads/BAO%20CAO%20KET%20QUA

%20KHAO%20SAT%20NHAN%20THUC%20CUA%20NTD%20VE%2 0BVQLNTD.pdf

12. Cục Quản lý cạnh tranh, Danh sách tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng theo mẫu tại Cục Quản lý Cạnh tranh, link: http://www.vca.gov.vn/HopDongMau.aspx?lg=1&Cate_ID=453&lhh=27 (10)

13. Cục Quản lý cạnh tranh (2016), “Một số gợi ý hỗ trợ triển khai Quyết định 35/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ nội địa; mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân); vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng)”, website: http://www.moit.gov.vn/, đăng ngày 11/05/2016.(11)

14. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương - CUTS, “So sánh Luật Bảo vệ NTD một số nước trên thế giới – Bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong dự thảo Luật Bảo vệ NTD của Việt Nam”, Báo cáo nghiên cứu chuyên đề. (4) (8) (9)

15. Cục quản lý cạnh tranh (2006), “Sổ tay công tác bảo vệ NTD”, Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, tr. 33. (7)

16. Cục quản lý Cạnh tranh (2016), “Thực trạng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ quyền lợi NTD”, website: danluat.thuvienphapluat.vn, đăng ngày 06/08/2016. (21)

17. Đào Thị Sao, (2014), “Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại NHTM theo pháp luật Việt Nam”, trang 17-18, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà Nội), Hà Nội. (6)

18. Hoàng Yến(2014), “Chọn thẻ tín dụng của ngân hàng nào lợi nhất”, website: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/, đăng ngày 04/09/2014, truy cập lúc 5h50’ ngày 05/05/2017. (15) (17)

19. Hội Khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (2000), Điều 1, 2 Bản điều lệ của Hội Khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam được thông qua ngày 28/04/2000. (23)Lương Bằng (2015), “Soạn hợp đồng theo mẫu: Bộ Công Thương nói “cần”, ngân hàng bảo “không””, website: http://www.baohaiquan.vn/, đăng ngày 28/5/2015 (14)

20. Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân, H, 2003, tr 10. (5)


21. Phan Khánh An (2017), Đánh giá pháp lý một số nội dung trong hợp

đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với dịch vụ phát hành thẻ ghi

nợ nội địa và ngân hàng điện tử của ngân hàng theo quy định của LuậtBảo vệ quyền lợi NTD”, website: vca.gov.vn, đăng ngày 27/4/2017. (12)

22. Thiên Nga (2010), “Lại khốn khổ vì ATM 'nhè'...tiền rách”, website: www.vietnamnet.vn, đăng ngày 24/03/2010. (18)

23. Trâm Anh (2017), “Rút tiền ATM nhả ra giấy - dấu hỏi lớn về an toàn, bảo mật ngân hàng”, website: http://anninhthudo.vn, đăng ngày 03/03/2017 (19)

24. Trương Thanh Đức (2011), “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, số 1 tháng 1-2011. (13)

25. Vân Hạnh (2015), “Các ngân hàng đang thu phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa như thế nào?”, website: http://cafef.vn, đăng ngày 18/8/2015 (16)

26. Viện Nghiên cứu lập pháp (2011), “Những vấn đề đặt ra đối với thực trạng vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, website: vnclp.gov.vn, đăng ngày 30/12/2011. (22)

b, Tài liệu nước ngoài


27. 1Criminal Proceedings against Patrice Di Pinto, Case C-361/89 [1991] I- 1189 (cited in Geraint Howells and Stephen Weatherill, Consumer Protection Law, 2nd ed. (England: Ashgate Publishing Limited, 2005) at 365. (1)

28. Francise Rose (ed.), Blackstone’s Statutes on Commercial and Consumer Law 2008-2009, 17th ed. (Oxford: Oxford University Press, 2008) at 539. (2)

29. The Consumer Contract Act (2004), source: http://www.consumer.go.jp/, link truy cập: http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/apcity/unpan02350 3.pdf

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí