Các Ngân Hàng Thương Mại (Dmus) Trong Mẫu Nghiên Cứu


luận án chỉ đánh giá mối quan hệ giữa hai biến là nợ xấu và hiệu quả chi phí vì các lý do sau: (i) Thứ nhất, kích thước mẫu trong nghiên cứu nhỏ so với các nghiên cứu trước kia, nên loại bỏ biến vốn hóa ngân hàng (capitalization) để mô hình có ý nghĩa giải thích tốt hơn; (ii) thứ hai, vốn hóa ngân hàng để kiểm định cho giả thuyết “rủi ro đạo đức” bởi giảm vốn hóa làm tăng nợ xấu ngân hàng. Còn luận án chỉ tiến hành kiểm định các giả thuyết liên quan đến hiệu quả chi phí và nợ xấu; thứ ba, để khắc phục những sai lệch trong ước lượng và phù hợp với kích thướt mẫu nhỏ, thời gian ngắn thì ước lượng GMM sẽ giải quyết các vấn đề bỏ qua biến.

Mục tiêu của mô hình PVAR và phân tích kỹ thuật nhân quả nhằm:

- Một là, mô hình PVAR cho kết quả để đánh giá nợ xấu có là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của hiệu quả chi phí, hay hiệu quả chi phí là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của nợ xấu, hay cả hai.

- Hai là, phân tích mô hình PVAR sẽ đánh giá được phản ứng trong hiện tại và tương lai của hiệu quả chi phí dưới cú sốc của nợ xấu, và ngược lại.

- Ba là, mô hình PVAR còn thể hiện kết quả phân ra phương sai của hiệu quả chi phí và nợ xấu. Phân rã phương sai cho thấy phương sai sai số dự báo trước s bước của hiệu quả chi phí (với s = 1, 2, 3,…) được giải thích bởi cú sốc của nợ xấu, và ngược lại.

- Và cuối cùng, kết quả mô hình PVAR và kết hợp mô hình dữ liệu bảng động có thể dùng để kiểm định giả thuyết nghiên cứu của luận án.

Mô hình PVAR được xây dựng với đ#,=

= ÅÇÉ


#,=

, ".#,=

â như một vector của k

biến nội sinh cho ngân hàng U tại thời điểm ó. Mối quan hệ động giữa các biến nội sinh được thể hiện ở phương trình:

đ#== òá# + ò ℓ đ=u[ + Ñ#=(3.11) U = 1, … , 234 ó = 2007, … , 2014

Trong đó, òá# là một (ù×1) vector hệ số chặn không đổi theo thời gian cho từng ngân hàng cụ thể, ò ℓ là ma trận (ù×ù) của hệ số các biến trễ (tham số để

ước lượng), ò ℓ ≡

<

Z[

òu[, để thu thập các ảnh hưởng riêng và chéo của các

độ trễ biến phụ thuộc trong các quan sát. Còn Ñ#= là một (1×ù) vector của các sai số


đo lường với đặc điểm . Ñ#= = 0, . Ñ#=Ñâ#= = Ñ, . Ñ#=Ñâ#= =0 cho tất cả ó > b.

Đối với hệ số òá# trong phương trình (3.11) thì tương quan với phần sai số, và thông qua hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS sẽ dẫn đến hệ số chệch (biased coefficient). Thông thường, để giải quyết vấn đề trên, đặc biệt ở dữ liệu bảng có nhiều quan sát với ít mốc thời gian, thì thực hiện chuyển đổi mô hình để loại bỏ các tác động cố định riêng lẻ và sau đó sử dụng các phương pháp ước lượng GMM sử dụng độ trễ các quan sát làm biến công cụ.

3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu của luận án lấy từ báo cáo tài chính có kiểm toán (báo cáo tài chính riêng lẻ) của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2007 đến 2014.

Thời gian nghiên cứu của luận án trải dài trong giai đoạn 2007 đến 2014. Luận án chọn mốc thời gian nghiên cứu 7 năm, từ lúc hệ thống ngân hàng thương mại phát triển nhanh và nóng – 2007, sau đó gặp nhiều bất ổn tài chính những năm sau 2010, đến cột mốc 2014 – các ngân hàng thương mại bắt đầu bán nợ xấu cho công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC).

Luận án sử dụng cột mốc cuối của dữ liệu là năm 2014 để tránh sự bóp méo của dữ liệu nợ xấu của từng ngân hàng. Bởi sau năm 2014, nợ xấu được “dồn” sang VAMC và đưa tỷ lệ nợ xấu của từng ngân hàng ở con số khá “đẹp”. Chính điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xem xét mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng.

Tổng số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu là 40 ngân hàng (tuy nhiên, số lượng ngân hàng tối đa cho vài năm là 39 ngân hàng, bởi có sự sáp nhập), bao gồm cả ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP).

69


Bảng 3.1: Các ngân hàng thương mại (DMUs) trong mẫu nghiên cứu


STT

Ngân hàng

Ký hiệu

STT

Ngân hàng

Ký hiệu

1

NHTMCP An Bình

ABB

21

NHTMCP Quốc Dân

NAV

2

NHTMCP Á Châu

ACB

22

NHTMCP Bắc Á

NSB

3

NHNN&PTNT Agribank

AGR

23

NHTMCP Phương Đông

OCB

4

NHTMCP Bản Việt

BAN

24

NHTMCP Đại Dương

OEB

5

NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

BID

25

NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex

PGB

6

NHTMCP Bảo Việt

BVB

26

NHTMCP Phương Nam

PNB

7

NH Công Thương Việt Nam

CTG

27

NHTMCP Sài Gòn

SCB

8

NHTMCP Đông Á

EAB

28

NHTMCP Đông Nam Á

SEA

9

NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

EIB

29

NHTMCP Sài Gòn Công Thương

SGB

10

NHTMCP Đại Á

DAI

30

NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội

SHB

11

NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu

GPB

31

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín

STB

12

NHTMCP Nhà Hà Nội

HAB

32

NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam

TCB

13

NHTMCP Phát Triển TPHCM

HDB

33

NHTMCP Tiên Phong

TPB

14

NHTMCP Kiên Long

KLB

34

NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa

TNB

15

NHTMCP Bưu Điện Liên Việt

LVP

35

NHTMCP Xây Dựng Việt Nam

CB

16

NHTMCP Quân Đội

MBB

36

NHTMCP Việt Á

VAB

17

NHTMCP Phát triển Mê kong

MDB

37

NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam

VCB

18

NHTMCPPT Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long

MHB

38

NHTMCP Quốc Tế Việt Nam

VIB

19

NHTMCP Hàng Hải

MSB

39

NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng

VPB

20

NHTMCP Nam Á

NAB

40

NHTMCP Đại Chúng/Ngân hàng Miền Tây(WTB)

PVcombank

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 11


Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Bảng 3.2: Số ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 – 2014


Năm

Số ngân hàng

2007

34

2008

38

2009

39

2010

39

2011

38

2012

36

2013

34

2014

32

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Ở Việt Nam, có những đặc thù về việc công bố thông tin qua báo cáo tài chính, và một số ngân hàng mới được thành lập, cũng như mua bán – sáp nhập trong thời gian nghiên cứu. Nên dữ liệu bảng thu thập từ các ngân hàng thương mại

không được cân bằng. Cụ thể:

- Ngày 05/05/2008, ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Tiên Phong (TPBank) được thành lập.

- Ngày 28/3/2008, ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Năm 2011, ngân hàng được chấp thuận đổi tên thành ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank).

- Ngày 27/7/2010, ngân hàng TMCP các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh đổi tiên thành ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

- Ngày 15/11/2011, NHNN chấp thuận hợp nhất 3 ngân hàng TMCP: ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, và ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) thành ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

- Ngày 28/08/2012, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) được sáp nhập vào ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).


- Ngày 23/05/2013, ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) đổi tên và chủ sở hữu thành ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB). Ngày 05/03/2015, NHNN công bố quyết định mua lại VNCB với giá 0 đồng, và chuyển đổi mô hình hoạt động cũng như thương hiệu là ngân hàng CB.

- Ngày 04/10/2013, ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) hợp nhất với công ty Tài chính Dầu Khí Việt Nam (PVFC) thành ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (Pvcombank).

- Ngày 23/11/2013, ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) được sáp nhập vào ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank).

- Ngày 22/01/2014, ngân hàng TMCP Nam Việt (NAV) đổi tên thành ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB)

- Ngày 01/10/2015, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) và ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) ký kết biên bản bàn giao chính thức sáp nhập toàn hệ thống SouthernBank và STB dưới sự chứng kiến của NHNN.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 là sự tổng hợp các phương pháp được sử dụng trong luận án, bao gồm: Phương pháp đo lường hiệu quả ngân hàng bao dữ liệu DEA; phương pháp ước lượng S – GMM hai bước cho mô hình dữ liệu bảng động; phương pháp ước lượng GMM cho mô hình tự hồi quy véc tơ dữ liệu bảng (PVAR) và kỹ thuật phân tích quan hệ nhân quả Granger.

Với phương pháp bao dữ liệu DEA sẽ tiến hành đo lường hiệu quả ngân hàng cho hai mục tiêu: (i) Một là, đo lường điểm hiệu quả ngân hàng với đầu ra không mong muốn là nợ xấu, nhằm đánh giá điểm hiệu quả của từng ngân hàng thương mại khi có tính đến yếu tố đầu ra không mong muốn là nợ xấu; (ii) hai là, đo lường hiệu quả chi phí CE (cost efficiency) để thực hiện cho các mục tiêu nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng.

Phương pháp ước lượng S – GMM hai bước, mô hình PVAR và phân tích quan hệ nhân quả Granger để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả chi phí, tìm hiểu quan hệ nhân quả giữa nợ xấu với hiệu quả chi phí, và mức độ giải thích cho sự thay đổi của hiệu quả chi phí bởi nợ xấu…Đồng thời, các kết quả nghiên cứu còn là bằng chứng thực nghiệm để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Mục đích chương 4 là chuyển tải kết quả nghiên cứu cho mô hình và phương pháp ở chương 3. Bên cạnh đó, chương 4 cũng lược khảo về sự phát triển hệ thống ngân hàng, diễn biến nợ xấu và các hoạt động xử lý nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu nhằm kết nối lẫn đối sánh giữa hoạt động thực tiễn với kết quả nghiên cứu định lượng.

Trọng tâm của chương 4 vẫn là trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được với thứ tự như sau: (i) Một là, kết quả đo lường điểm hiệu quả ngân hàng qua mô hình hiệu quả DEA với nợ xấu là đầu ra không mong muốn, nhằm quan sát mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả của từng ngân hàng thương mại; (ii) hai là, sự tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí, và ngược lại; (iii) ba là, kết quả nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của ngân hàng.

4.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM, DIỄN BIẾN NỢ XẤU VÀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU

4.1.1. Tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Sau năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, hàng loạt những chính sách đổi mới, mà ngày nay đã góp phần to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam như: Chính sách cải cách thuế, tái cải cách giá, cải cách sở hữu nhà nước…Nhưng đặc biệt là hoạt động chuyển dịch mô hình ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) trở thành ngân hàng trung ương có vai trò điều hành chính sách tiền tệ, và hình thành hệ thống ngân hàng cấp hai đáp ứng nhu cầu tài chính – ngân hàng của thị trường như ngân hàng thương mại nhà nước (SOCB – State-owned commercial banks), ngân hàng thương mại cổ phần (JSCB – Joint-stock commercial banks), ngân hàng nước ngoài (FB – Foreign banks).

Bắt đầu từ năm 1991 đến 2001, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã tiến hành cải cách, sắp xếp, thay thế…, để tạo một hệ thống ngân hàng thương mại hiệu quả. Đồng thời, thời gian này, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trở


thành mạch máu của cả nền kinh tế, là nơi cung cấp phần lớn nguồn vốn phục vụ nhiều đối tượng của nền kinh tế. Lúc này, hoạt động tái cơ cấu tiến hành khá quyết liệt nhằm gia tăng tính hiệu quả hoạt động cũng như đánh giá đúng quy mô của các khoản nợ xấu (NPLs), và dần loại bỏ các chính sách phi thị trường trong ngành ngân hàng. Kết quả của chương trình cải cách, hệ thống ngân hàng đã loại bỏ được cách ngân hàng yếu kém, giảm dần sự chỉ đạo vay từ chính phủ, sự suy giảm của tỷ lệ nợ xấu (NPLR, non – performing loan ratio).

Giai đoạn năm 2000 – 2006, hệ thống ngân hàng Việt Nam có hiện tượng mở rộng mạng lưới hoạt động khắp nơi, cùng với sự tăng trưởng của tiền gởi và tín dụng (trên 30%). Đồng thời, các luật định hạn chế hoạt động của ngân hàng nước ngoài cũng được dần bãi bỏ, đã giúp cho hệ thống ngân hàng trở nên đa dạng thành phần bởi sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nước ngoài (FB). Nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đã và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, sau năm 2010, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối diện với tình trạng khủng hoảng tồi tệ, nhất là tỷ lệ nợ xấu gia tăng vượt ngoài kiểm soát. Đây là hậu quả cho thời kỳ tăng trưởng nóng thiếu định hướng về chất lượng của hệ thống ngân hàng.

Lúc này, tỷ lệ nợ xấu theo công bố của ngân hàng nhà nước Việt Nam trung bình khoảng 4% từ 2011 – 2014. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu theo đánh giá của các tổ chức tài chính uy tín quốc tế thì khoảng 15%. Khoảng thời gian này, hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được tiến hành khẩn trương thông qua siết chặt tăng trưởng tín dụng, kiểm soát hoạt động tín dụng, mua lại và sáp nhập các ngân hàng yếu kém…, nhằm hướng đến sự ổn định tài chính.

4.1.2. Diễn biến nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014

Nợ xấu không phải là chuyện của riêng Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới

đều phải đối mặt, nhưng ở các mức độ khác nhau. Tính trong giai đoạn 2012 –

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023