tin tài chính như các ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình chỉnh lý tiêu chuẩn kế toán và đảm bảo theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cần sửa đổi trong ba mảng chính như: linh hoạt hơn trong trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho phép hướng tới thông qua các phương pháp tiếp cận các chu kỳ (ví dụ như trích lập dự phòng tổn thất dự kiến), thắt chặt các quy định về việc hợp nhất các rủi ro ngoại bảng và áp dụng giá trị kế toán hợp lý cho các loại công cụ tài chính.
Hai là, kiến nghị tăng cường các hoạt động giám sát an toàn hệ thống tài chính Việt Nam. Một khi hệ thống giám sát an toàn tài chính không hiệu quả, gặp rủi ro cũng như tạo ra nhiều bất ổn cho hệ thống tài chính và làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đó, cần lựa chọn mô hình giám sát tài chính hiệu quả với các yêu cầu: (i) Có thể nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm an toàn tài chính của các ngân hàng thương mại; (ii) có khả năng nhận diện những bất ổn và xu hướng không lành mạnh trên thị trường ngân hàng để kịp thời đưa ra những phản hồi chính sách nhằm can thiệp, điều chỉnh thị trường một cách hợp lý, đặc biệt là những bất ổn trong nợ xấu của các ngân hàng;
(iii) có khả năng nhận diện RRHT và cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tài chính của hệ thống ngân hàng…
Ba là, hoàn thiện chính sách về đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, cụ thể: (i) Hoàn thiện quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; (ii) quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; (iii) quy định về cấp phép thành lập và hoạt động, mở rộng mạng lưới; (iv) quy định về tổ chức quản lý và hoạt động ngân hàng; (v) Quy định về sáp nhập, hợp nhất, tái cơ cấu, bảo hiểm tiền gửi…
Các kiến nghị thúc đẩy xử lý triệt để nợ xấu:
Nghị quyết xử lý nợ xấu được ban hành và có thể là công cụ hữu hiệu nhằm hướng đến xử lý dứt điểm nợ xấu, ở đó nghị quyết trả lại tính thị trường cho hoạt động mua bán nợ xấu, quyền lợi rõ ràng giữa các bên, công bố thông tin minh bạch…Đồng thời, nghị quyết cũng cho thấy tầm quan trọng của hoạt động xử lý nợ
xấu. Qua kết quả nghiên cứu của luân án, nợ xấu là nhân tố tác động tiêu cực lớn đến hiệu quả ngân hàng. Vì vậy, khoanh vùng và xử lý nợ xấu là hoạt động vô cùng cấp thiết. Dưới góc độ nghiên cứu của luận án, tác giả có vài kiến nghị các cơ quan hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy xử lý triệt để nợ xấu, cụ thể như sau:
- Kiến nghị với Chính phủ, cần quyết liệt triển khai nghị quyết xử lý nợ xấu vào thực tế. Đồng thời, nhận diện trước những rào cản và tình huống xấu nhất khi thực thi nghị quyết. Ngoài ra, Chính phủ cần có chính sách hướng đến xây dựng và phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Kết Luận Về Hiệu Quả Ngân Hàng Khi Đo Lường Thông Qua Mô Hình Dea Với Đầu Ra Không Mong Muốn Là Nợ Xấu.
- Kết Luận Về Đo Lường Hiệu Quả Chi Phí (Cost Efficiency)
- Kiến Nghị Các Ngân Hàng Thương Mại Hướng Đến Mảng Kinh Doanh Ngân Hàng Bán Lẻ Như Một Chiến Lược Dài Hạn Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Ngân Hàng Và Giảm
- Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 23
- Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 24
- Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 25
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
- Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện ba trụ cột: một là, thực thi nghị quyết xử lý nợ xấu và hướng đến hình thành thị trường mua bán nợ; hai là, ban hành chính sách và đẩy mạnh – mở rộng áp dụng Hiệp ước Basel II vào các ngân hàng thương mại nhằm quản lý – kiểm soát rủi ro chủ động trong hoạt động cấp tín dụng; ba là, xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả ngân hàng với đầu ra không mong muốn là nợ xấu để khoanh vùng ngân hàng, và khoanh vùng nợ xấu để có những chính sách can thiệp kịp thời.
- Kiến nghị với VAMC, phát triển VAMC trên quan điểm nhà quản lý – điều hành thị trường mua bán nợ, nhà tạo lập thị trường và nhà đầu tư lớn trên thị trường mua bán nợ xấu. Bên cạnh đó, VAMC cần thúc đẩy thực hiện: một là, giải quyết khối lượng nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt. Muốn thế, VAMC cần phân loại, tiến hành định giá theo giá thị trường, và thực hiện mua hoặc bán cho bên thứ ba về khoản nợ xấu này; hai là, xây dựng nguyên tắc định giá những khoản nợ xấu cho phù hợp với giá trị thị trường. Nguyên tắc định giá phải dựa trên tỷ lệ phục hồi của khoản vay và hoạt động đấu giá giữa các nhà đầu tư khác nhau; ba là, khuyến nghị các ngân hàng thương mại phân loại nợ xấu (theo tài sản đảm bảo, theo giá trị tỷ lệ phục hồi giảm dần…) để xúc tiến nhanh hoạt động mua bán nợ xấu trên thị trường thời gian tới.
- Kiến nghị NHNN và VAMC ban hành cơ chế định giá khoản nợ xấu. Việc định giá không thể chỉ dựa vào yếu tố tài sản đảm bào, mà cần nhìn ở vấn đề tỷ lệ phục hồi của khoản vay (RR – Recovery Rate). Cụ thể, đối với danh mục cho vay
doanh nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng đến RR gồm: Một là, đặc điểm người vay (uy tín trả nợ, phân loại ngành nghề, số lượng chủ nợ, cấu trúc tài chính của báo cáo tài chính, quy mô công ty, hình thức pháp lý, số năm thành lập); hai là, đặc điểm của khoản vay (giá trị tài sản thế chấp, dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ, thời gian của quy trình xử lý nợ, chi phí của quy trình xử lý nợ, thời hạn của khoản vay); ba là, yếu tố kết nối doanh nghiệp (mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, khoảng cách địa lý giữa ngân hàng và doanh nghiệp); bốn là, yếu tố kinh tế vĩ mô (GDP, lạm phát, mức lãi suất thị trường, các điều kiện kinh tế vĩ mô). Đối với danh mục khoản vay cá nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến RR gồm: Một là, hồ sơ người vay (tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, năng lực tài chính); hai là, loại vay (có tài sản đảm bảo hay tín chấp, kỳ hạn vay, loại vay…); ba là, tài sản thế chấp (giá thị trường, thanh khoản, tình trạng pháp lý…); bốn là, khả năng trả nợ (lịch sử thanh toán gần nhất, số gốc đã thanh toán, năng lực tài chính người vay…); năm là, khả năng đòi nợ (những hành động thu hồi nợ đã có, những khó khăn trong thu hồi nợ…).
- Kiến nghị phát triển thị trường mua bán nợ với ba phương thức bán nợ, bao gồm: Một là, bán riêng lẻ - là phương thức bán nợ dựa trên sự thỏa thuận riêng giữa người mua và người bán; hai là, đấu giá (giới hạn hoặc đại chúng) – là phương thức bán nợ dựa trên sự đấu giá giữa những nhà đầu tư mua nợ với người bán nợ; ba là, chứng khoán hóa – là phương thức bán nợ dựa trên hoạt động chứng khoán hóa những khoản nợ xấu. Đây là dạng đặc biệt của chứng khoán hóa trên tài sản và cũng là một quy trình chuyển đổi món vay hoặc khoản phải thu thành công cụ có thể chuyển nhượng.
5.3.6. Kiến nghị về chính sách vĩ mô
Các cơ quan hoạch định chính sách cần duy trì chính sách ổn định vĩ mô và kiểm soát chỉ số lạm phát ở mức phù hợp với bối cảnh tăng trưởng của Việt Nam nhằm hướng đến môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hiệu quả ngân hàng. Đồng thời, các chính sách này cũng làm giảm trừ đáng kể sự gia tăng của nợ xấu đến từ yếu tố vĩ mô như mô tả trong lý thuyết “kém may mắn” (bad luck).
Ngoài ra, trong dài hạn, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải hướng đến tăng tỷ lệ tăng trưởng GDP. Bởi tăng trưởng kinh tế là động lực thúc đẩy
các chủ thể kinh tế khác phát triển, và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Vì vậy, các cơ quan hoạch định chính sách cần phải thực hiện loạt chính sach như: cải cách thể chế, môi trường kinh doanh – đầu tư, hỗ trợ và thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…
Tóm lại, chính sách vĩ mô cần phải hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh; tiếp tục tái cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
5.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Mặc dù nghiên cứu đã đạt được những mục tiêu đề ra, nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế chính như:
- Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2007 – 2014 chưa đủ dài để tạo độ tin cậy cao nhất khi phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng thông qua mô hình system GMM hai bước. Ngoài ra, điểm dừng cuối của dữ liệu là năm 2014 không phản ảnh được tính cập nhập đến năm 2016, tuy nhiên, do sau năm 2014, dữ liệu nợ xấu không đảm bảo tính trung thực bởi phần lớn nợ xấu được chuyển giao cho VAMC. Nên để đo lường chính xác sự ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng, tác giả phải lựa chọn mốc thời gian 2007 - 2014
- Trong giai đoạn nghiên cứu, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt với hoạt động tái cơ cấu nên số lượng ngân hàng có sự biến động giảm. Đồng thời, dữ liệu nhiều ngân hàng không được công bố đầy đủ và sự liên tục trong dữ liệu không được đầy đủ. Do đó, dữ liệu nghiên cứu được thu thập không cân bằng, nên kết quả nghiên cứu chưa bao quát hết toàn bộ những ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
- Các yếu tố đầu vào và đầu ra được lựa chọn theo cách tiếp cận sản xuất, được sử dụng trong hai mô hình đo lường gồm: hiệu quả chi phí DEA và DEA với đầu ra không mong muốn. Tuy nhiên, yếu tố đầu vào và đầu ra này cần bổ sung càng nhiều để càng đại diện tính toán hiệu quả ngân hàng một cách toàn diện nhất.
Trong thời gian tới, nếu có đủ điều kiện và dữ liệu nghiên cứu thì nghiên cứu sẽ được mở rộng: (i) Một là, thêm các yếu tố đầu vào và đầu ra theo cách tiếp cận sản xuất nhằm phân tích hiệu quả ngân hàng một cách đầy đủ lẫn toàn diện; (ii) hai là, sử dụng cách tiếp cận trung gian để đo lường hiệu quả ngân hàng theo cả hai mô hình. Từ đó sẽ củng cố thêm kết quả đo lường hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; (iii) ba là, mở rộng thời gian nghiên cứu và thu thập thêm dữ liệu nghiên cứu để dữ liệu bảng trở nên cân bằng; (iv) bốn là, phát triển mô hình nghiên cứu để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm cho các giả thuyết “rủi ro đạo đức” (moral hazard), giả thuyết “quản lý tránh rủi ro” (risk – averse management)…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong chương 5, tác giả đưa ra kết luận về: (i) Đo lường hiệu quả ngân hàng bằng mô hình hiệu quả chi phí DEA; (ii) kết luận về điểm hiệu quả ngân hàng khi đo lường bằng mô hình DEA với nợ xấu là đầu ra không mong muốn; (ii) và những kết luận liên quan đến mối quan hệ giữa nợ xấu với hiệu quả chi phí, nhằm lột tả mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả chi phí. Theo đó, nợ xấu gia tăng của hệ thống ngân hàng đến từ hoạt động “quản lý kém” (bad management), và yếu tố kinh tế vĩ mô từ “kém may mắn” (bad luck). Đồng thời, nợ xấu có tác động tiêu cực làm giảm điểm hiệu quả ngân hàng trong khoảng thời gian nghiên cứu. Vì vậy, những giải pháp sẽ chủ yếu xoay quanh việc nâng cao hiệu quả chi phí, giảm trừ nợ xấu, tránh các hoạt động “quản lý kém”, và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô hướng đến ổn định.
Tiếp đến, luận án đề xuất kiến nghị các chính sách cho NHTM, NHNN và cơ quan hoạch định chính sách như sau: (i) Áp dụng mô hình đo lường hiệu quả chi phí DEA và mô hình DEA với nợ xấu là đầu ra không mong muốn; (ii) kiến nghị phân loại bốn nhóm ngân hàng nhằm theo dõi và giám sát chặt chẽ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; (iii) kiến nghị các ngân hàng thương mại nên hướng đến mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ như chiến lược dài hạn; (iv) kiến nghị ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp quản lý nợ xấu chủ động; (v) kiến nghị cơ quan hoạch định chính sách thúc đẩy xử lý triệt để nợ xấu…
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã hệ thống hóa về: (i) Hiệu quả và hiệu quả ngân hàng; (ii) cách tiếp cận tham số và tiếp cận phi tham số trong đo lường hiệu quả ngân hàng; (iii) phương pháp đo lường hiệu quả ngân hàng theo cách tiếp cận phi tham số DEA;
(iv) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng; (v) và cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ xấu với hiệu quả ngân hàng.
Bên cạnh đó, luận án còn thực hiện lược khảo những công trình nghiên cứu trước về hiệu quả ngân hàng, và mối quan hệ giữa nợ xấu với hiệu quả ngân hàng. Quá trình này sẽ giúp tác giả phát hiện các khoảng trống trong nghiên cứu trước và hướng đến xây dựng các mô hình nghiên cứu đề xuất một cách khoa học.
Dữ liệu nghiên cứu của luận án trải dài từ 2007 đến 2014 và được thu thập từ 40 ngân hàng – nhưng có sự biến động về số lượng ngân hàng cho các năm nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu sử dụng mô hình và phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Thứ nhất, mô hình DEA với đầu ra không mong muốn của phương pháp bao dữ liệu (DEA), và nợ xấu là đầu ra không mong muốn. Mô hình đo lường này giúp nhận diện điểm hiệu quả ngân hàng, mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến điểm hiệu quả của từng ngân hàng thương mại, và tỷ lệ nợ xấu tối ưu/khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu (kể cả các đầu vào thừa/đầu ra thiếu khác). Bên cạnh đó, luận án còn đo lường hiệu quả ngân hàng qua mô hình hiệu quả chi phí DEA (gọi là hiệu quả chi phí) nhằm xác định thêm hiệu quả ngân hàng và cũng là biến số cho bước nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng.
- Thứ hai, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu trên cơ sở mô hình dữ liệu bảng động với phương pháp ước lượng S – GMM hai bước để có thể đạt được các mục tiêu sau: (i) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ nợ xấu đến hiệu quả chi phí; (ii) và đánh giá được mức độ ảnh hưởng ngược lại của hiệu quả chi phí đến tỷ lệ nợ xấu. Kết quả thực nghiệm về quan hệ tuyến tính này có thể hỗ trợ cho các giả thuyết nghiên cứu H1 – “kém may mắn” (bad luck), H2 – “quản lý kém” (bad management), hoặc H3 – “hà tiện” (Skimping)
- Cuối cùng, luận án đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa nợ xấu với hiệu quả chi phí thông qua mô hình tự hồi quy véc-tơ dữ liệu bảng (PVAR) nhằm xác định và phân tích: (i) Nợ xấu liệu có là nguyên nhân gây ra sự thay đổi hiệu quả chi phí, hay ngược lại, hay cả hai; (ii) dự đoán một cú sốc đến nợ xấu có ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí, và ngược lại; (iii) đánh giá mức độ giải thích của nợ xấu cho sự thay đổi của hiệu quả chi phí, và ngược lại. Các kết quả thực nghiệm trên sẽ cho những kết luận cuối cùng về các giả thuyết nghiên cứu là “kém may mắn” (bad luck) và “quản lý kém” (bad management).
Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các kết luận đạt được từ nghiên cứu, đề xuất ba nhóm giải pháp (nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả chi phí, nhóm giải pháp nhằm quản trị sự tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí, nhóm giải pháp loại trừ hoạt động quản lý kém của NHTM), và sáu kiến nghị (kiến nghị các ngân hàng thương mại Việt Nam hướng đến mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ như một chiến lược dài hạn; kiến nghị NHTM áp dụng mô hình quản trị ngân hàng hiện đại; kiến nghị ngân hàng nhà nước xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả ngân hàng; nhóm kiến nghị các cơ quan hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy xử lý triệt để nợ xấu…).
Tuy nhiên, nghiên cứu có vài hạn chế như: (i) Dữ liệu không đầy đủ và có nhiều ngân hàng không có dữ liệu liên tục theo chuỗi thời gian; (ii) tác giả có lọc bỏ vài ngân hàng có dữ liệu theo năm không đầy đủ, điều này dẫn đến thiếu sót nhỏ trong đánh giá toàn diện hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; (iii) xuất hiện nhiều biến động trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nên bộ dữ liệu bảng không cân bằng; (iv) thời gian nghiên cứu chỉ đến năm 2014 vẫn chưa phản ánh hết thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đạt rất nhiều thành tựu như:
- Một là, nợ xấu là đầu ra không mong muốn và ảnh hưởng trực tiếp đến điểm hiệu quả của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng muốn đạt biên hiệu quả thì cần có “tỷ lệ nợ xấu đạt biên hiệu quả”, “khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu”, khắc phục đầu vào thừa và đầu ra thiếu. Kết quả cũng tìm được tỷ lệ hiệu quả của các ngân hàng thương mại nhà nước cao hơn nhiều so với nhóm ngân hàng thương