Kết Luận Về Đo Lường Hiệu Quả Chi Phí (Cost Efficiency)


Vì vậy, tối ưu hóa đầu vào thừa/đầu ra thiếu, hạn chế sự tác động tiêu cực của nợ xấu, và hướng đến khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu sẽ giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển vững bền.

5.1.2. Kết luận về đo lường hiệu quả chi phí (cost efficiency)

Khi sử dụng mô hình đo lường hiệu quả chi phí để đánh giá hiệu quả ngân hàng của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu (đồng thời điểm hiệu quả chi phí là một biến số quan trong nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án). Kết quả cho thấy được những ngân hàng đạt biên hiệu quả, những ngân hàng kém hiệu quả, và tỷ lệ phần trăm tiết kiệm chi phí đầu vào lẫn tỷ lệ phần trăm gia tăng đầu ra.

Kết quả về đo lường hiệu quả chi phí thể hiện: Số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam không hiệu quả khá cao, có năm lên tới hơn 73% trong tổng số ngân hàng. Hơn nữa, giai đoạn 2011 – 2013, các ngân hàng thương mại hoạt động kém hiệu quả liên tục, đã gây nhiều bất ổn tài chính ở Việt Nam. Cụ thể như sau:

- Đối với ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần có nhà nước là cổ đông chi phối (gọi tắt là NHTMNN), bao gồm BID; AGR; VCB; CTG; MHB thì phần lớn có hoạt động kinh doanh đạt biên hiệu quả vượt trội so với các ngân hàng thương mại cổ phần, cụ thể: (i) Bốn ngân hàng BID, AGR, VCB, CTG đạt biên hiệu quả liên tục từ 2007 đến 2014 và là trụ cột của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với quy mô tài sản, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, quy mô tiền gởi khách hàng vượt trội; (ii) ngoại trừ MHB không đạt hiệu quả liên tục từ 2007 đến 2012, và kết quả được sáp nhập vào ngân hàng BID với những lãng phí lớn ở chi phí và thiếu hụt nhiều ở tỷ lệ phần trăm đầu ra.

- Đối với ngân hàng thương mại cổ phần. Đa số các ngân hàng không hiệu quả nằm ở khối các ngân hàng thương mại cổ phần, và xu hướng này gia tăng trong gia đoạn 2011 – 2013. Các ngân hàng này với nhiều quy mô khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung ở vừa và nhỏ như ABB, SGB, BAN, NAV, NAB…Đồng thời, các ngân hàng thương mại cổ phần sử dụng chi phí đầu vào cao và đầu ra thiếu luôn ở những


con số báo động. Điều này cũng minh chứng cho sự bất ổn tài chính đã xảy ra ở

Việt Nam trong giai đoạn này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Với mô hình đo lường hiệu quả chi phí DEA khi ứng dụng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phác thảo được nhóm ngân hàng biên hiệu quả và ngân hàng kém hiệu quả. Để từ đó có những phân vùng kiểm soát các ngân hàng kém hiệu quả và can thiệp kịp thời bằng chính sách vĩ mô bởi cơ quan hoạch định chính sách nhà nước. Ngoài ra, mô hình này còn cung cấp kết quả chi phí của đầu vào thừa, giá trị đầu ra còn thiếu, và sẽ tối ưu hóa nguồn lực ngân hàng để giúp ngân hàng đạt hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.

5.1.3. Các kết luận về mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả chi phí của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 20

Kết quả nghiên cứu về sự tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí qua mô hình dữ liệu bảng động với phương pháp ước lượng S – GMM hai bước cho thấy:

- Tỷ lệ nợ xấu năm quan sát và độ trễ bậc 2 tác động tiêu cực đến hiệu quả chi phí và có ý nghĩa thống kê, lần lượt với các hệ số ước lượng - 0.5034, - 0.07012. Nghĩa là, tỷ lệ nợ xấu tăng 1 phần trăm thì hiệu quả chi phí lập tức ảnh hưởng giảm 0.5034 phần trăm, còn bậc trễ bậc 2 của tỷ lệ nợ xấu tăng 1 phần trăm thì hiệu quả chi phí giảm 0.07012 phần trăm. Kết quả này có thể hỗ trợ cho giả thuyết H1 “kém may mắn” (bad luck), nợ xấu gia tăng thường có liên quan tích cực đến giảm hiệu quả chi phí.

- Tỷ lệ nợ xấu bậc trễ 1 lại có tác động tích cực làm tăng hiệu quả chi phí. Khi tỷ lệ nợ xấu bậc trễ 1 tăng 1 phần trăm thì hiệu quả chi phí tăng lên 0.16 phần trăm. Điều này có nghĩa, ở hệ thống ngân hàng Việt Nam, hiệu quả chi phí năm hiện tại gia tăng có sự đóng góp một phần của tỷ lệ nợ xấu gia tăng năm liền kề trước. Ở thực tế, do hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phụ thuộc khá nhiều về tín dụng trong cơ cấu tạo hiệu quả ngân hàng, nên thúc đẩy tín dụng sẽ làm gia tăng hiệu quả chi phí trong 1 năm tiếp theo, nhưng theo đó cũng làm nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, ở năm thứ 2 thì sự ảnh hưởng lập tức đổi chiều, gây tiêu cực làm giảm


điểm hiệu quả. Vì vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam nên cẩn trọng với tăng trưởng tín dụng cho các năm và cần có cơ chế quản trị nợ xấu hiệu quả.

- Đối với hiệu quả chi phí của năm trước lại có tương quan nghịch với hiệu quả chi phí hiện tại, nghĩa là hiệu quả trước tăng lên thì làm giảm hiệu quả của năm quan sát. Điều này minh chứng hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam chứa nhiều bất ổn, gia tăng hiệu quả mang tính đối phó, và đẩy rủi ro vào tương lai.

Kết quả nghiên cứu qua mô hình PVAR và kỹ thuật phân tích quan hệ nhân quả Granger tìm thấy:

- Vì giả thuyết !"#$% không Granger với !&' thì bác bỏ với độ tin cậy 99% nên sự thay đổi của tỷ lệ nợ xấu là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của hiệu quả chi phí. Vậy, nợ xấu gia tăng là nguyên nhân gây ra giảm hiệu quả chi phí.

- Trong thời gian tới, nếu một cú sốc xảy ra với tỷ lệ nợ xấu (tỷ lệ nợ xấu gia tăng) thì có thể làm tăng hiệu quả chi phí ở giai đoạn đầu, nhưng lập tức sụt giảm nhanh chóng về mức âm. Về dài hạn, tỷ lệ nợ xấu gia tăng ảnh hưởng tích cực đến giảm hiệu quả chi phí của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

- Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu giải thích cho sự thay đổi của hiệu quả chi phí gần 27% cho giai đoạn đầu và hơn 28% cho các giai đoạn tiếp theo. Như vậy, mức độ giải thích cho sự thay đổi hiệu quả chi phí từ tỷ lệ nợ xấu là khá lớn.

Tóm lại, tỷ lệ nợ xấu gia tăng có mức độ ảnh hưởng tích cực làm giảm hiệu quả chi phí của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự thay đổi của hiệu quả chi phí, và mức độ giải thích lên tới hơn 28%. Từ những bằng chứng thực nghiệm có thể kết luận, giả thuyết “kém may mắn” (bad luck) là đúng với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Lúc này, nợ xấu gia tăng là do ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô/ngành GDP, lạm phát, thất nghiệp, giảm lãi suất, tăng cung tiền…Điều đó buộc các ngân hàng thương mại phải gia tăng hoạt động quản lý danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng gần đáo hạn. Việc gia tăng hoạt động quản lý như theo dõi, thu hồi, đôn đốc thu hồi, quản trị nợ xấu chủ động, bán nợ…đã dẫn đến chi phí gia tăng nên làm hiệu quả chi phí ngân hàng giảm xuống.


Vì vậy, xử lý nợ xấu và gia tăng hiệu quả chi phí của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải đến từ điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và xây dựng cơ chế ổn định tài chính.

5.1.4. Các kết luận về sự tác động ngược lại của hiệu quả chi phí đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu về sự tác động của hiệu quả chi phí đến tỷ lệ nợ xấu qua mô hình dữ liệu bảng động với phương pháp ước lượng S – GMM hai bước cho thấy:

- Sự ảnh hưởng của hiệu quả chi phí năm quan sát và các bậc trễ 0,1,2 là tiêu cực đến tỷ lệ nợ xấu, lần lượt là -0.14413, - 0.31029, - 0.2088. Khi hiệu quả chi phí năm quan sát và các bậc trễ 0, 1, 2 giảm 1 phần trăm thì tỷ lệ nợ xấu năm quan sát tăng 0.14413, 0.31029, 0.2088 phần trăm. Lúc này, hiệu quả chi phí thấp là phản ánh của tín hiệu quản trị ngân hàng yếu kém, chẳng hạn hoạt động về quản lý chi phí nhân viên, chi phí lãi suất huy động, chi phí vận hành – hoạt động, quản trị danh mục tín dụng…Đồng thời, các bộ phận quản trị cấp dưới không giám sát hoạt động tín dụng và kiểm soát chi phí đầy đủ nên hiệu quả chi phí sẽ được đo lường và thể hiện ngay tức thì.

- Bậc trễ 1 của tỷ lệ nợ xấu tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu của năm quan sát. Khi bậc trễ 1 của tỷ lệ nợ xấu tăng 1 phần trăm thì tỷ lệ nợ xấu năm quan sát lập tức gia tăng 0.175 phần trăm. Sự tác động tích cực này sẽ làm nợ xấu các năm trước không được giải quyết triệt để sẽ tích tụ và gia tăng tỷ lệ nợ xấu hiện tại. Vì vậy, những bất ổn tài chính của hệ thống ngân hàng sẽ ngày trầm trọng.

Kết quả nghiên cứu với mô hình PVAR và kỹ thuật phân tích quan hệ nhân quả Granger tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm sau:

- Hiệu quả chi phí có quan hệ nhân quả Granger với tỷ lệ nợ xấu, nghĩa là một sự thay đổi của hiệu quả chi phí là nguyên nhân cho thay đổi của tỷ lệ nợ xấu. Bằng chứng thực nghiệm này hỗ trợ cho giả thuyết H2 – “quản lý kém” (bad


management) của dữ liệu thời kỳ nghiên cứu ở hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Ở giai đoạn hiện tại và tiếp theo, một cú sốc đến hiệu quả chi phí sẽ làm tỷ lệ nợ xấu phản ứng tiêu cực ở mức âm ở ít nhất ba giai đoạn đầu. Ngoài ra, mức độ giải thích cho sự thay đổi của tỷ lệ nợ xấu do sự thay đổi của hiệu quả chi phí ở mức 9%.

Tóm lại, sự ảnh hưởng tiêu cực của hiệu quả chi phí đến tỷ lệ nợ xấu và cũng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi ở tỷ lệ nợ xấu là những bằng chứng thực nghiệm kiểm định cho giả thuyết “quản lý kém” (bad management) ở hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Việc “quản lý kém” có thể ở các khía cạnh sau: (i) Điểm xếp hạng tín dụng thấp, và hiện giá ròng các khoản tín dụng thấp hoặc âm; (ii) khó khăn trong giám sát và kiểm soát các hoạt động sau vay; (iii) thiếu chuyên môn và hạn chế trong định giá các tài sản đảm bảo để thế chấp hoặc cầm cố…Do đó, các giải pháp căn cơ về quản trị nợ xấu, giảm trừ nợ xấu, xử lý nợ xấu…phải đến từ khoanh vùng vấn đề ở yếu tố nội tại ngân hàng, mà cụ thể là hoạt động quản trị ngân hàng.

5.2. GIẢI PHÁP

5.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả chi phí của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Đo lường hiệu quả ngân hàng bằng hiệu quả chi phí (cost efficiency) cho thấy một phương pháp tối ưu và phù hợp với ngành ngân hàng với nhiều đầu vào/nhiều đầu ra. Đo lường hiệu quả chi phí còn phác thảo được hai nhóm ngân hàng rõ rệt (nhóm đạt biên hiệu quả; nhóm không hiệu quả) và tổng chi phí cần tiết giảm. Chính vì vậy, điểm biên hiệu quả, và không hiệu quả giúp ngân hàng nhận diện được vị thế quá khứ, và hiện tại, nhằm có những biện pháp cải thiện để ngày càng hiệu quả hơn.

Qua phân tích điểm hiệu quả theo mô hình hiệu quả chi phí DEA, luận án có những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:


- Về tổng thể các ngân hàng nên chọn chiến lược phát triển ngân hàng sang mảng ngân hàng bán lẻ một cách quyết liệt nhằm đáp ứng một thị trường tài chính cá nhân rộng lớn, và đa dạng hóa được rủi ro. Bên cạnh đó, chiến lược ngân hàng bán lẻ còn giúp ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu nhập và dịch chuyển sang những khoản thu ngoài lãi – đây là nguồn lợi vững bền tạo cú hích gia tăng điểm hiệu quả ngân hàng. Tuy nhiên, việc lựa chọn chiến lược trên cần phụ thuộc vào nguồn lực ngân hàng và định hướng của nhà quản trị ngân hàng.

- Về gia tăng năng lực cạnh tranh nhằm gia tăng hiệu quả ngân hàng. Ở đây, các ngân hàng thương mại nên tạo sự phát triển cân đối giữa nguồn lực tài chính, khách hàng (quy mô khách hàng, sự ổn định khách hàng…), xu hướng kinh doanh (phát triển sản phẩm mới, hoặc mở rộng thị trường, hoặc lựa chọn thêm phân khúc khách hàng…), và môi trường nội bộ (chất lượng nhân sự, gia tăng năng lực lãnh đạo của nhà quản trị, áp dụng công nghệ, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, phát triển hoạt động marketing…). Điểm hiệu quả ngân hàng sẽ cải thiện hằng năm khi các nhà quản trị ngân hàng cải thiện và cân đối các nguồn lực nên trên.

- Về giải pháp cụ thể, bao gồm:

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và tối ưu hóa chi phí nhân viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều ngân hàng không kiểm soát được chi phí nhân viên, cá biệt có những ngân hàng cần giảm chi phí nhân viên lên tới 85% (KLB), 73%(NAV)…Và sự lãng phí này bắt nguồn từ chính sách tiền lương, sự dôi dư lao động, và chính sách nhân sự thiếu hợp lý. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần rà soát về cơ chế tiền lương và chính sách phân bổ nhân sự hợp lý hơn để tối ưu hóa hiệu quả đầu ra. Ngoài ra, hoạt động đào tạo và nâng cao chất lượng nhân sự cũng cần chú trọng để nhân sự đạt năng suất hiệu quả tốt hơn.

+ Tài sản cố định là yếu tố chi phí thừa tiếp theo và tác nhân ảnh hưởng đến kém hiệu quả của nhiều ngân hàng. Tài sản cố định được trích xuất trong dữ liệu nghiên cứu là tài sản cố định hữu hình, bao gồm: Nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý, tài sản cố định khác…Nhiều ngân hàng lãng phí tài sản cố định và sử dụng bất hợp lý những tài sản cố định đã dẫn


đến kém hiệu quả ngân hàng liên tục, cụ thể: ABB, PNB, SCB, EAB, SGB… Do đó, các ngân hàng không đạt biên hiệu quả và kể cả ngân hàng đạt biên hiệu quả cũng cần rà soát lại chính sách đầu tư tài sản cố định. Chính sách này cần hướng đến tiết kiệm, phù hợp quy mô thị trường, kết hợp thuê/thuê mua…

+ Các ngân hàng thương mại lớn có lợi thế rất lớn về huy động tiền gởi, nhờ quy mô lẫn thương hiệu. Vì vậy, tiền gởi khách hàng là một đầu ra và được các ngân hàng này tối ưu ở đầu ra thiếu bằng 0. Riêng những ngân hàng vừa và nhỏ về quy mô thì đầu ra thiếu của tiền gởi khách hàng luôn là con số lớn, có thể lên tới vài ngàn tỷ đồng. Do đó, giải pháp đưa ra, những ngân hàng vừa và nhỏ (kể cả các ngân hàng thương mại lớn) cần cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, hướng đến cạnh tranh phi giá – hướng tính khác biệt trong sản phẩm/thương hiệu/lòng trung thành, và đầu tư vào con người – nhằm đem lại dịch vụ hoàn thiện đến với khách hàng. Giải pháp này cần phải đi kèm với nhiều chính sách như: chính sách đào tạo chuẩn dịch vụ khách hàng cho nhân viên tuyến đầu; chính sách cam kết dịch vụ chất lượng đến khách hàng; chính sách phát triển sản phẩm – dịch vụ tiền gởi đa dạng; chính sách chăm sóc khách hàng và xây dựng hệ thống quản trị quan hệ khách hàng…

+ Thu ngoài lãi cả hệ thống ngân hàng khá thấp, điều này thể hiện qua thu ngoài lãi thiếu của nhiều ngân hàng thương mại qua nhiều năm. Các ngân hàng có đầu ra là thu ngoài lãi thiếu như MHB, KLB, SGB, ABB…, và là tác nhân làm ngân hàng kém hiệu quả. Vì vậy, các ngân hàng cần thực hiện chiến lược hướng đến ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng, đa kênh phân phối, hướng đến thu nhập từ phí dịch vụ...Thu ngoài lãi gia tăng sẽ giúp ngân hàng có sự phát triển bền vững và tránh những tác động xấu từ hoạt động ngân hàng truyền thống.

5.2.2. Nhóm giải pháp tổng thể nhằm quản trị nợ xấu và giảm trừ sự tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí

Trong thời gian nghiên cứu từ 2007 đến 2014, nợ xấu đã tích tụ và dần ảnh hưởng tiêu cực đến với hệ thống ngân hàng thương mại nói chung, từng ngân hàng thương mại nói riêng. Theo mô hình DEA với nợ xấu là đầu ra không mong muốn có thể quan sát tỷ lệ nợ xấu tối ưu phải khá thấp tùy ngân hàng so với tỷ lệ nợ xấu


thực tế. Đồng thời, kết quả ở mô hình dữ liệu bảng động và mô hình PVAR cũng thể hiện sự ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến hiệu quả chi phí của tỷ lệ nợ xấu (kể cả tác động ngược lại). Kết quả là bằng chứng thực nghiệm để chấp nhận cả hai giả thuyết “kém may mắn” và “quản lý kém” đang chi phối đến nợ xấu và hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì thế, các giải pháp tổng thể để quản trị nợ xấu và giảm trừ sự ảnh hưởng của nợ xấu đến điểm hiệu quả ngân hàng như sau:

- Một là, các ngân hàng áp dụng mô hình DEA với đầu ra không mong muốn là nợ xấu để xem vị thế điểm hiệu quả giữa các ngân hàng. Đồng thời xác định được tỷ lệ nợ xấu tối ưu, khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu để ngân hàng tiến đến biên hiệu quả. Ngoài ra, mô hình giúp các ngân hàng chủ động xác định mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng để từ đó có giải pháp linh hoạt khắc phục. Bên cạnh đó, mô hình còn phác thảo được những đầu vào thừa/đầu ra thiếu khác, nhằm giúp ngân hàng điều chỉnh hợp lý những đầu vào/đầu ra cho năm tiếp theo.

- Hai là, cải thiện điểm hiệu quả chi phí (cost efficiency) như đã trình bày ở mục

5.2.1. Đồng thời, điểm hiệu quả ngân hàng phải được cân đối dựa trên: tiết giảm tổng chi phí ở đầu vào; tối đa hóa đầu ra; và đạt ở khoảng tỷ lệ nợ xấu tối ưu.

- Ba là, thay đổi nhận thức về hoạt động quản trị ngân hàng. Đối với ngân hàng, chất lượng quản trị và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đạt chuẩn sẽ giúp kiểm soát nợ xấu trong dài hạn. Cụ thể: Thiết lập chuẩn hoạt động quản trị rủi ro, đa dạng hóa danh mục tài sản của ngân hàng, xác định mức tăng trưởng tín dụng hợp lý, áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, nâng cao tính minh bạch…

- Bốn là, xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ và hướng đến sự phát triển ổn định. Ở đó, các chính sách gồm: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách an toàn vĩ mô, chính sách an toàn vi mô phải được thực hiện đồng bộ hóa để cùng đạt một mục tiêu là sự ổn định tài chính quốc gia.

5.2.3. Nhóm giải pháp cụ thể để loại trừ các hoạt động làm “quản lý kém” và gia tăng hỗ trợ của các chính sách kinh tế vĩ mô

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023