Hoạt Động Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Trong Thời Gian Qua.

- Từ 01/01/1995 Ngân hàng phải tiến hành chuyển toàn bộ nguồn vốn do ngân sách cấp trả về Tổng cục đầu tư phát triển trực thuộc Bộ tài chính. Nguồn vốn anỳ, theo số liệu của Bảng cân đối nguồn và sử dụng nguồn cuối năm 1994 tại Chi nhánh là khoản 900 tỷ. Điều này đã gây một sự hẫng hụt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Mô hình tổ chức phục vụ cho cơ chế kinh doanh chưa phù hợp. Việc sắp xếp các phòng ban và cán bộ chưa hợp lý.

- Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng mặc dù có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực XDCB nhưng khi chuyển sang cơ chế kinh doanh như một NHTM đã tỏ ra lúng túng, chưa nhanh nhạy và chưa thực sự hoà mình vào phong cách quản lý kinh doanh mới. Điều này gây ra bởi cơ chế gò bó trước kia.

Ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong một môi trường có tính cạnh tranh rất lớn với gần 80 Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước cũng như nước ngoài, lãi suất thay đổi liên tục theo chiều hướng hạ. Các hoạt động dịch vụ Ngân hàng của Chi nhánh chưa phát triển mạnh, chưa đa dạng và nhiệm vụ cho vay ĐTPT theo KHNN không chỉ do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đảm nhiệm mà còn do Tổng cục ĐTPT thực hiện, tạo ra sự cạnh tranh mới. Mặt khác, ngh của Chi nhánh chưa phát triển mạnh, chưa đa dạng và nhiệm vụ cho vay ĐTPT theo KHNN không chỉ do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đảm nhiệm mà còn do Tổng cục ĐTPT thực hiện, tạo ra sự cạnh tranh mới. Mặt khác, Ngân hàng cũng có sự thua thiệt khi bước vào cơ chế mới chậm hơn so với các đối thủ khác trong cùng địa bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và chiến lược thu hút khách hàng đầy hiệu quả còn đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chưa nhanh nhậy trong hoạt động của cơ chế thị trường.

- Ngoài những khó khăn riêng do đặc thù của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, do cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu á tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp. Vốn đầu tư nước ngoài giảm, đồng tiền nội địa có sự mất giá, nhu cầu về vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá là rất lớn nhưng việc khai táhc nguồn vốn cho vay trung, dài hạn đang còn là vấn đề

nan giải. Ngân hàng muốn huy động được lãi suất thấp nhất hiện nay cũng phải 12%/1năm trong khi đó doanh nghiệp vay vốn không muốn chấp nhận lãi suất cao như vậy. Mặt khác người gửi tiền có xu hướng gửi ngắn hạn một năm trở xuống cón người vay lại muốn kỳ hạn dài. Đó là mâu thuẫn rất khó khắc phục.

II. hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong thời gian qua.

1. Khái quát tình hình hoạt động vốn của Ngân hàng qua các giai đoạn:

1.1. Giai đoạn trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng (24/5/1990)


Một trong các nghiệp vụ của Ngân hàng Đầu tư xây dựng Hà Nội được ban hành tháng 10 năm 1988 là “Huy động và khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi bằng các biện pháp kinh tế năng động, có hiệu quả và thanh toán trong xây dựng cơ bản”. Như vậy về mặt văn bản, chỉ thị trong giai đoạn này công tác huy động vốn đã được đề cập như một nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội. Tuy nhiện, trên thực tế việc huy độn vốn chỉ bó hẹp ở tiền gửi của các tổ chức kinh tế quốc doanh. Công tác huy động vốn chưa được thực thi đúng với ý nghĩa của nó.

1.2. Giai đoạn từ năm 1990 cho đến 31/12/1994:


Theo báo cáo tổng kết của Ngân hàng trong năm 1992 thì một trong những yếu kém nổi bật của Ngân hàng là còn thụ động chờ vốn của ngân sách, cấp trên chuyển về để cấp phát và cho vay đầu tư theo kế hoạch của cấp chủ quản được Uỷ ban kế hoạch Nhà nước thông báo. Do có nguồn vốn của ngân sách cấp nên Ngân hàng chưa thực sự năng động, nhạy bén tìm nhiều hình thức và biện pháp thu hút các nguồn vốn trong dân và mạnh dạn sử dụng vốn ngoại tệ cho vay, cũng như để tìm kiếm các loại dịch vụ Ngân hàng thông qua nghiên cứu tiếp cận thị trường một cách có kế hoạch.

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã làm thí điểm phát hành kỳ phiếu đảm bảo giá trị theo giá vàng (năm 1992) nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong dân để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển sắp xếp nhưng đang thiếu vốn. Điều đó đã gây được niềm tin của khách hàng và nhân dân Hà Nội, cũng như đặt nền móng để Ngân hàng làm quen, tiếp cận dần thị trường vốn vào những

năm sắp tới. Tuy vậy do nhiều lý do như giá cả, tâm lý, thực trạng nền kinh tế mới bước đầu đi vào cơ chế thị trường... chi phối nên chủ trương này chưa được tiến hành liên tục.

Với trên 2 tỷ đồng huy động bao gồm kỳ phiếu được đảm bảo giá trị theo giá vàng và USD, đợt phát hành kỳ phiếu đầu tiên đã có tác dụng tốt trong việc tạo nguồn vốn. Trong năm 1994, cùng với các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã tham gia phát hành trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (cả bằng VND và USD) nhằm mục đích huy động vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư các nhà máy xi măng, nhà máy gạch địa phương và một số dự án khác.

Đến 31/12/1994, Ngân hàng đã có những chuyển hướng mạnh mẽ về huy động vốn. So với mức vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương hỗ trợ cho vay là 15 tỷ đồng, thì số vốn mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội tìm kiếm để phục vụ nhu cầu hoạt động năm 1994 của Thủ đô là 122 tỷ, gấp 8 lần.

Nếu như năm 1990 tỷ trọng vốn ngân sách chiếm 80,9% trong tổng số vốn thì năm 1994 tỷ trọng vốn ngân sách chỉ còn 59,1% tổng số vốn.

1.3. Giai đoạn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội bắt đầu hoạt động như một Ngân hàng thương mại từ 01/01/1995 đến nay:

Đây là giai đoạn Ngân hàng thực sự thực hiện cơ chế mới với tinh thần đầu tư và phát triển là chủ yếu và kinh doanh theo cơ chế của Ngân hàng thương mại. Trong những ngày đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, một lượng vốn lớn (903.717 triệu đồng) đã bàn giao sang Cục Đầu tư phát triển Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội đã trải qua thời kỳ đầy thử thách. Trong khoảng một tuần với tình trạng thiếu vốn và nguy cơ mất khách trông thấy, Ban Giám đốc Chi nhánh kịp thời động viên toàn thể cán bộ công nhân viên tìm nguồn vốn - liều thuốc đặc trị đã cắt được cơn sốt thiếu vốn. Với kết quả đầu tiên Chi nhánh Hà Nội đã tự tin, từng bước vững chắc đi lên.

Bằng các biện pháp, chính sách cụ thể nguồn vốn của Chi nhánh ngày càng gia tăng với khối lượng năm sau cao hơn năm trước. Sau khi bàn giao nguồn vốn tín dụng từ ngân sách sang Tổng cục Đầu tư phát triển, tổng nguồn vốn của Chi nhánh Hà Nội

đến 31/12/1995 đạt 880.663 triệu đồng tăng 254.624 triệu so với cùng kỳ năm trước (đã loại trừ phần vốn ngân sách). Nếu tính từ năm 1995 đến năm 1998 thì tổng nguồn vốn tăng lên 1.069.837 triệu đồng tăng gấp 2,2 lần.

Ta có thể thấy rõ tình hình biến động nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển qua các năm đặc biệt là tốc độ huy động vốn trong năm 1998 đã có sự tiến bộ đặc biệt mặc dù đây là năm có nhiều biến động rất phức tạp.


Bảng 1: biến động nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội Từ năm 1994 - 1999

Đơn vị : triệu đồng, ngoại tệ quy đổi




1994

1995

1996

1997

1998

1999

Chỉ tiêu

Dư cuối

Tỷ

trọng

Dư cuối

Tỷ

trọng

Dư cuối

Tỷ

trọng

Dư cuối

Tỷ

trọng

Dư cuối

Tỷ

trọng

Dư cuối

Tỷ

trọng

I. Nguồn huy động từ TCKT

và dân cư

181.839

11.9

365.870

41.5

567.713

51.7

722.535

54.9

1.277.440

65.5

1.593.406

73.86

1. Tài khoản tiền gửi

149.821

9.8

230.047

26.1

310.572

28.3

299.221

22.8

420.500

21.6

548.219

25.41

2. Tiết kiệm

14.281

0.9

107.767

12.2

206.842

18.8

190.018

14.4

480.420

24.6

798.863

37.03

3. Kỳ phiếu

1.106

0.1

27.890

3.2

50.299

4.6

233.296

17.7

261.420

13.4

24.866

1.15

4. Trái phiếu

16.631

1.1

166






115.100

5.9

221.458

10.26

II. Vốn vay

419.402

27.4

481.213

54.6

488.057

44.5

548.896

41.7

645.520

33.1

511.076

23.69

1. Vay NHĐTW

419.395

24.7

420.306

47.7

488.050

44.5

461.893

35.1

550.520

28.2

427.069

19.79

2. Vay các TCTC và TCTD

7


60.907

6.9

7


87.003

6.6

95.000

4.9

52.109

3.89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi - 4



khác













III. Nguồn khác

24.798

1.6

33.580

3.8

41.678

3.8

43.697

3.3

27.540

1.4


2.41

IV. Nguồn ngân sách cấp

903.717

59.1











Tổng nguồn

1.529.7

56

100

880.663

100

1.097.4

48

100

1.315.1

28

100

1.950.500

100

2.157.096

100

So sánh tổng nguồn qua các

năm













1. Số tuyệt đối



-

649.093


216.785


217.680


635.372


206.596


2. Số tương đối (%)



58


125


120


148


111



Qua bảng 1 ta thấy:


+ Nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tăng. Từ ngày Ngân hàng chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn ngân sách cấp không còn. Do vậy Ngân hàng buộc phải tăng nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

+ Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư có nhịp độ tăng trưởng lành mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều này cho thấy Ngân hàng đã có nhiều biện pháp cũng như chính sách nhằm khơi tăng nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế cũng như trong dân cư. Đây là nguồn vốn có tính chất chiến lược trong chính sách huy động vốn của Ngân hàng.

Chính sách huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội còn thể hiện trong sự biến đổi về mặt cơ cấu nguồn vốn: Tạo ra một cơ cấu vốn mới: Cơ cấu cân đối vốn tại chỗ, tuy tỷ trọng vốn vay lớn trong tổng nguồn vốn nhưng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư có xu hướng ngày càng tăng, ngược lại tỷ trọng vốn vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương trong tổng nguồn ngày càng giảm. Năm 1994, nguồn vốn Chi nhánh huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chỉ chiếm có 11,9 % trong tổng nguồn, còn lại là vốn vay và vốn ngân sách cấp. Từ năm 1995, Chi nhánh phải tự lo một phần nguồn vốn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương hỗ trợ một phần. Nhờ những biện pháp tích cực khai thác nguồn đến nay riêng đối với tín dụng ngắn hạn, Chi nhánh tự bảo đảm cân đối vốn 100%, đáp ứng một phần nhu cầu về vốn trung và dài hạn, ngoài ra Chi nhánh còn hỗ trợ các Chi nhánh bạn trong cùng hệ thống thông qua việc điều chuyển vốn về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương.

Năm 1995, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư chỉ chiếm có 41,5% trong tồng nguồn, còn vốn vay chiếm tỷ trọng 54,6%. Nhưng đến 31/12/1999, tỷ trọng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đã chiếm tới 73,86% trong tổng nguồn vốn, vốn vay chỉ còn chiếm 23,69%. Khi Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội mới bước vào hoạt động như một Ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động ban đầu chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người vay. Hầu

hết các khoản cho vay trung, dài hạn đều là nguồn đi vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Kết quả trên cho thấy sự nỗ lực vượt bậc của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong công tác huy động vốn.

Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng giảm (mặc dù về số tuyệt đối vẫn tăng) trong khi đó thì nguồn huy động bằng USD ngày càng tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối là do Chi nhánh cũng đã từng bước chú trọng khai thác nguồn ngoại tệ. Nhờ có nguồn ngoại tệ dồi dào này mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của khách hàng trong thời gian qua.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2023