Cơ Cấu Loại Tiền Gửi Tiết Kiệm


Bảng 5: cơ cấu loại tiền gửi tiết kiệm

Đơn vị : triệu đồng, ngoại tệ quy đổi



Thời gian

31-12-94

31-12-95

31-12-96

31-12-97

31-12-98

31-12-99

Khoản mục

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tổng

nguồn

14.281


107.767


206.842


190.018


480.420


789.863


VNĐ

14.281

100

106.027

98.4

194.662

94.1

141.782

74.6

340.138

70.8

587.942

73.6

USD



1.740

1.6

12.180

5.9

48.236

25.4

140.282

29.2

210.921

26.4

Biến động vốn huy động so với kỳ trước (%)

VNĐ



742.4

183.6

72.8

239.9

172.85

USD




100

396

290.82

150.35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi - 6


Qua bảng 5 cho ta thấy tuy số lượng tiền gửi bằng ngoại tệ có tăng năm sau lớn hơn năm trước, đặc biệt là năm 1999. Đó là do có sự ảnh hưởng về tỷ giá của đồng đô la Mỹ so với nội tệ. Nhưng nó vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, nó đánh giá phần nào sự thành công của đất nước ta trong việc quản lý ngoại hối khi nền kinh tế trong khu vực đang có khủng hoảng. Tuy nhiên, đứng về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội cũng cần chú trọng mở rộng loại này, tạo điều kiện để hoà đồng mức lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn và cũng là tiền đề để tự cân đối nguồn ngoại tệ, cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mở rộng chính sách khách hàng. Trong số dư tiền gửi tiết kiệm bao gồm cả số dư tiền gửi tiết kiệm xây dựng nhà ở. Nhưng nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ không đáng kể do Chi nhánh chỉ phát hành loại này trong một thời gian ngắn (năm 1994), sau đó số dư của nó giảm dần do quy chế vay trả của loại hình này cứng nhắc, không phù hợp.

2.1.3. Kỳ phiếu Ngân hàng.


Huy động bằng kỳ phiếu là hình thức huy động vốn linh hoạt nhằm giải quyết những nhu cầu tức thời. Ngân hàng căn cứ vào tình hình và nhu cầu vốn tại từng thời điểm và quyết định đưa ra hình thức huy động này. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển phát hành kỳ phiếu có mục đích bằng VNĐ, bằng ngoại tệ (USD) và kỳ phiếu đảm bảo theo giá trị vàng với nhiều thời hạn khác nhau: 3 tháng, 6 tháng,12 tháng, 13 tháng có các phương thức trả lãi khác nhau như trả lãi trước (Nếu muốn tăng sức hấp dẫn của kỳ phiếu) và trả lãi sau cùng với gốc. Do lãi suất của kỳ phiếu luôn luôn cao hơn hẳn so với lãi suất của tiền gửi tiết kiệm cho nên sử dụng hình thức này tạo điều kiện cho Chi nhánh có được nguồn vốn tương đối ổn định và phù hợp nhu cầu vốn trong từng giai đoạn, phù hợp với chiến lược sử dụng vốn của Chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Vì vậy nguồn huy động kỳ phiếu thường biến động bất thường do Chi nhánh phát hành kỳ phiếu theo từng đợt và có những kỳ hạn khác nhau.

Năm 1994, Ngân hàng phát hành hai đợt kỳ phiếu vào tháng 2 và tháng 5 mà cũng chỉ 2 loại bảo đảm bằng vàng và USD, số dư đến 31/12/1994 chỉ còn

1.106 triệu đồng.


Ngày 6/3/1995 Ngân hàng phát hành hai loại kỳ phiếu: loại kỳ phiếu USD và kỳ phiếu mới bằng VNĐ, kết quả thu được 12.615 triệu. Trong đó kỳ phiếu VNĐ là 10.858 triệu đồng chiếm 86,07%.

Trong tháng 8 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cũng đã phát hành 2 loại kỳ phiếu USD và loại VNĐ nâng số dư đến ngày 31/12/1995 là 27.890 triệu đồng. Trong đó bằng VNĐ là 22.620 triệu đồng chiếm 81% và bằng USD là 5.270 triệu đồng (quy đổi VNĐ) chiếm 19%.

Do kỳ phiếu đảm bảo bằng vàng không phát hành nữa nên số dư không đáng kể. Tại thời điểm 31/12/1994 số dư kỳ phiếu chỉ mới có 1.106 triệu đồng, đến 31/12/1995 đã tăng lên 27.870 triệu đồng, năm 1996, 1997, 1998, 1999 vẫn tiếp tục tăng vì Ngân hàng liên tiếp phát hành các đợt kỳ phiếu gối tiếp nhau với kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn nên hết kỳ hạn người gửi lại tiếp tục chuyển đổi số sang kỳ hạn mới. Năm 1998, tăng 112,1% so với năm 1997 và tăng 519,8% so với năm 1996, nhưng san năm 1999 lại giảm.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội huy động kỳ phiếu bằng VNĐ đã thu được kết quả rất khả quan, điều này được giải thích như sau:

- Ngân hàng đã áp dụng nhiều loại kỳ hạn, trong đó có những kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng giúp cho người dân bớt lo ngại về sự tác động của lạm phát.

- Lãi suất cao.


- Bản tệ là nguồn vốn tiềm tàng trong dân chúng, trong khi lượng ngoại tệ (USD) lại khá khan hiếm. Hơn nữa lãi suất kỳ phiếu VNĐ cao hơn lãi suất kỳ phiếu USD.

2.1.4. Trái phiếu Ngân hàng:

Từ 06/10/1994 đến 20/10/1994 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành trái phiếu của Ngân hàng đầu tư trên phạm vi toàn quốc. Tổng mệnh giá là 100 tỷ VNĐ và 5 triệu USD. Trái phiếu phát hành đợt này nhằm mục đích huy động vốn để cho vay đầu tư các nhà máy xi măng địa phương, các nhà máy gạch và một số dự án đầu tư khác. Trái phiếu được phát hành bằng VNĐ và USD.

Trái phiếu được phát hành VNĐ có 3 loại thời hạn 1 năm, 3 năm và 5 năm, bằng USD với thời hạn 1 năm và có 2 loại trái phiếu:

+ Có ghi tên người mua.


+ Không ghi tên người mua.


Loại không ghi tên người mua được chuyển nhượng, mua bán tự do trong cả nước.

Loại có ghi tên người mua: khi người mua có yêu cẩu thay đổi quyền sở hữu thì được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển xác nhận cho chuyển nhượng dễ dàng.

Người mua được quyền lựa chọn và mua nhiều loại trái phiếu: Cả bằng USD và VNĐ, nhiều loại mệnh giá khác nhau với số lượng không hạn chế.

Lãi suất : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ưu tiên trả lãi trước một năm ngay sau khi bán trái phiếu với lãi suất 21% một năm cho cả 3 loại bằng VNĐ, có thời hạn 1 năm, 3 năm và 5 năm. Do trả lãi trước một năm nên người mua trái phiếu tính ra thực chất được hưởng cả năm là 26,6% một năm.

Tiền lãi từ năm thứ 2 trở đi của loại thời hạn 3 và 5 năm được trả lãi từng năm theo lãi suất điều chỉnh từng năm căn cứ vào mặt bằng lãi suất chung trên thị trường. Điều này chưa hấp dẫn người mua vì lãi suất năm đầu cho cả mấy loại trái phiếu kỳ hạn dài khác nhau lại cùng 1 lãi suất. Mặt khác, lãi suất những năm sau lại còn chưa biết, do vậy người ta thường chỉ mua loại kỳ hạn 1 năm mà thôi.

Lãi suất trái phiếu USD là 6% một năm được trả cùng một lần với gốc trái phiếu tại ngày thanh toán gốc trái phiếu.

Với tổng số vốn cần huy động 100 tỷ VNĐ và dự kiến phát hành trong 2 tháng, nhưng chỉ sau 5 ngày toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã bán được 95 ty4 VNĐ. Một cuộc “mua bán” thành công đạt kỷ lục về thời gian và số lượng.

Riêng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đợt phát hành đầu tiên đã thu được 16.631 VNĐ. Nguyên nhân của sự thành công là việc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã áp dụng một mức lãi suất cao hơn hẳn so với lãi suất của các hình thức huy động vốn hiện hành. Các phương thức thanh toán lãi: Trả trước, trả lãi theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm đã trở thành một yếu tố kích thích quan trọng.

Năm 1999, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển lại tiếp tục phát hành trái phiếu VNĐ và USD cũng với các kỳ hạn 1, 3, 5 năm, số dư đến 31/12/1999 cũng tương đương 221.458 triệu đồng.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào hiệu quả kinh tế trong mối liên hệ với tỷ lệ lãi suất mà Ngân hàng đang thực hiện với các doanh nghiệp quốc doanh thì kết quả của việc phát hành trái phiếu nói trên là rất hạn chế. Chỉ tiêu về các trái phiếu dài hạn cũng chưa đạt. Mặc dù Ngân hàng đã thông báo về việc áp dụng kỳ hạn trái phiếu càng dài lãi suất càng cao, nhưng hầu hết các trái phiếu đã được bán ra đều có kỳ hạn 1 năm, thực trạng này có thể do các nguyên nhân khách quan sau:

- Nền kinh tế chưa phát triển, năng suất lao động còn thấp, thu nhập dân cư chưa cao nên tích luỹ trong nền kinh tế nói chung và trong dân cư, các doanh nghiệp nói riêng còn rất hạn hẹp. Dôi thừa vốn không nghiều và chỉ tạm thời nên khó có thể đầu tư dài hạn.

- Thị trường chứng khoán chưa phát triển, do đó nếu mua trái phiếu dài hạn người mua không thể sử dụng vốn linh hoạt được.

- Tình trạng lạm phát huy đã bị hạn chế, nền kinh tế - xã hội đã thoát khỏi khủng hoảng song chưa thật vững chắc.

2.2. Các nguồn đi vay:


2.2.1. Vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:


Bảng 6 : cơ cấu sử dụng nguồn vốn vay

Đơn vị : triệu đồng, ngoại tệ quy đổi



Thời gian

Chỉ tiêu

31-12-94

31-12-95

31-12-96

31-12-97

31-12-98

31-12-99

Số tiền

(%)

Số tiền

(%)

Số tiền

(%)

Số tiền

(%)

Số tiền

(%)

Số tiền

(%)

Nguồn vốn vay NHĐT&P

TVN

419.395

100

420.306

87.34

488.050

100

461.893

84.15

550.520

85.28

427.007

82.55

Nguồn vốn vay các TCTC&

TCTD khác

7


60.907

12.66

7


87.003

15.85

95.000

14.72

84.069

16.45

Tổng cộng

419.402

100

481.213

100

488.057

100

548.896

100

645.520

100

511.076

100


Qua số liệu ở bảng trên ta thấy nguồn vốn vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 1999 vẫn chiếm 19,79% trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh.

Nhưng qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo cơ chế mới, nhờ vào nguồn tự lo mà nguồn vốn vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã giảm đi đáng kể, đánh dấu những bước thành công ban đầu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tại thời điểm 31/12/1995 tổng mức vay vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là 420.306 triệu đồng, chiếm 47,7% trong tổng nguồn, nhưng tại thời điểm 31/12/1999 là 427.007 triệu đồng, chiếm 19,79% (số tuyệt đối tuy lớn nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn là do nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn tăng trưởng ở mức độ cao).

Một mặt Ngân hàng Đầu tư và Phát triển không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh để dần hoàn thiện theo cơ chế mới, kinh doanh đa năng tổng hợp, để đạt được nguồn vốn tự huy động tối đa.

Xu hướng vận động vốn vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là giảm dần, thay vào đó có một phàn là nguồn đi vay các tổ chức tài chính, tín dụng khác. Điều này nói lên chi nhánh Hà Nội đã bước đầu có tính chủ động trong tìm kiếm nguồn từ các tổ chức tài chính tín dụng khác, không hoàn toàn trông chờ vào nguồn cho vay của Ngân hàng cấp trên nhưng chi nhánh vẫn xác định nguồn vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nó góp phần vào việc giải quyết những nhu cầu vốn phát sinh cần được đáp ứng kịp thời, nhất là nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn mà hiện nay chi nhánh vẫn chưa tự đáp ứng đủ.

2.2.2. Vay các tổ chức tài chính tín dụng khác:


Những năm trở về trước, Ngân hàng hoạt động theo cơ chế cũ, nguồn vốn này Ngân hàng không chú trọng và lượng vốn này không đáng kể, mà chủ yếu vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hoạt động theo cơ chế mới, Ngân hàng đã quan hệ với các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài hệ thống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2023