Các Nguồn Vốn Huy Động Từ Các Tổ Chức Kinh Tế Và Dân Cư.


Bảng 2 : Cơ cấu loại tiền trong tổng nguồn huy động


Thời gian

31-12-94

31-12-95

31-12-96

31-12-97

31-12-98

31-12-99

Khoản mục

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tổng

nguồn

626.039


880.663


1.097.44

8


1.315.12

8


1.950.50

0


2.157.09

6


VNĐ

446.6991

71.4

633.728

72

744.776

67.9

901.125

68.5

1.300.21

9

66.66

1.478.54

2

68.55

USD

179.048

28.6

246..935

28

352.672

32.1

414.003

31.5

650.281

33.34

678.554

31.45

Biến động vốn huy động so với kỳ trước (%)

VNĐ



141.8

117.5

121

144.29

113.7

USD



137.9

142.8

117.4

157.07

104.34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi - 5


Các nguồn vốn huy động của Ngân hàng:


ở trên bằng việc xem xét sự biến động và cơ cấu của các nguồn vốn trong tổng nguồn, ta có cái nhìn tổng quát về tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Do mỗi nguồn vốn có những đặc điểm riêng, chịu sự ảnh hưởng của nguyên tố cấu thành khác nhau và sự biến động của chúng có những tác động khác nhau tới tổng nguồn cũng như chi phí của nó, do vậy chúng ta phải đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn huy động.

2.1. Các nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư.


2.1.1. Số dư tài khoản tiền gửi:


Đây là bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây chính là nguồn vốn để Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay.

Bảng 3 : số dư tài khoản tiền gửi


Đơn vị : Triệu đồng, ngoại tệ quy đổi



Thời điểm

Chỉ tiêu

Dư cuối

1994

Dư cuối

1995

Dư cuối

1996

Dư cuối

1997

Dư cuối

1998

Dư cuối

1999

Tổng cộng

181.839

365.870

567.713

722.535

1.227.440

1.593.406

1. HĐ từ TKTG các TCKT, tài chính,

dân cư

149.821

230.047

310.572

299.221

420.550

548.219

2. HĐ từ tiết kiệm

kỳ phiếu, trái phiếu

32.018

135.823

257.141

423.314

856.890

1.045.187

Tỷ trọng







1. Tài khoản tiền gửi

82,40%

62,90%

54,70%

41,40%

32,92%

34,40%

2.Huy động

TK,KP,TP

17,60%

37,10%

45,30%

58,60%

67,08%

65,6%

Qua bảng 3 cho thấy rằng số dư tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tài chính, dân cư xét về mặt giá trị tuyệt đối tăng nhanh qua các năm trong nguồn huy động góp phần đáng kể vào việc làm giảm lãi suất đầu vào để từ đó Ngân hàng có điều kiện hạ lãi suất đầu ra, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và Ngân hàng mở rộng được hoạt động kinh doanh của mình. Khối lượng tiền gửi này tăng lên đều qua các năm là do Chi nhánh đã chú trọng đến các biện pháp khơi tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Coi trọng nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp là nguồn ổn định lâu dài và phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân làm tăng khả năng thu nạp vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư ... Chi nhánh đã có những biện pháp thực hiện chính sách khách hàng để giữ và phát triển khách hàng như ưu tiên cho các doanh nghiệp có số dư tiền gửi cao được giảm lãi suất tiền vay, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng khách hàng thông qua rút ngắn thời gian xét duyệt, đơn giản hoá các thủ tục cho vay, thực hiện cho vay khép kín, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Chi nhánh thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, tiếp xúc với khách hàng lớn để tiếp thu ý kiến đóng góp, nắm bắt yêu cầu mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu hút khách hàng có tiềm năng tài chính tốt, do vậy cùng với nguồn tiền gửi tăng, số lượng khách hàng của Chi nhánh đã tăng đáng kể.

- 31/12/1994 số dư tài khoản tiền gửi là 148.821 triệu đồng chiếm 82,4%.


- 31/12/1995 số dư tài khoản tiền gửi là 230.047 triệu đồng chiếm 62,9%.


- 31/12/1996 số dư tài khoản tiền gửi là 310.572 triệu đồng chiếm 54,7%.


- 31/12/1997 số dư tài khoản tiền gửi là 299.221 triệu đồng chiếm 41,4%.


- 31/12/1998 số dư tài khoản tiền gửi là 420.550% triệu đồng chiếm 32,92%.


- 31/12/1999 số dư tài khoản tiền gửi là 548.219 triệu đồng chiếm 34,4%%.


Sự biến động tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại một Ngân hàng phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, chu kỳ sản xuất, dịch vụ của Ngân hàng cũng như năng lực thanh toán của nó, tình hình cung ứng tiền tệ và chính sách lãi suất của Nhà nước.

Nhìn chung số dư trên tài khoản tiền gửi của các TCKT, tài chính, dân cư biến động theo xu hướng tăng lên. Vào thời điểm cuối năm, các đơn vị thường tất toán các khoản nợ nần cho nhau để kết thúc một chu kỳ kinh doanh nên tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào thời điểm này tăng lên, để rồi đến quý I năm sau lại tạm thời giảm xuống do các tổ chức kinh tế lại bắt đầu một chu kỳ kinh doanh mới.

Sự tăng trưởng nguồn vốn như vậy là điều phấn khởi trong công cuộc huy động nguồn vốn nội lực của đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay phát huy nội lực của chúng ta không chỉ là để khắc phục tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á hiện nay mà còn quan trọng hơn là đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nước ta trong xu thế khu vực hoá - toàn cầu hoá và hội nhập.

Tuy nhiên trong công tác huy động vốn Ngân hàng cần xem xét, nghiên cứu làm thế nào để đảm bảo các yêu cầu:

- Đảm bảo đủ vốn cho quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước.


- Lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý để chi phí lãi Ngân hàng trong giá thành sản phẩm có thể chịu đựng được, đảm bảo hạch toán kinh doanh có lãi cho các đơn vị kinh tế.

- Bản thân kinh doanh của Ngân hàng phải có lãi.


Để đạt được yêu cầu trên thì lãi suất đầu vào vô cùng quan trọng. Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn tiền gửi thanh toán có xu thế giảm dần trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu trong tổng nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Do thanh toán bằng tiền mặt còn nhiều, đối với các doanh nghiệp thì nguồn vốn lưu động tự có quá thấp, chủ yếu vay vốn Ngân hàng, nên tiền gửi thanh toán của các đơn vị tại Ngân hàng có số dư không đáng kể, một số tổ chức tài chính như bảo hiểm có nguồn tiền lớn cùng các tầng lớp dân cư thì chuyển qua mua kỳ phiếu, trái phiếu để hưởng lãi suất cao hơn. Mặt khác do nhu cầu vốn cần huy động trong mỗi thời

kỳ khác nhau cộng thêm việc phải cạnh tranh với các Ngân hàng khác buộc Ngân hàng phải mở rộng huy động kỳ phiếu, trái phiếu ... khiến lãi suất đầu vào ngày càng tăng ảnh hưởng không ít tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 4 : cơ cấu nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế Từ cuối năm 1994 - 1999

Đơn vị : Triệu đồng, ngoại tệ quy đổi



Thời điểm

Chỉ tiêu

Dư cuối

1994

Dư cuối

1995

Dư cuối

1996

Dư cuối

1997

Dư cuối

1998

Dư cuối

1999

Tổng cộng

149.821

230.047

310.572

299.221

420.221

548.219

1. Tiền gửi có kỳ

hạn

30.327

111.343

114.667

101.984

159.789

169.576

2. Tiền gửi ko kỳ

hạn

119.494

112.704

195.905

197.237

260.711

378.643








Cơ cấu







1. Tiền gửi có kỳ

hạn

20.20 %

51.00%

36.90%

34.10%

38.00%

30.93%

2. Tiền gửi ko kỳ

hạn

79.80%

49.00%

63.10%

65.90%

62.00%

69.07%








So sánh giữa các kỳ







a. Số tuyệt đối


80.226

80.525

-11.351

121.279

127.669

- Tiền gửi có kỳ hạn


87.016

-2.676

-12.683

57.805

9.787

- Tiền gửi ko kỳ hạn


-6.790

83.201

1.332

63.474

117.932


Qua bảng 4 cho thấy trong nguồn tiền gửi của các TCKT, tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm. Về phía Ngân hàng, đây là một nguồn tài nguyên rẻ nhất (lãi suất huy động 0,45% đến 0,5%/tháng) nhưng có biến động rất lớn. Ngân hàng có thể sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này khi nó luôn được bổ sung, điều hoà hoặc theo một tỷ lệ phù hợp.

Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều. Chi nhánh cần phải có biện pháp để thu hút loại tiền gửi có kỳ hạn vì đây là một nguồn khá ổn định để sử dụng cho vay trung và dài hạn.

Hầu như tiền gửi của các TCKT đều là các doanh nghiệp của quốc doanh.


Đầu năm1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã mở tài khoản tiền gửi cá nhân để thu hút tiền gửi của dân chúng, giúp người dân tiếp cận và làm quen dần với tập quán thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó phần lớn khách hàng là cán bộ công nhân viên trong ngành Ngân hàng (204 tài khoản) và rất ít khách hàng ngoài ngành. Nhưng đến năm 1997 có 427 tài khoản cá nhân đã được mở và hoạt động và đến năm 1999 con số này đã là 627 tài khoản với số dư bình quân 2,7 tỷ đồng. Đó cũng là sự thành công của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình ngày càng được khách hàng tín nhiệm. Nhưng nói chung tốc độ phát triển của loại hình này vẫn còn chậm.

Mặc dù Ngân hàng áp dụng lãi suất khá cao (0,45%) cao hơn lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn (0,3%). Đây cũng là tình hình chung của việc mở và hoạt động của tài khoản cá nhân tại Việt Nam mà ta đang từng bước vận động. Không phải dân ta thiếu tiền mà nguyên nhân chủ yếu là họ chưa quen, chưa thấy được những thuận lợi của việc thanh toán bằng chuyển khoản.

2.1.2. Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu:


Nguồn tiền gửi này thường chiếm một tỷ trọng lớn, khá ổn định trong tổng nguồn và là nguồn phát sinh chi phí chủ yếu của một Ngân hàng thương mại.Sự biến động của nguồn vốn này phụ thuộc chặt chẽ vào cơ cấu, thu nhập dân cư, tỷ lệ lạm phát, tình hình lãi suất (lãi suất tiền gửi tiết kiệm và các nguồn khác như kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc ... ) các yếu tố tâm lý, xã hội ...

Chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh, nguồn tiền gửi tiết kiệm được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đặc biệt quan tâm. Nếu như trong suốt năm 1994 nguồn huy động tiết kiệm của Ngân hàng chỉ có hình thức tiết kiệm

xây dựng nhà ở (bao gồm VNĐ và USD) thì bước sang năm 1995, Ngân hàng đã chú trọng áp dụng phong phú các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn khác nhau.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giữ ở mức không đáng kể do có lãi suất thấp nên người dân ít gửi, hơn nữa nếu có nhu cầu dùng tiền thường xuyên thì mở tài khoản cá nhân sẽ ưu việt hơn mà mức lãi lại cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (0,45%/ tháng so với 0,3%/tháng) hoặc có thể gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng khi cần rút trước hạn vẫn được hưởng lãi tiết kiệm không kỳ hạn.

Xét về mặt giá trị và tỷ trọng, tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng cũng như trong tổng nguồn huy động từ dân cư.

Năm 1995, số dư tiền gửi tiết kiệm là 107.767 triệu đồng chiếm 79,34% trong tổng nguồn huy động từ dân cư thì đến năm 1996 đạt 206.842 triệu đồng chiếm 80,44%. Sang năm 1997, số dư tiền gửi tiết kiệm giảm xuống còn 190.018 triệu đồng là do trong năm Chi nhánh đã phát hành nhiều loại kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên phần lớn tiền gửi tiết kiệm của dân cư được chuyển sang mua kỳ phiếu. Năm 1999 số dư tiền gửi tiết kiệm là 789.863% triệu đồng chiếm tỷ trọng 37,03% bởi vì trong năm Chi nhánh còn phát hành kỳ phiếu và trái phiếu với mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động tiết kiệm. Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm phần lớn là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng chủ yếu vẫn là loại có kỳ hạn 3 tháng hoặc 6 tháng, còn loại 1 năm và 13 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ.

Trong cơ cấu loại tiền gửi tiết kiệm, thì tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ (USD) là hình thức mới mẻ, năm 1995 mới có.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2023