Một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi - 2

3.2.4. Nghiệp vụ khác:


Bằng các hoạt động khác trên thị trường như: Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm; các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động Ngân hàng như : dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê két... và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, mà các Ngân hàng thu được những khoản lợi nhuận đáng kể.

II. Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại và các tài khoản phản ánh nghiệp vụ huy động vốn:

1. Nội dung các loại vốn huy động của Ngân hàng thương mại.

1.1. Vốn huy động:


Là giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác được dùng làm vốn kinh doanh. Vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn của Ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời các Ngân hàng thương mại luôn luôn phải tôn trọng các giới hạn về mức huy động vốn theo quy định của mỗi nước. Ví dụ tại Việt Nam tỷ lệ này là 20 lần so với vốn tự có. Mặc dù phạm vi sử dụng vốn huy động của các Ngân hàng thương mại bị hạn chế so với vốn tự có song nếu các Ngân hàng thương mại sử dụng tốt số vốn này thì không những nguồn lợi của Ngân hàng được tăng lên mà còn tạo cho Ngân hàng có được uy tín ngày càng cao. Qua đó tạo cho Ngân hàng mở rộng được vốn góp phần mở rộng quy mô hoạt động của bản thân Ngân hàng.

1.2. Vốn đi vay:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Là quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước trung ương hoặc vay các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng quốc tế. Các

Ngân hàng thương mại sẽ đi vay vốn để bổ sung vào hốn hoạt động của mình khi Ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng hiện có mà vẫn không đủ vốn hoạt động.

Một số ý kiến về mở rộng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội qua các loại hình tài khoản tiền gửi - 2

1.3. Vốn khác:


Trong quá trình làm trung gian thanh toán, Ngân hàng thương mại cũng tạo được một khoản vốn gọi là vốn trong thanh toán như vốn trên tài khoản tiền gửi mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi bảo chi séc và các khoản tiền phong toả do Ngân hàng chấp nhận các hối phiếu thương mại.

2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại:


Theo giác độ không gian, một Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn trong nước và ngoài nước.

Nguồn vốn từ nước ngoài là rất quan trọng. Bằng cách liên doanh, liên kết, mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, phát hành trái phiếu ra nước ngoài... các Ngân hàng thương mại có tiềm lực có thể hút vốn từ các Ngân hàng khác, các tổ chức kinh tế nước ngoài,... góp phần đẩy mạnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn trong nước vừa phong phú, vừa chủ động, lại đang nằm trong tầm tay của các Ngân hàng thương mại. Nguồn trong nước đồng thời cũng là tiền đề, là điều kiện để “đón” các nguồn nước ngoài.

Theo đối tượng huy động, một Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn từ các đối tượng sau:

- Các tổ chức kinh tế.


- Các tầng lớp dân cư.


- Vay các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.


- Vay Ngân hàng trung ương.


Trong đó nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, dân cư là quan trọng nhất vì nó là nguồn vốn chủ yếu và mang tính lâu dài. Mọi Ngân hàng đều phải biết dựa vào tiết kiệm và tích luỹ của các doanh nghiệp và dân cư. Nguồn vốn huy động từ các tổ

chức tài chính khác, từ NHTW tuy không chiếm tỷ trọng lớn nhunưg nó đáp ứng được những nhu cầu đột xuất về vốn của Ngân hàng.

Đứng trên quan điểm của Ngân hàng (người huy động vốn), có thể xếp số vốn Ngân hàng huy động được thành hai loại:

- Loại chủ động thu gom: Tiền phát hành tín phiếu Ngân hàng, tínn phiếu cầm cố, trái phiếu Ngân hàng (trong, ngoài nước).

- Loại bị động thu gom: các loại tiền ký gửi.


Về bản chất hai loại này không có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, “chủ động vay vốn” (chủ động thu gom) cũng có một số đặc điểm:

+ Thông thường, lãi suất “vốn chủ động vay” cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.


+ “Vốn chủ động vay” được huy động theo sáng kiến riêng của từng Ngân hàng.


Bất cứ một Ngân hàng thương mại nào cũng hoạt động với mục đích chung là vì lợi nhuận và sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn. Bộ phận chủ yếu nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là vốn huy động. Do vậy công tác huy động vốn để tạo nguồn cho Ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng ảnh hưởng bao trùm lên toàn bộ hoạt động của Ngân hàng.

Căn cứ vào một số tiêu thức, người ta chia nghiệp vụ huy động vốn thành các hình thức huy động sau.

2.1. Tiền ký gửi:


Tiền ký gửi là một bộ phận tài sản nợ chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Tiền ký gửi bao gồm các loại:

2.1.1. Trên tài khoản tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn):


Là khoản tiền gửi mà người sử dụng có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và Ngân hàng thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất thấp.

Tiền gửi thanh toán được ký thác vào Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả về mua hàng hoá, dịch vụ... Đây không phải là tiền để dành mà là một bộ phận tiền đang chờ thanh toán.

2.1.2. Trên tài khoản tiền gửi có kỳ hạn:


Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được uỷ thác vào Ngân hàng, khách hàng ký thác chỉ được rút khi đến hạn đã thoả thuận. Tuy nhiên, trên thực tế, do phải cạnh tranh để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút ra trước hạn. Trong trườg hợp này, có thể có hai cách giải quyết: hoặc khách hàng được vay tiền của Ngân hàng, sau đó khi đến hạn rút tiền thì dùng số tiền và lãi nhận được để trả nợ và lãi vay Ngân hàng, hoặc là thoả thuận với Ngân hàng rút tiền ra trước hạn và nhận lãi suất thấp hơn (thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn).

Để tăng cường khả năng huy động nguồn này, các Ngân hàng thương mại thường đưa ra nhiều loại thời hạn khac snhau với các mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu các các loại khách hàng khác nhau. Thông thường có các loại kỳ hạn sau : 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 2 năm, 3 năm, 5 năm. Với mỗi thời hạn, Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất tương ứng, với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

2.1.3. Tiền gửi tiết kiệm:


Tiền gửi tiết kiệm được coi là công cụ huy động vốn truyền thống của các Ngân hàng thương mại. ở các nước công nghiệp phát triển, trong các loại tiền gửi vào Ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm đứng vị trí thứ hai về mặt số lượng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản để dành của cá nhân được gửi vào Ngân hàng nhằm hưởng lãi theo định kỳ.

Nhằm thu hút được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, Ngân hàng thương mại đã đa dạng hoá các hình thức huy động tiết kiệm, bao gồm:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (bao gồm nội và ngoại tệ). Người gửi có thể rút ra một phần hay toàn bộ theo yêu cầu. Tuy nhiên, khác với tiền gửi thanh toán, người gửi không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (bao gồm nội và ngoại tệ). Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có mức lãi suất cao hơn sao với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Thông thường cũng có các kỳ hạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm , 2 năm, 3 năm, 5 năm.

- Tiền gửi tiết kiệm được đảm bảo bằng vàng: Trong nền kinh tế có lạm phát, dân chúng không thích gửi tiền nội tệ vào Ngân hàng vì sợ vốn và lãi không đảm bảo giá trị như họ giữ vàng. Chính vì lẽ đó hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng là một trong những biện pháp phần nào đáp ứng được yêu cầu đó. Người gửi tiết kiệm bảp đảm bằng vàng không những bảo toàn được giá trị tài sản của mình mà còn được nhận một phần lãi từ phía ngân hàng.

- Tiết kiệm xây dựng nhà ở : đây là một loại tiết kiệm nhằm hỗ trợ người dân sớm có nhà, để rút ngắn thời gian chờ đợi đủ vốn, góp phần thực hiện chính sách về nhà ở của Đảng và Nhà nước. Do vậy cũng khuyến khích được phần nào người dân gửi tiền vào ngân hàng.

Về mặt chuyên môn, ngân hàng đòi hỏi phải báo trước việc rút tiền gửi có kỳ hạn ít nhất là 7 ngày, nhưng trong thực tế sự giới hạn này thường không được áp dụng. Không có hình phạt nào ngoài hình thức giảm lãi suất được áp dụng cho các trường hợp rút tiền tiết kiệm trước hạn.

2.2. Các loại tài khoản tiền gửi phản ánh nghiệp vụ huy động vốn:


Trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam , vốn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vốn không chỉ là cơ sở để Ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình, còn là phương tiện kinh doanh chính và còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Chính vì vậy các Ngân hàng thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Khả năng mở rộng nguồn vốn từ tài khoản tiền gửi là vấn đề đang được mọi người làm công tác Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nhằm đa dạng hoá các loại nguồn vốn, khai thác nguồn vốn rẻ, chi phí thấp, mở rộng đầu tư vốn, đảm bảo an toàn và hiệu quả, nâng cao vị thế Ngân hàng trên thương trường.

2.2.1. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (Tài khoản tiền gửi thanh toán).


Đây là loại tài khoản dùng để hạch toán các nguồn tiền gửi vào Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả về hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội.

Tài khoản tiền gửi thuộc loại này được thể hiện dưới hai hình thức: Tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tài khoản tiền gửi tư nhân.

Tính chất tài khoản này chủ yếu dùng để tổ chức thực hiện thanh toán qua Ngân hàng thông qua lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng trong phạm vi số dư có, thể hiện trên tài khoản.

Khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng, giao cho Ngân hàng bảo quản và tiến hành về mặt kỹ thuật nghiệp vụ chi trả theo lệnh của khách hàng.

Số dư trên tài khoản này cũng được Ngân hàng trả lãi. Ngân hàng được phép sử dụng số dư để làm nguồn vốn đầu tư ngắn hạn. Đây là một trong những nguồn vốn giá rẻ góp phần làm giảm chi phí đầu vào trong hạch toán kinh doanh Ngân hàng.

Trong công tác kinh doanh, các Ngân hàng thương mại luôn tim mọi biện pháp khơi tăng nguồn vốn này, bằng cách cải tiến thủ tục mở tài khoản tiền gửi tư nhân, sử dụng công nghệ tổ chức thanh toán nhanh gọn chính xác an toàn.

2.2.2. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn:


Đây là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng được gửi vào Ngân hàng trong một thời gian được xác định trước khách hàng mở tài khoản tiền gửi này chủ yếu là các tổ chức kinh tế có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến gửi vào một thời hạn nhất định để hưởng lãi cao hơn.

Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng có sự thoả thuận của Ngân hàng và khách hàng về thời gian gửi. Khách hàng cam kết không rút tiền trước hạn. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn sẽ không được hưởng lãi hoặc lãi suất thấp hơn rất nhiều so với lãi suất đã gửi.

Khách hàng không được sử dụng số dư trên tài khoản này để thanh toán với bất kỳ một hình thức nào.

Ngân hàng thương mại sử dụng số dư trên tài khoản này để làm nguồn vốn đầu tư ngắn, trung và dài hạn tuỳ theo thời hạn của từng tài khoản tiền gửi dài hay ngắn.

2.2.3. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm:


Là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân, được gửi vào tài khoản tại Ngân hàng phục vụ cho việc tích luỹ tiền tệ hoặc đầu tư tiết kiệm. Đã từ lâu tài khoản tiền tệ là công cụ huy động vốn chủ yếu của Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập bằng tiền của cá nhân chưa sử dụng, được tích luỹ gửi vào tài khoản tại Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và được hưởng lãi.

Ngân hàng thường khuyến khích khách hàng gửi tiền tiết kiệm đều đặn và rút vào một thời điểm nhất định hay một mục đích xác định.

Tài khoản tiền gửi tiết kiệm gồm hai loại:


- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.


- Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.


a. Tài khoản tiền gửi tiền tệ không kỳ hạn:


Đây là loại tài khoản tiết kiệm của khách hàng mà số tiền tích luỹ từ thu nhập bằng tiền của cá nhân không xác định số tiền gửi và ngày đến hạn. Thực chất đây là loại tài khoản tiền gửi tiết kiệm thông thường. Cá nhân có thể gửi và rút bất kể lúc nào, số tiền bao nhiêu cần cần định trước.

Tuy nhiên, số dư tài khoản tiền gửi này thường không lớn nhưng có ưu điểm hơn tài khoản giao dịch thanh toán là số dư ít biến động. Đây cũng là nguồn vốn huy động giá rẻ, góp phần làm giảm chi phí đầu vào của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn này đầu tư ngắn hạn làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

b. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

ở Việt Nam chúng ta, hiện nay tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đang được sử dụng rộng rãi trong công tác huy động vốn của Ngân hàng và chủ yếu huy động trong tầng lớp dân cư.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền của các cá nhân tích luỹ được đem gửi vào tài khoản với thời hạn đã định trước nhằm mục đích tích luỹ và hưởng lãi suất cao hơn.

Thời hạn áp dụng với tài khoản tiền gửi tiết kiệm thường từ 3 tháng đến 1 năm với lãi suất quy định theo từng thời hạn cụ thể. Về nguyên tắc, khách hàng đã gửi tiền vào tài khoản này sẽ không được rút ra trước hạn cả gốc và lãi. Tuy nhiên trong thực tế để tăng sức cạnh tranh trong thu hút tiền gửi của một số Ngân hàng vẫn cho phpe khách hàng được rút trước hạn, không được hưởng lãi hoặc lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất gửi ban đầu.

Đây là nguồn vốn tiềm tàng của Ngân hàng, cho nên các Ngân hàng thương mại luôn quan tâm cải tiến các tài khoản với phương thức huy động phong phú, đa dạng với mức lãi suất hợp lý vừa đảm bảo phục vụ mục đích kinh doanh của Ngân hàng và thoả mãn nhu cầu tốt nhất cho khách hàng gửi tiền.

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, giúp cho các nhà kinh doanh Ngân hàng hoạch định được các chiến lược huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu mục đích sử dụng vốn trong từng giai đoạn, từng chương trình với mức lãi suất và thời hạn cụ thể, góp phần tích cực trong lĩnh vực tạo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

2.2.4. Tài khoản vãng lai:


Là tài khoản nhận tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, thông qua tài khoản này Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hội, dịch vụ rút tiền, chuyển tiền hộ khách hàng... Các tài khoản vãng lai luôn duy trì một số dư, trừ khi việc rút tiền có sự thoả thuận trước về giới hạn số tiền mà khác hàng được rút ra từ tài khoản thấu chi mặc dù khoản thấu chi này có thể được khách hàng dùng tới hay không.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2023