Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam - 2


cho rằng: “Tổ chức lao động xã hội chủ nghĩa thì dựa vào và ngày càng dựa vào kỷ luật tự nguyện tự giác của chính ngay những người lao động”(1)

Đối với nền kinh tế thị trường, khi sức lao động được coi là “hàng hoá” được đem ra mua bán, trao đổi, mọi công dân có quyền thuê mướn lao động, sử dụng sức lao động; mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu thì vấn đề kỷ luật lao động trong các đơn vị sử dụng sức lao động càng trở nên cần thiết và quan trọng.

Trong khoa học luật lao động, kỷ luật lao động được xem xét dưới hai khía cạnh chủ yếu là: Hoặc như một yếu tố của quan hệ pháp luật lao động, hoặc như một chế độ của pháp luật lao động.

* Với khía cạnh như là một yếu tố của quan hệ pháp luật lao động, kỷ luật lao động thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể, trong đó quyền thiết lập và duy trì kỷ luật lao động là thuộc về người sử dụng lao động. Sở dĩ đặc quyền này được trao cho người sử dụng lao động là vì trong quan hệ lao động nói chung, lao động hiệp tác cần thiết phải có tổ chức quá trình lao động, phải phối hợp giữa các hoạt động riêng lẻ. Và chỉ có như vậy người sử dụng lao động mới có thể đạt được mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, quyền thiết lập và duy trì kỷ luật lao động không phải là vô hạn mà được hạn chế trong khôn khổ của những quy định của pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng còn nghĩa vụ thực hiện kỷ luật lao động là thuộc về phía người lao động.

* Dưới khía cạnh là một chế định của Luật lao động thì kỷ luật lao động là tổng hợp những quy phạm pháp luật của nhà nước, trong đó chứa đựng những quy định về việc tuân theo thời gian công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh cũng như những biện pháp xử lý đối với những người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những quy định ấy.

Như vậy, dựa vào những quy định này, kỷ luật lao động là khuôn mẫu mà người sử dụng lao động thiết lập nên; là sự điều hành, phân công của


(1) Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ,1978 trang 16


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

những người sử dụng lao động. Người lao động trong đơn vị sử dụng lao động phải tuân theo khuôn mẫu và sự điều hành của người sử dụng lao động. Khi người lao động không tuân theo thì họ phải gánh chịu một hoặc nhiều hậu quả pháp lý nhất định mà pháp luật lao động đã quy định như họ phải chịu trách nhiệm kỷ luật hay trách nhiệm vật chất chẳng hạn.

Việc nghiên cứu và tìm hiểu về kỷ luật lao động sẽ là toàn diện hơn, nếu chúng ta đặt nó trong mối quan hệ chung giữa nó với các dạng kỷ luật khác, để từ đó chúng ta có được sự phân biệt giữa các dạng kỷ luật này. Một trong những dạng kỷ luật gần gũi và nhiều khi gây nhầm lẫn với kỷ luật lao động đó chính là kỷ luật hành chính. Tuy nhiên giữa chúng cũng có những nét khác nhau về cơ bản, cụ thể là:

Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam - 2

Thứ nhất: Nếu như kỷ luật lao động là một nội dung của quan hệ pháp luật lao động, tức là quan hệ lao động “giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động” và chúng được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động hay thoả ước lao động tập thể thì kỷ luật hành chính lại được hình thành trên quan hệ hành chính - quan hệ mang tính quyền lực và phục tùng giữa một bên là chủ thể của quản lý nhà nước với bên kia là đối tượng quản lý trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước và được xác lập thông qua hình thức tuyển dụng vào biên chế Nhà nước.

Thứ hai, kỷ luật hành chính thể hiện tính quyền lực tuyệt đối, bởi đó là mệnh lệnh của nhà nước nhằm để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Còn kỷ luật lao động, tính quyền lực thể hiện hạn chế hơn do sự ràng buộc của các quy phạm pháp luật, sự tham gia, giám sát của tổ chức công đoàn, sự kiểm tra

- quản lý của nhà nước và đặc biệt là sự thoả thuận giữa các bên trong quản lý lao động. Chính vì thế, tính quyền lực của người sử dụng lao động được thể hiện mềm dẻo, linh loạt và chỉ ở một mức độ nhất định, trong khi đó tính quyền lực của kỷ luật hành chính mang tính nghiêm khắc và triệt để.

Thứ ba, do kỷ luật lao động đặt ra đối với người lao động khi tham gia quan hệ lao động trong đơn vị sử dụng lao động, vì thế phạm vi áp dụng kỷ


luật lao động chỉ khi người lao động thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Còn kỷ luật hành chính được áp dụng trong một không gian và thời gian không hạn chế, cùng một hành vi vi phạm pháp luật, thì đối với bất kỳ ai, trong thời gian, không gian nào cũng sẽ bị xử lý như nhau.

Thứ tư: Trong quan hệ lao động, thì người vi phạm kỷ luật lao động chỉ phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao động nhưng đối với người có hành vi vi phạm kỷ luật hành chính thì họ lại phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước cơ quan đơn vị mà họ đang làm việc chứ họ không phải chịu trách nhiệm trước người quản lý. Bởi vì người quản lý chỉ là người giữ vai trò thay mặt Nhà nước, thay mặt cơ quan để duy trì kỷ luật mà thôi.

Ngoài những điểm khác biệt như trên thì giữa kỷ luật hành chính với kỷ luật lao động còn có một số điểm khác nhau nữa chẳng hạn như: kỷ luật hành chính được hình thành do các quy phạm pháp luật hành chính quy định sẵn các chủ thể bắt buộc phải áp dụng. Còn đối với kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động có quyền quy định kỷ luật lao động dựa trên những quy định của pháp luật lao động và phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

1.1.2. Ý nghĩa của kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động có một ý nghĩa rất quan trọng thể hiện qua các mặt sau:

Thứ nhất, những quy định về kỷ luật lao động là cơ sở để tổ chức lao động trong từng đơn vị, cũng như trong toàn xã hội. Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí, sắp xếp lao động một cách hợp lý nhằm ổn định sản xuất, ổn định đời sống của người lao động và trật tự xã hội nói chung. Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là yếu tố quan trọng nhằm tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu. Chính vì thế mà kỷ luật lao động hầu như không thể thiếu trong luật lao động của các nước trên thế giới.

Về vấn đề này, VI. Lênin cho rằng: “Chúng ta phải củng cố cái mà bản thân chúng ta đã giành được, cái mà chúng ta đã ban bố trong các sắc lệnh, đã


hợp pháp, đã quy định, đã chủ trương, chúng ta phải củng cố tất cả những cái đó dưới những hình thức bền vững của kỷ luật lao động hàng ngày. Đó là nhiệm vụ gay go nhất nhưng đem lại nhiều kết quả nhất, vì chỉ có hoàn thành nhiệm vụ đó, chúng ta mới thiết lập được chế độ xã hội chủ nghĩa”(2)

Thứ hai, kỷ luật lao động là căn cứ pháp lý để người sử dụng lao động thực hiện quyền uy của mình trong việc tổ chức, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trong việc khen thưởng những người chấp hành tốt và xử lý đối với những người vi phạm kỷ luật lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động là người có quyền quản lý, giám sát, kiểm tra quá trình lao động, có toàn quyền trong việc ban hành những quyết định và mệnh lệnh, được quy định trong nội quy lao động. Nếu nội quy lao động không quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của từng người lao động cụ thể hoặc là các chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần không công bằng, xử lý kỷ luật không nghiêm thì sẽ không duy trì được trật tự nề nếp trong doanh nghiệp, và từ đó mà không đạt được hiệu quả kinh doanh.

Thứ ba, kỷ luật lao động là cơ sở pháp lý để người lao động phấn đấu hoàn thành nghĩa vụ lao động của mình, là căn cứ để đấu tranh với người vi phạm, là thước đo tác phong, bản lĩnh của người lao động trong xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mỗi một cá nhân người lao động trong doanh nghiệp phải có trách nhiệm, nghĩa vụ tuân thủ những quy định trong nội quy lao động. Việc thực hiện tốt nội quy lao động chính là góp phần để người lao động hoàn thành nghĩa vụ của mình, đồng thời đảm bảo được kỷ luật, trật tự trong doanh nghiệp. Ngoài ra, kỷ luật lao động còn được coi là một biện pháp để giáo dục và rèn luyện người lao động có tác phong công nghiệp, văn minh, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể trong công việc góp phần xây dựng một doanh nghiệp có trật tự, kỷ cương.

Đối với nước ta hiện nay, một đất nước đang trong thời kỳ chuyển đổi, chúng ta đang phấn đấu thực hiện mục tiêu “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

(2) V.I.Lênin - Bàn về công nghiệp hoá - Nxb Sự thật, Hà Nội 1962, trang 78


đại hoá đất nước” thì việc thiết lập, củng cố và duy trì trật tự kỷ cương lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một vấn đề có tính bức xúc. Những thói quen, tập quán, tác phong lao động của một nền sản xuất nhỏ lẻ, tiểu nông đang từng ngày, từng giờ đè năng lên nền nếp làm việc của chúng ta, gây nên biết bao thiệt hại hữu hình và vô hình. Chính vì vậy, pháp luật lao động nói chung và những quy định về kỷ luật lao động nói riêng lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tổ chức và quản lý lao động ở nước ta hiện nay.‌

1.2. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG - MỘT NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

1.2.1. Quản lý lao động là một tất yếu khách quan trong đơn vị sử dụng lao động.

Khi tham gia vào quá trình lao động, mặc dù mỗi cá nhân thực hiện nhiệm vụ của mình một cách riêng lẻ, độc lập với nhau song kết quả cuối cùng lại phụ thuộc vào sự phối hợp, tính đồng bộ, thống nhất của cả cộng đồng, nhất là trong điều kiện chuyên môn hoá và xã hội hoà ngày càng cao của quan hệ lao động. Hình thức lao động mà trong đó nhiều người làm việc với nhau một cách có kế hoạch và có sự tác động qua lại lẫn nhau trong một quá trình sản xuất nào đó hoặc là một trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại liên hệ với nhau thì lao động ở họ mang tính hợp tác và ở đâu có sự hợp tác của nhiều người thì ở đó cần có sự quản lý. Quản lý xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người. Thuật ngữ “quản lý” được hiểu đó là sự tác động có định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hoá và hướng nó phát triển phù hợp với quy luật nhất định. Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã


định trước. Các Mác cho rằng: “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động”(3).

Hoạt động chung của nhiều người đòi hỏi phải được liên kết lại dưới nhiều hình thức, mà một trong các hình thức liên kết quan trọng là các tổ chức. Tổ chức là sự phối hợp liên kết hoạt động của nhiều người để thực hiện những mục tiêu đã đề ra, là yếu tố quyết định đem lại hiệu quả cho hoạt động quản lý. Thông qua các tổ chức thì mới phân định rõ ràng được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia vào hoạt động chung. Mặt khác, để điều khiển, phối hợp hoạt động chung của nhiều người thì cần phải có những phương tiện buộc mỗi người phải hành động theo những nguyên tắc nhất định, phải tuân thủ những quy định, những mệnh lệnh nhất định. Cơ sở của sự tuân thủ, phục tùng đó chính là quyền uy. Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lý thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình. Không thể tổ chức và điều hành quá trình lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh nếu như không có quyền uy và phục tùng. Quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, khi nghiên cứu ở tầm vĩ mô thì quyền uy là của Nhà nước, người chủ sở hữu lớn nhất đồng thời là người sử dụng lao động lớn nhất đối với các bên chủ thể thông qua các quy định của pháp luật lao động, nghĩa vụ phục tùng là người lao động và của người sử dụng lao động, các bên của quan hệ lao động. Còn ở tầm vi mô tức là các đơn vị sử dụng lao động thì quyền uy, quyền lực là của người sử dụng lao động và những người được họ uỷ quyền trong khuôn khổ quy định của pháp luật và nghĩa vụ phục tùng là của người lao động. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 thì Nhà nước ta đã thừa nhận người sử dụng lao động dù thuộc thành phần kinh tế nào đều có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; quyền tự do kinh doanh và quyền sở hữu tài sản, vốn, tư liệu sản xuất. Như vậy, với quy định này Nhà


(3) Các Mác, Tư bản, Quyển thứ nhất, tập 2, Nxb Sự tht, 1960, trang 29, 30


nước ta đã tạo điều kiện cho mọi công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ hợp tác được sản xuất kinh doanh. Và tại Bộ luật lao động năm 1994 của chúng ta cũng đã ghi nhận: “Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi, hoặc giúp đỡ” (theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 - Bộ luật Lao động) và điều này một lần nữa lại được Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định và được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam “quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tổ chức và quản lý lao động, tiếp tục góp phần vào công cuộc đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - một nhiệm vụ mà toàn Đảng, toàn dân ta đang tiếp tục cố gắng để đạt được kết quả như chúng ta mong muốn”.

Từ những phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng việc quản lý lao động trong các đơn vị sử dụng lao động là một tất yếu, khách quan và vô cùng cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc trao quyền quản lý cho người sử dụng lao động là hết sức quan trọng và phù hợp với quy luật khách quan của hoạt động quản lý lao động.

1.2.2. Kỷ luật lao động - một nội dung trong quyền quản lý của người sử dụng lao động.

Chúng ta biết rằng, quá trình lao động cần phải có sự quản lý và chính hoạt động quản lý lao động tồn tại như một tất yếu khách quan trong đơn vị sử dụng lao động. Mặt khác quản lý lao động là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị sử dụng lao động nhằm bảo đảm ổn định, trật tự, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình tổ chức lao động. Quản lý lao động trong các đơn vị sử dụng lao động là quyền của người sử dụng lao động đối với người lao động trong đơn vị mình. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao người sử


dụng lao động lại có được quyền quản lý lao động trong các đơn vị sử dụng lao động? Điều này xuất phát bởi họ là người có quyền sở hữu hoặc quyền quản lý đối với tài sản trong đơn vị. Mặt khác, trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động là người mua sức lao động của người lao động cho nên họ có quyền kiểm soát sự chuyển giao sức lao động của người lao động nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình sản xuất, kinh doanh mà họ đề ra.

Việc quản lý lao động trong các đơn vị sử dụng lao động có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Nó tạo ra một trật tự, nề nếp trong lao động sản xuất, kinh doanh nhằm làm cho hoạt động này đạt hiệu quả cao, làm thoả mãn không chỉ lợi ích của người sử dụng lao động mà còn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động. Từ đó góp phần giúp cho quan hệ lao động phát triển ổn định hài hoà; tạo cơ sở để người sử dụng lao động hăng hái bỏ công sức, công nghệ, tiếp tục đầu tư vốn, tư liệu sản xuất vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn về phía người lao động thì họ tận dụng được thời gian, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng suất lao động để có nguồn thu nhập cao đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình. Quản lý lao động trong đơn vị sử dụng lao động còn giúp cho người lao động có được những nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động, lựa chọn những hành vi xử sự phù hợp trong quan hệ lao động. Một điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn là nếu hoạt động quản lý lao động được thực hiện một cách công bằng, đúng pháp luật thì nó còn có khả năng ngăn ngừa các xung đột và tranh chấp trong quan hệ lao động. Còn nếu như người sử dụng lao động lạm quyền, đưa ra những quyết định mang tính độc đoán, tuỳ tiện, không tính đều lợi ích chính đáng của người lao động, không tuân theo các quy định của pháp luật thì đó là chính một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất đồng giữa các bên làm phá vỡ quan hệ lao động và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí