Trong thời hạn hai năm hoãn thi hành, người bị kết án không phạm tội do cố ý thì sau khi đủ hai năm, hình phạt tử hình được thay thế bằng tù chung thân; nếu như người bị kết án có biểu hiện hối cải, lập công thì sau hai năm hình phạt tử hình có thể được thay bằng tù có thời hạn 20 năm; nếu có chứng cứ xác đáng cho thấy người bị kết án cố ý phạm tội mới, thì theo phê chuẩn của Tòa án nhân dân tối cao, bản án tử hình được thi hành (Điều 50 Bộ luật hình sự Trung Quốc) [72, tr. 168].
Ngoài ra nếu trong thời gian tới mà Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung mà có quy định cụ thể về hình phạt tù chung thân không ân giảm thì có thể xem xét bỏ bớt một số cấu thành có quy định về hình phạt tử hình để làm bước đệm cho việc tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình trong tương lai khi điều kiện kinh tế xã hội của nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển.
3.2.2. Một số giải pháp pháp luật về mặt kinh tế, xã hội
Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng của việc áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta cũng như trên thế giới, chúng ta nhận thấy thực tế hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự không hoàn toàn là biện pháp tối ưu, mà chẳng qua là xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau dẫn đến việc nhận thức pháp luật tại thời điểm đó cũng khác nhau. Ở Việt Nam hay bất cứ nước nào trên thế giới cũng vậy, vấn đề kinh tế xã hội luôn là một trong những điều kiện hết sức quan trọng. Khi nền kinh tế xã hội phát triển thì nhận thức pháp luật của người dân sẽ được nâng lên. Chính vì vậy thông thường chính sách pháp luật phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Nếu chúng ta có một chính sách pháp luật hợp lý thì sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, và khi kinh tế xã hội phát triển thì tình hình phạm tội sẽ bớt phức tạp. Bởi lẽ khi kinh tế phát triển thì nhà nước sẽ có biện pháp quản lý xã hội chặt chẽ và hiệu quả hơn rất nhiều. Do đó giải pháp phát
triển kinh tế xã hội tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập chính đáng chắc chắn sẽ giảm bớt tội phạm. Đây là vấn đề rất thực tế, bởi một loạt các nước châu Âu và châu Mỹ là một minh chứng. Vì vậy giải pháp phát triển kinh tế - xã hội mà tác giả muốn đề cập và hy vọng ở đây chính là “Tạo công ăn việc làm thật tốt để mọi người chỉ tập trung vào phát triển kinh tế một cách chính đáng”. Việc phạm tội chắc chắn sẽ giảm đáng kể, nếu có thì có thể áp dụng bằng các biện pháp kinh tế là đủ.
3.2.3. Một số giải pháp về giáo dục
Công tác giáo dục là một biện pháp tối ưu, nó là cái gốc của mọi vấn đề, nếu một quốc gia có nền giáo dục tốt thì kinh tế xã hội phát triển, con người sống thân thiện, mọi hành xử đều được cân nhắc kỹ lưỡng. Thực tế ở nước ta Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách giáo dục, tuy nhiên việc giáo dục này không chỉ đơn thuần là dạy học văn hóa mà chúng ta phải kết hợp đưa chương trình giảng dạy tại nhà trường vừa học văn hóa và lồng ghép giảng dạy về đạo đức văn hóa ứng xử, giảng dạy về thuần phong mỹ tục và những bản sắc văn hóa tốt đẹp, về truyền thống nhân đạo khoan dung độ lượng vốn có từ ngàn đời nay để học sinh nhận thức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường; phải kết hợp giữa nhà trường và gia đình về công tác giáo dục, bởi gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội…, khi đó mới nâng cao hiệu quả. Tóm lại với một số đề xuất như trên nếu chúng ta biết kết hợp hài hòa thì sẽ mang lại hiệu quả quả to lớn cho việc phòng chống tội phạm, giảm bớt việc áp dụng hình phạt tử hình.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu luận văn, Chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau:
Một là, Thông qua việc nghiên cứu chúng đã đã nắm bắt được “Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam”, thấy được sự cần thiết có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa ra những phân tích mang tính khoa học có chiều sâu để tổng quát chung về hình phạt tử hình, từ đó có cách nhìn khách quan về luận chứng của việc xóa bỏ hình phạt tử hình hay duy trì hình phạt tử hình. Đây là một vấn đề tranh luận gay gắt trên thế giới nó diễn ra từ rất lâu (Từ thế kỷ XVII), còn đối với nước ta thì trong những năm gần đây vấn đề này mới được đề cập đến và hiện nay nó đang là những vấn đề được các nhà luật học cũng như xã hội bàn luận nhiều.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 11
- Đánh Giá Các Quy Phạm Về Hình Phạt Tử Hình Trong Luật Hình Sự Việt Nam - Những Tồn Tại, Hạn Chế Của Các Quy Định Này Trong Luật Hiện Hành
- Một Số Giải Pháp Cụ Thể Nhằm Giảm Và Tiến Tới Xoá Bỏ Hình Phạt Tử Hình Trong Luật Hình Sự Việt Nam
- Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Có thể nói hình phạt tử hình xuất hiện trên thế giới từ thời cổ đại, nó được được sử dụng để các nhà thống trị đàn áp nhân dân, bảo về địa vị và giai cấp của mình theo từng hoàn cảnh của mỗi nước. Qua nghiên cứu chúng ta thấy khi xuất hiện nhà nước, đặc biệt là nhà nước chiếm hữu lô lệ, nhà nước phong kiến thì hình phạt tử hình trên thế giới được áp dụng rộng rãi, dã man, tàn khốc. Nhưng khi xã hội phát triển vai trò của cá nhân trong xã hội càng được coi trọng thì hình phạt tử hình trở thành một đề tài tranh luận sôi nổi trong giới chính trị gia cũng như các nhà lý luận. hai quan điểm trái ngược nhau xuất hiện, đó là: xóa bỏ hình phạt tử hình hay duy trì hình phạt tử hình. Mỗi quan điểm đều có lý lẽ và cơ sở thực tiễn riêng để chứng minh cho quan điểm của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tranh cãi thì đến khi kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới phát triển, đặc biệt là các nước ở châu Âu, châu Mỹ thì các quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình đã được chấp nhận.
Còn ở nước ta hình phạt tử hình cũng được quy định rất sớm từ chế độ phong kiến, tuy việc áp dụng có rộng rãi nhưng cũng đã phần nào thể hiện
tính khoan dung một phần của nhà nước phong kiến đối với một số đối tượng như đề cập tại Bộ luật Hồng Đức. Đến khi đất nước ta dành độc lập, các quy định về hình phạt tử hình trong BLHS vẫn được quy định để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước khi mới dành được độc lập, nhưng cho đến khi nền kinh tế và xã hội ngày càng phát triển thì Nhà nước ta đã sửa đổi theo hướng giảm bớt việc áp dụng hình phạt tử hình, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể, kinh tế, xã hội phát triển Đảng nhà nước ta lại càng quan tâm đến vấn đề này. Cụ thể tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra:
Phải hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, đảm bảo tính công khai minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng Tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [8, tr. 2].
Đây là một chủ trương đúng đắn thể hiện tính khoan dung nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Hai là, Trên cơ sở nghiên cứu đã chỉ ra những điểm còn tồn tại, bất cập của hình phạt tử hình trong luật thực định, đồng thời đưa ra một những luận giải mang tính gợi mở để tìm biện pháp áp dụng thay thế cho việc áp dụng hình phạt tử hình đó là (tù chung thân, không giảm án) để tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội sống, có cơ hội lập công chuộc tội, khắc phục hậu quả.
Ba là, đã chỉ ra được những đối tượng và phạm vi không áp dụng hình phạt tử hình, đồng thời đưa ra những lý giải xác đáng phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong thời gian hiện tại và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó trên cơ sở nghiên cứu đối tượng phạm vi
không áp dụng hình phạt tử hình cũng đã phân tích khá sâu về những tồn tại hạn chế để minh chứng nếu không xóa bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh thì vô hình chung pháp luật thực định quy định mang tính hình thức, trồng chéo, không đảm bảo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp…, dẫn đến chúng ta không thu hẹp được việc áp dụng hình phạt tử hình theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra.
Bốn là, Với việc nghiên cứu, nhận xét đánh giá, phân tích một cách tổng quan về thực trạng áp dụng hình phạt tử hình của nước ta tuy đã giảm nhưng so với các nước trên thế giới chúng ta còn áp dụng nhiều. Trong khi đó việc xóa bỏ hình phạt này đang là xu thế tất yếu. Chính vì vậy khi nền kinh tế xã hội của nước ta ngày càng phát triển thì nhận thức của con người và nhận thức xã hội cũng thay đổi theo hướng tích cực, ý thức chấp hành pháp luật ngày càng được nâng cao. Do đó để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế chúng ta đưa ra một số giải pháp cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong thời điểm hiện tại và tương lai là hoàn toàn phù hợp. Trước mắt chúng ta sẽ xóa một số tội danh, chỉ để một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc những trường hợp thực sự cần thiết. Đến khi nào nền kinh tế của chúng ta phát triển ở một trình độ cao (công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng xã hội chủ nghĩa) thì khi đó ý thức xã hội và ý thức chấp hành pháp luật sẽ cao việc xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình sẽ tiến hành hiện thực ở những năm tiếp theo.
Năm là, Từ những phân tích, đánh giá tại chương 1 và chương 2, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số kiến giải lập pháp tại chương 3 nhằm giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam đối với một số điều, khoản có liên quan đến hình phạt tử hình cả phần chung và phần các tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành. Như vậy theo như đề xuất luận văn này
ngoài việc hạn chế (không áp dụng hình phạt tử hình đối với một số đối tượng) đã được đề cập tại Điều 35 BLHS hiện hành và (Điều 40 BLHS năm 2015 mới thông qua) như trên thì tại phần tội phạm tác giả cũng đã đề xuất xóa bỏ 12 Điều luật tương ứng với 13 cấu thành có quy định hình phạt tử hình. Vì vậy hy vọng trong thời gian tới, nếu Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung sẽ chỉ còn 10 Điều luật và tương ứng với 10 cấu thành tội phạm có quy định hình phạt tử hình. Việc thu hẹp hình phạt tử hình này là bước đệm cho việc tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong tương lai (khoảng 20 đến 30 năm sau) khi đất nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa XHCN” một xu thế tất yếu của thời đại./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Tới Anh (2015), “Vài nét về hình phạt tử hình trong pháp luật của một số nước trên thế giới và đề xuất hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí kiểm sát, (21), tr.43, 47.
2. Nguyễn Ngọc Anh (2010), “Giảm hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự thể chế hóa quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (12), tr.15 – 19.
3. Báo pháp luật TP HCM (2015), Tử hình quan tham không phải cách chống tham nhũng duy nhất, thứ hai ngày 4/5/2015.
4. Phạm Văn Báu (2012) “Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, (12), tr. 28 – 37.
5. Phạm Văn Beo (2007), Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật.
6. Mai Đắc Biên (2015), “Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong pháp luật hình sự ở nước ta hiện nay”, Tạp chí kiểm sát, (Xuân), tr.47, 63.
7. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02.01.2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
8. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
9. Bộ Công an (1974), Chỉ thị số 138/KCL ngày 13/02/1974 về việc thi hành án tử hình, Hà Nội.
10. Bộ Công an (2003), Dự thảo đề án về tử hình, Hà Nội.
11. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TANDTC, VKSNDTC (2013), Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT – BCA – BQP – BYT – TANDTC – VKSNDTC, ngày 06/6/2013 “Hướng dẫn tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc”, Hà Nội.
12. C.Mác - Ăng-ghen (1993), Toàn tập, Tập 4, tr.443, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. C.Mác - Ăng-ghen (1993), Toàn tập, Tập 8, tr.673, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
15. Lê Cảm (2000), “Luật hình sự Việt Nam trước thế kỷ thứ XV”, Dân chủ pháp luật, (5).
16. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), tr. 687, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Lê Cảm (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Lê Cảm, Nguyễn Thị Lan (2014) “Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam: Giữ nguyên hay cần giảm và tiến tới loại bỏ?”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, (3), tr.1-14.
19. Đỗ Văn chỉnh (1997), “Một số vấn đề cần khắc phục trong việc thi hành án hình sự”, Tòa án nhân dân, (8).
20. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 47-SL "Giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở miền Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc", ngày 10.10.1945.
21. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 6-SL "Cấm nhân dân không được đăng lính, bán thực phẩm, làm tay sai cho quân đội Pháp", ngày 05.9.1945.
22. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 21-SL
ngày 14.02.1946.