Xây Dựng Các Tuyến Tham Quan Nội Bộ Hợp Lý Với Việc Xác Định Lại Các Phân Khu Chức Năng. Đồng Thời Liên Kết Với Các Địa Phương Lân Cận Để


• Quần xã tràm

- Tổ chức bán quà lưu niệm

Mở những gian hàng trên sông bán bưu ảnh, tranh, lịch, tài liệu lịch sử khoa học mang tên “Tràm Chim - Tam Nông”

Làm chợ nổi trên sông chuyên bán các loại động, thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười như rắn, chuột, các loại cá, bông điên điển, bông súng…

- Phòng nghỉ

• Chất lượng dịch vụ

• Dịch vụ đi kèm

• Giá cả

b. Khu vực ăn uống, vui chơi giải trí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

- Khu vực ăn uống

Xây dựng và mở rộng quán ăn phục vụ tối thiểu 100 khách, phục vụ nhất là các món ăn đặc sản của vùng

Một số giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu Ramsar Tràm Chim, H. Tam Nông, T Đồng Tháp - 16

- Khu vực vui chơi, giải trí

Có ít nhất 02 phòng karaoke với tiện nghi tương đối, phạm vi rộng có thể phục vụ tối thiểu 20 người.

• 01 sân tennis.

• 01 sân bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, tổ chức lửa trại.

• 01 khu vực chơi cờ tướng, cờ vua…

• 01 khu vực bơi lội, chèo xuồng.

• 01 khu vực câu cá kết hợp với nhà hàng chế biến tại chỗ

• 01 khu vực mắc võng.

• 01 Hội trường sức chứa tối thiểu 100 người

• Liên kết ít nhất 02 nhóm người đờn ca mang tính hợp tác thường xuyên phục vụ loại hình nghệ thuật đặc trưng “Hò Đồng Tháp”



3.3.2. Xây dựng các tuyến tham quan nội bộ hợp lý với việc xác định lại các phân khu chức năng. Đồng thời liên kết với các địa phương lân cận để cùng phát triển

Tuy đội ngũ hướng dẫn còn thiếu và yếu nhưng nhờ sự nhiệt tình, năng nỗ của đội ngũ hướng dẫn bước đầu thực hiện có hiệu quả. Phần lớn khách đều hài lòng với cách phục vụ của đội ngũ này. Tuy nhiên, Trung tâm cần phải cử VCLĐ tham gia các khóa học về nghiệp vụ hướng dẫn viên hoặc tuyển dụng những người có chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn.

Công tác liên kết với các công ty du lịch, các hãng lữ hành chưa thực hiện được do điều kiện dịch vụ và cơ sở hạ tầng của Khu Ramsar Tràm Chim chưa đạt yêu cầu đặt ra đối với du khách. Tổ chức khai thác nhiều tuyến du lịch chủ yếu để giới thiệu cho khách tham quan như sau:

a. Khu A1 ( Tuyến đường thủy đi bằng phương tiện thuyền máy)

Đây là khu chính rộng nhất của VQG có diện tích 5.022 ha là khu bảo vệ nghiêm ngặt. Ở đây, Trung tâm đã tổ chức 03 tuyến điểm du lịch bằng đường thủy và đường bộ:

- Tuyến 1:

+ Lộ trình: Vùng tam giác (từ trung tâm du lịch - tuyến kênh số 01 dừng lại đài vọng cảnh C4 dọc theo tuyến kênh Bác Mười Nhẹ theo tuyến kênh số 04 về trung tâm du lịch).

+ Chiều dài: 11.6 km

+ Thời gian: 1h (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định).

- Tuyến 2:

+ Lộ trình: Từ trung tâm du lịch - kênh số 01 dừng chân tại đài vọng cảnh C4 dọc theo tuyến kênh Mười Nhẹ 1/3 đoạn kênh rẽ phải đến đài vọng cảnh số 03 theo kênh số 03 - kênh số 04 về Trung tâm du lịch).


+ Chiều dài: 26 km.

+ Thời gian: 3h (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định)

- Tuyến 3:

+ Lộ trình: Từ trung tâm du lịch - kênh số 01 dừng đài vọng cảnh C4 dọc theo tuyến kênh Mười Nhẹ 1/3 đoạn kênh rẽ phải đến đài vọng cảnh số 03 theo kênh số 03 - kênh số 02 - kênh số 01 về trung tâm du lịch )

+ Chiều dài: 27.6 km

+ Thời gian: 2h30’ - 3h (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định)

- Các tuyến đê bao khu A1 (đường bộ)

Do hệ thống đê bao khép kín nên rất thuận lợi cho việc tổ chức cho khách tham quan đi bằng các phương tiện của Trung tâm du lịch hoặc phương tiện cá nhân, trạm C4, C2, C1 cũng được thực hiện.

b. Khu A2

- Tuyến 1: Phương tiện xuồng ba lá máy Honda 5.5HP hoặc tắc ráng.

+ Lộ trình: Từ trung tâm du lịch - trạm A3 đến trạm C6 rừng tràm khoa học về trung tâm du lịch )

+ Chiều dài: 7.88 km

+ Thời gian: 2h (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định).

- Tuyến 2: Phương tiện xuồng ba lá máy Honda 5.5HP hoặc tắc ráng

+ Lộ trình: Từ trung tâm du lịch - Trạm A3 - kênh cục - trạm A5 - về Trung tâm du lịch.


+ Chiều dài: 2.68 km

+ Thời gian: 2h30’ (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định).

- Tuyến 3: Phương tiện tắc ráng

+ Lộ trình: Từ trung tâm du lịch - Trạm A3 - kênh Phú Đức II - trạm Quyết Thắng - kênh Cà Dâm về Trung tâm du lịch.

+ Chiều dài: 18.8 km

+ Thời gian: 2h30’- 3h30’ (là thời gian mà du khách ngồi trên thuyền máy, không kể thời gian mà du khách dừng chân đến từng điểm tham quan, quỹ thời gian đến từng điểm tham quan do đoàn quyết định)

c. Khu A4 - A5 ( Bãi ăn chính của chim Sếu)

Đối với hai khu này thường kết hợp phương tiện đường thuỷ và đường bộ để phục vụ khách.

d. Khu vực dành riêng cho du khách cắm trại

- Khu A1: Đài vọng cảnh C3 (kênh Cùn): Nhà nghỉ chân ở đài quan sát số 3

- Khu A2: Trạm Quyết Thắng với khoảng 200 m2.

e. Khu vực dành riêng cho du khách tham quan câu:

Các khu vực mà du khách thường đến câu:

- Khu A1: Khu vực từ Đội cơ động đến trạm C4, trạm C3, trạm Phú Thành B,

kênh C1.

- Khu A2: Trạm C3, C6, C5.

3.3.3. Thực hiện các nghiên cứu khoa học vận dụng vào thực tiễn khai thác, bảo tồn hệ sinh thái

Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2005, các hoạt động nghiên cứu khoa học chưa mang tính chiều sâu còn chung chung cụ thể Vườn chưa thực hiện được đề tài


nghiên cứu nào ứng dụng vào thực tiễn, bên cạnh đó cũng chưa được sự quan tâm (điều kiện kinh phí, và nhân lực chưa đáp ứng).

Từ năm 2006 trở đi, được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các Viện nghiên cứu, các trường đại học, đặc biệt là có sự hỗ trợ của Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Lưu vực sông Mêkông do IUCN chủ trì, hoạt động nghiên cứu khoa học đã được thực hiện nhiều hơn, qua đó Vườn cũng đã thực hiện được một số các hoạt động sau: Thí điểm về quản lý thuỷ văn mực nước trong Vườn, phục hồi thảm thực vật, thống kê chim…

Chương trình Sử dụng bền vững và Bảo tồn Đa dạng Sinh học Đất ngập nước vùng Mêkông (MWBP) là chương trình liên kết giữa bốn quốc gia vùng hạ lưu sông Mêkông (Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam), UNDP, Uỷ hội sông Mêkông, và IUCN.

Mục tiêu của chương trình MWBP nhằm tăng cường năng lực bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước trong vùng hạ lưu sông Mêkông thông qua những hoạt động cấp vùng, cấp quốc gia và địa phương. Với mục đích đó, tại Việt Nam MWBP đã chọn 02 điểm trình diễn ở vùng Đồng Tháp Mười là Khu Ramsar Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp và Khu bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Láng Sen (LSWR) thuộc tỉnh Long An.

Cần phải xây dựng các biện pháp ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng trong vài năm tới và việc xây đập thủy điện của các quốc gia đầu nguồn sông Mêkông sẽ tác động rất lớn chế độ thủy văn và sinh trưởng của các loài động – thực vật của Vườn.

Xây dựng đê bao bảo vệ hệ sinh thái của Vườn, điều tiết chế độ thủy văn hợp lý, thoát bớt nước vào mùa lũ và bơm nước vào mùa khô chống cháy rừng và duy trì sự sinh trưởng của quần xã năng, loại thức ăn chính cho loài Sếu Đầu đỏ quý hiếm.

Hạn chế dần và tiêu diệt hoàn toàn cây mai dương, đây là một trong những loài cỏ dại nguy hiểm đối với các vùng đất ngập nước nhiệt đới, được tổ chức IUCN xếp vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất. Ở Khu Ramsar Tràm Chim,


cây Mai dương hiện đang là một mối đe doạ nghiêm trọng đến đời sống của các loài động, thực vật bản địa. Nghiên cứu đặc tính của cây mai dương và tác động đến hệ sinh thái của Khu Ramsar Tràm Chim.

Theo kết quả điều tra, Đến năm 2008 diện tích mai dương xâm lấm Khu Ramsar Tràm Chim vào khoảng 1.200 ha, nhờ sự hỗ trợ kinh phí từ dự án WWF chương trình Việt Nam cũng như sự đầu tư của UBND tỉnh Đồng Tháp, Khu Ramsar Tràm Chim đã tổ chức việc diệt trừ và kiểm soát sinh vật ngoại lai (mai dương) ước diện tích mai dương xâm lấn còn lại khoảng 450 ha. Việc loại trừ loại cây này cần có biện pháp kiên quyết liên tục trên quy mô cả Khu Ramsar Tràm Chim. Kết hợp với các hoạt động trồng những loài thực vật bản địa như tràm, điên điển, sậy, đế, mồm mốc… tại những nơi cây mai dương bị diệt trừ nhằm kiểm soát không để loài cây này tiếp tục phát triển trở lại.

Đẩy mạnh công tác phục hồi sinh thái, đây là chương trình quan trọng nhất trong công tác quản lý môi trường sinh thái ở Khu Ramsar Tràm Chim, nhằm tái tạo lại các điều kiện sinh thái (các yếu tố sinh thái và các quá trình sinh thái) thích hợp với việc bảo tồn đa dạng sinh học. Các hoạt động cụ thể cần thực hiện:

- Tái thiết chế độ thủy văn phù hợp với nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học của Khu Ramsar Tràm Chim.

- Duy tu, sửa chữa hệ thống đê bao hằng năm như gia cố, chống sạt lở, bê tông, trồng cây, duy tư bảo dưỡng các tuyến đê, cống… Duy trì mực nước trong Khu Ramsar Tràm Chim theo sự chủ động, khắc phục những hư hỏng do lũ lụt; khôi phục lại một phần nguyên trạng của công trình nhằm bảo đảm ổn định và khả năng hoạt động đúng theo công suất thiết kế ban đầu.

- Tu bổ, xây mới các cống điều tiết nước ở các khu vực trong khu Ramsar và nạo vét kênh trữ trong mùa khô để phòng chữa cháy rừng. Cần cải tạo các tuyến đê lung và phá bỏ các bờ kênh tạo thông thoáng cho dòng chảy trong các phân khu, tạo điều kiện cho các loài sinh vật di chuyển. Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ và phục vụ tốt các tour tham quan du lịch.


- Tăng cường công tác trồng cây phân tán và tái tạo đa dạng sinh học của Khu Ramsar Tràm Chim như tre gai, bằng lăng, gừa, me chua, trâm, cà na… nhằm làm phong phú hệ thực vật và để bảo vệ các tuyến đê bao và tạo cảnh quan đẹp thu hút khách du lịch

- Xây dựng các đập tràn để nâng cao sự trao đổi lưu lượng nước giữa các khu vực xung quanh, giảm chi phí bảo trì bằng cách giảm lực trên hệ thống các tuyến đê trong giai đoạn có mực nước cao và mùa lũ. Giảm sự chia cắt sinh cảnh và cho phép các loài thủy sinh như cá di cư vào Khu Ramsar Tràm Chim nhiều hơn vào mùa lũ. Tăng dòng chảy tràn trong phân khu để hỗ trợ các quá trình sinh thái tương ứng như quá trình phát triển của hệ sinh thái lúa ma, hệ sinh thái cỏ năng….

- Bảo vệ các cột đo nước hiện có và lắp đặt các cột đo nước mới nhằm đảm bảo mực nước trong Khu Ramsar Tràm Chim vào mùa khô và mùa lũ.

3.3.4. Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho từng khâu, từng giai đoạn

Thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên trong Ban quản lý và du lịch của Vườn quốc gia các chuyên đề về du lịch nói chung và đặc biệt là du lịch sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng; Tổ chức các chuyến tập huấn, tham quan thực tế tại các vườn quốc gia có hoạt động du lịch sinh thái đạt hiệu quả trong nước để trao đổi kinh nghiệm và học tập cách làm du lịch; Học tập kinh nghiệm và quản lý về du lịch sinh thái ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, New Zealand, Australia, Singapore… thông qua việc cử các cán bộ có năng lực chuyên môn đi tập huấn. Mở rộng đào tạo và bồi dưỡng cho hướng dẫn là cư dân địa phương, chú ý đến nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên Ban du lịch Vườn quốc gia tạo thuận lợi trong đón tiếp, phục vụ các đoàn khách quốc tế, các tổ chức nghiên cứu khoa học…

- Xây dựng chương trình đào tạo mang tính toàn diện:

+ Đào tạo mới, đào tạo lại, liên kết đào tạo, mời chuyên gia, giảng viên có uy tín trong lĩnh vực du lịch sinh thái về giảng dạy bồi dưỡng cho nhân viên, người lao động.


+ Nâng cao kiến thức quản lý, quản trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với môi trường tự nhiên và với KDL. Từng bước xây dựng đội ngũ quản lý, và nhân viên phục vụ năng động, sáng tạo, đồng thời có chính sách thu hút nhân tài phục vụ cho hoạt động bảo tồn và phát triển du lịch của Khu Ramsar Tràm Chim.

- Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, văn hóa phục vụ cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch để từng bước chuẩn hóa tiêu chuẩn cả về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ… theo từng loại hình du lịch:

+ Đối với cán bộ quản lý của Khu Ramsar Tràm Chim: Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiến thức quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, kỹ năng tổ chức sự kiện, kiến thức về quản lý bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ: kiến thức quản lý, điều hành; kỹ năng giao tiếp, giám sát; nghiên cứu thị trường, tiếp thị, xúc tiến, quảng bá du lịch; kỹ năng lập, tổ chức triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; quản lý phát triển các loại hình du lịch và khai thác phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường du lịch.

+ Đối với lực lượng kiểm lâm: cần bổ sung các kiến thức về lâm nghiệp, môi trường, luật pháp, nắm vững văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách… để có đủ khả năng giải quyết công việc. Đồng thời đào tạo các sử dụng và bảo quản các thiết bị chuyên dùng cho DLST như: máy móc, lái tàu, các phương tiện sơ cấp cứu, cấp cứu người bị thương… thường xuyên tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho cán bộ và nhân viên trong BQL của Khu Ramsar Tràm Chim đến các khu DLST điển hình trong nước để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý và làm du lịch. Cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, liên kết với các trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi để nhận và đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên là người dân địa phương thông qua các lớp ngắn hạn tại địa phương.

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí