Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 12

Mặt khác, nhà bán lẻ có thể liên kết với nhà sản xuất để tạo ra những sản phẩm theo tiêu chuẩn và mang thương hiệu của nhà bán lẻ. Đây là một cách tạo nét độc đáo, cũng là một phương thức để xây dựng và quảng bá thương hiệu của nhà bán lẻ.

Bên cạnh chủng loại hàng hoá, nhà bán lẻ còn phải quan tâm đến vấn đề chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần xây dựng một quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế trên các mặt, từ khâu mua hàng, chế biến, dự trữ, bảo quản, trưng bày…để tạo sự tin tưởng nơi khách hàng. Khi chọn lựa các nhà cung cấp, nhà bán lẻ cũng cần đề ra tiêu chuẩn: ưu tiên hợp tác với các nhà cung cấp, nhà sản xuất đạt các tiêu chuẩn cao về hàng hoá, dịch vụ.

2.2.2.5.Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh sử dụng các biện pháp kích thích.

Nhà bán lẻ cần mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng những dịch vụ mà mình sẽ cung cấp cho khách hàng, bởi ngoài giá cả thì số lượng và chất lượng dịch vụ là một trong những công cụ quyết định trong cạnh tranh. Cần tiến tới cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng, ví dụ như: bán hàng qua điện thoại, giao hàng tận nhà, gói quà, tặng quà sinh nhật theo yêu cầu khách hàng, giữ xe miễn phí hoặc với giá ưu đãi, quầy dịch vụ khách hàng, thanh toán bằng các loại thẻ hiện đại: ATM, thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card, liên kết với các ngân hàng lắp đặt hệ thống máy rút tiền tự động và cho vay để mua trả góp các sản phẩm giá trị cao…

Để giành giật người tiêu dùng, các nhà bán lẻ cần đẩy mạnh sử dụng các biện pháp kích thích như: quảng cáo trên báo chí và truyền hình, gửi quảng cáo tới từng hộ gia đình, tổ chức các chương trình “khách hàng thân thiết”, phát hành các loại thẻ thành viên, thẻ ưu đãi, giảm giá, tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm giá, quay số trúng thưởng…Ngoài ra, các biện pháp kích thích còn bao gồm: trình bày hấp dẫn, sắp xếp ở những vị trí dễ lấy,

dễ thấy, những hàng hoá có liên quan được sắp xếp gần nhau, hàng khuyến mại được trưng bày ở những nơi bắt mắt, hàng hoá bày với số lượng lớn để khách hàng cảm giác là hàng hoá đó đang được bán rất chạy…

2.2.2.6.Áp dụng công nghệ mới vào quản lý phân phối, lưu chuyển hàng hoá, thanh toán…

Sử dụng công nghệ mới nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, các nhà bán lẻ có thể tổng hợp các số liệu, dữ kiện để đưa ra những dự báo tốt hơn về thị trường, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát chi phí, đặt hàng tự động từ các nhà sản xuất…

Ngoài ra, các nhà bán lẻ cần phát triển hệ thống thanh toán bằng máy quét, theo dõi cửa hàng qua camera, trao đổi dữ liệu điện tử, cải thiện hệ thống xử lý hàng hoá…Việc thanh toán tiến tới hạn chế dùng tiền mặt mà dùng các phương tiện thanh toán hiện đại để giảm thời gian thanh toán, quản lý tốt hơn doanh thu…

2.2.2.7.Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên để đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Các nhà bán lẻ vừa phải tuyển dụng, bồi dưỡng, đầu tư chi phí đào tạo hoặc cử ra nước ngoài đào tạo để có những cán bộ hiểu biết sâu sắc và có khả năng quản lý hoạt động phân phối bán lẻ hiện đại; vừa phải huấn luyện đội ngũ nhân viên lành nghề trong từng khâu: lưu thông, bán hàng, chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại…

2.2.2.8.Xây dựng và phát triển theo “chuỗi”

Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 12

Khi mở rộng hoạt động, các nhà bán lẻ không nên đi theo hướng mở các siêu thị hay cửa hàng đơn lẻ. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, để giành được niềm tin của khách hàng, đồng thời để hạn chế sự phân tán, manh mún về nguồn lực, vốn, công nghệ, cũng như khắc phục sự tự phát, thiếu thống nhất trong hoạt động kinh doanh, các siêu thị, cửa hàng bán lẻ cần được xây dựng, tổ chức và vận hành theo “chuỗi”, thành

một “hệ thống”. Tức là các siêu thị, cửa hàng bán lẻ cần phải được xây dựng, tổ chức, chỉ đạo, quản lý và hoạt động thống nhất tập trung theo một phương châm, một khái niệm (concept) thống nhất từ quan điểm kinh doanh, chiến lược hàng hoá và giá cả, dịch vụ khách hàng, cách thức thiết kế, trang trí bên trong và bên ngoài, cách thức sắp xếp và trưng bày hàng hoá, các hoạt động quảng cáo khuyến mãi…

Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng cần học tập hoặc áp dụng mô hình chung của thế giới với các điểm trọng yếu: đảm bảo tính chuyên môn hoá cho các thành viên trong chuỗi; truyền và xử lý thông tin trong chuỗi trên cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại mà cơ bản là hệ thống xử lý thông tin POS; ứng dụng những kỹ thuật logistics hiện đại với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin; mọi hoạt động trong chuỗi từ khai thác nguồn hàng, logistics, bán hàng cho đến các hoạt động xúc tiến phải được tiêu chuẩn hoá cao nhất.

2.2.2.9.Tạo mối liên kết với các nhà cung cấp và với các nhà bán lẻ

khác


- Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài cùng có lợi với các nhà cung cấp. Nhờ vào hệ thống dữ liệu khách hàng được tổ chức và lưu trữ đầy đủ,

các nhà bán lẻ có thể tạo điều kiện và cùng chia sẻ với các nhà sản xuất các thông tin về tình hình thị trường, sản phẩm, tâm lý tiêu dùng, thị hiếu và các phản ánh của khách hàng, trên cơ sở đó cùng xây dựng các chiến lược hợp tác phát triển và phân phối sản phẩm.

Ngoài ra, nhà bán lẻ có thể tạo điều kiện cho các nhà cung cấp triển khai giới thiệu, quảng bá, bày bán và phân phối các sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn với chi phí hợp lý, có hiệu quả.

- Liên kết với các nhà kinh doanh bán lẻ khác để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các nhà bán lẻ có thể liên kết với nhau để tận dụng được nguồn vốn, mặt bằng, tạo vị thế mạnh với nhà cung cấp, cùng tiến hành quảng bá để tiết

kiệm chi phí, cùng tổ chức các chiến dịch bán lẻ lớn, các chiến dịch bán hàng giảm giá để thu hút khách hàng, đồng thời dễ dàng kiến nghị hoặc phản hồi về các chính sách, quy định, thủ tục… với cơ quan quản lý nhà nước.

KẾT LUẬN


Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu rộng vào kinh tế quốc tế, và thời điểm chính thức mở cửa thị trường bán lẻ đang đến gần. Trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ đến từ bên ngoài, và trước rất nhiều khó khăn, thách thức bên trong, việc xây dựng một hệ thống phân phối hàng hoá bán lẻ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, quy mô lớn và có khả năng cạnh tranh, để từ đó có một thị trường bán lẻ vững mạnh, tạo điều kiện cho sản xuất và tiêu dùng phát triển là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Với mục tiêu đưa ra một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ hàng hoá tiêu dùng tại Việt Nam, trong luận văn này, người viết tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Tổng hợp một số vấn đề lý luận về bán lẻ như: khái niệm chung về bán lẻ, các hình thức phân phối bán lẻ trên thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối bán lẻ, và các xu hướng phát triển của ngành bán lẻ trên thế giới.

Trên cơ sở tham chiếu những vấn đề lý luận với thực tiễn phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam trong 10 năm qua, người viết đưa ra những dự báo về khuynh hướng phát triển của thị trường bán lẻ, và những cơ hội, thách thức đi liền với nó. Từ đó, hệ thống hoá và đề xuất những giải pháp mang tính khả thi cho sự phát triển của thị trường bán lẻ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

Do hạn chế về kiến thức, tài liệu, cũng như thời gian thực hiện và kinh nghiệm thực tế, khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thày giáo, cô giáo và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Thương mại (2005), Đánh giá thc trng tchc phân phi hàng hoá Vit Nam hin nay, Hà Nội.

2. Bộ Thương mại (2004), Kyếu hi tho quc tế chính sách phát trin các mô hình phân phi hàng hoá hin đại, Hà Nội.

3. Bộ Thương mại - Dự án Việt Nam-Phần Lan (2004), Tp bài ging Xây dng và qun lý chợ, Hà Nội.

4. TS Lê Trịnh Minh Châu, PGS.TS Đinh Văn Thành, TS. Trương Đình Chiến, ThS. Vũ Bá Sơn (2004), Phát trin hthng phân phi hàng hoá VN trong bi cnh hi nhp kinh tế quc tế, NXB Lý luận chính trị - Bộ TM, Viện nghiên cứu Thương mại, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Hoà (2005), Kinh nghim phát trin hthng siêu thvà chui siêu thCoop Mart.

6. Intimex (2005), Chiến lược phát triển hệ thống siêu thị và trung tâm phân phối.

7. TS Nguyễn Thị Nhiễu, Hthng thương mi bán lca Pháp, Cẩm nang siêu thị Việt Nam, Báo Thương mại.

8. James Scott, Tổng giám đốc công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (2004), Kinh nghim ca Metro Cash & Carry trong vic phát trin các loi hình phân phi bán buôn hin đại, Hội thảo: “Chính sách phát triển các loại hình phân phối hiện đại”, Bộ Thương mại.

9. Zhang Shu Dong, Trưởng phòng cải cách doanh nghiệp, Bộ Thương mại Trung quốc, Chính sách qun lý Nhà nước và thc trng phát trin hthng phân phi và lưu thông hàng hoá hin đại ca Trung Quc, Bộ Thương mại - Vụ CSTTTN, Hà Nội.

10.Somchat Sroythong, Trưởng phòng xúc tiến và phát triển kinh doanh, Bộ Thương mại Thái Lan (2004), Nhng mô hình phân phi hàng hoá hin đại Thái Lan, Bộ Thương mại - Vụ CSTTTN, Hà Nội.

11.Philip Kotler (2002), Marketing Essentials, NXB Thống kê, Hà Nội. 12.Philip Kotler and Kevin Lane Keller (2001), Marketing Management,

Pearson Education Inc., US.

13.A Coskun Samli (1998), Strategic Marketing for Success in Retailing, NXB Quorum/Greenwood, US.

14.Richard L Sandhusen (2000), Marketing, Barron's Educational Series, UK.

15.Các trang web: http://vietnamnet.vn/, http://www.saigontimes.com.vn/, http://www.sgtt.com.vn/, http://www.vneconomy.com.vn/, http://vnexpress.net/.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022