Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 11

cần đặc biệt chú ý đến việc quy hoạch, dành quỹ đất cho việc xây dựng các cơ sở phân phối hàng hoá hiện đại. Hay cụ thể hơn, cần một bản đồ quy hoạch chi tiết cho hệ thống phân phối nói chung, và cho hệ thống phân phối bán lẻ nói riêng.

Nhà nước cũng cần hỗ trợ đầu tư bằng vốn ngân sách cho công trình hạ tầng thương mại quan trọng, sau đó tiến hành đấu thầu để các doanh nghiệp khai thác phát triển hệ thống phân phối hàng hoá. Đồng thời cần có chính sách thoả đáng để các doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển hệ thống phân phối.

Cần xây dựng và áp dụng quy trình thực hiện các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại theo các Quyết định 311 về tổ chức thị trường trong nước và Nghị định 02 về phát triển và quản lý chợ26 của Thủ tướng Chính phủ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các chính sách này trong thực tiễn, trong đó cần xác định rõ các trình tự thủ tục, các cơ quan, tổ chức cụ thể ở từng ngành, từng cấp chịu trách nhiệm thi hành chính sách; phổ biến rộng rãi và

công khai để các doanh nghiệp và cá nhân có cơ hội bình đẳng tham gia vào phát triển các hệ thống kết cấu thương mại trên từng địa bàn.

Kết cấu hạ tầng thương mại cần được xây dựng theo quy hoạch, gồm:

- Hthng các loi hình chợ (chợ nông thôn, chợ thành thị, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn, sàn giao dịch, trung tâm đấu giá).

- Hthng các TTTM, trung tâm mua sm, siêu th, ca hàng tin li…Với mỗi loại hình, từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng văn minh và hiện đại, liên kết thành các hệ thống, các chuỗi phân phối, lập ra và quản lý các trung tâm logistics nội bộ, ứng dụng phương thức nhượng quyền thương mại…


26 Bộ Thương mại (2004), Các văn bn vphát trin và qun lý chợ, Hà Nội.

- Hthng các kho hàng , trung tâm logistics. Các trung tâm này hoạt động độc lập, là các nhà phân phối trung gian chuyên nghiệp, thực hiện đồng bộ và khép kín tất cả các công đoạn hậu cần (thu mua, phân loại, sơ chế, bảo quản, ghi nhãn, vận chuyển....) trong quá trình đưa hàng từ nhà cung ứng (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) đến nhà bán lẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Hthng các trung tâm hi ch- trin lãm hàng hoá, khu thương mi dch vtp trung. Các khu mua sắm – khu thương mại dịch vụ tập trung được hình thành trên cơ sở liên kết và hội tụ các TTTM lớn, các siêu thị, các trung tâm cung ứng dịch vụ cùng với các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, tạo ra một không gian rộng lớn phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của cư dân và khách du lịch.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư không chỉ hệ thống phân phối hàng hoá nói chung, hệ thống phân phối bán lẻ nói riêng, mà còn phải đầu tư để phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối như: hạ tầng cơ sở giao thông, hạ tầng cơ sở thông tin, thanh toán, kho bãi, vận chuyển…

Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 11

2.2.1.2.Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại nói chung và hệ thống phân phối bán lẻ nói riêng.

Hoàn chỉnh các thể chế quản lý nhà nước thông qua việc xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật qui định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan theo hướng đảm bảo tính đồng bộ và ổn định. Luật Thương mại là một trong những đạo luật cần được bổ sung, điều chỉnh trước hết sao cho phù hợp với các quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia (về hàng hoá cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện: về nhượng quyền thương mại; về giao dịch thương mại điện tử; về mua bán qua sàn giao dịch hàng hoá; về quyền kinh doanh và quyền phân phối thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài…).

Bên cạnh đó cũng cần triển khai thực hiện các luật: Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giao dịch điện tử và các Pháp lệnh…; xây dựng và sớm ban hành Luật chống bán phá giá và chống trợ cấp, Luật về thương hiệu…nhằm tạo ra môi trường thuận lợi và ổn định cho phát triển hệ thống phân phối bán lẻ. Đồng thời, các pháp lệnh hợp đồng kinh tế, quy chế đại lý mua bán hàng hoá cũng cần được điều chỉnh để tạo môi trường pháp lý cho các liên kết kinh tế bền vững.

Một điểm cần chú ý là: trong điều kiện thị trường mang tính tự phát như hiện nay, các mô hình thương mại theo hướng hiện đại chưa nhiều, hình thức và quy mô của thị trường còn nhỏ nhưng lại quá nhiều cấp độ làm cho con đường lưu thông của hàng hoá bị chia nhỏ, cắt vụn. Vì vậy, khi hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình thương mại hiện đại, các liên kết có quy mô lớn, dài và các mối liên kết vững chắc lâu dài. Đồng thời, cần hạn chế tính tự phát, tình trạng vi phạm và coi thường văn minh thương mại, mua bán theo kiểu “chụp giựt” đang diễn ra khá phổ biến hiện nay.

Xây dựng một hệ thống thông tin thông suốt, nhanh nhạy để phản ánh kịp thời diễn biến tình hình của cung - cầu, giá cả trên thị trường trong và ngoài nước, tình hình hoạt động thương mại trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, trước hết tập trung vào các mặt hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù, từ đó dự báo sớm, phản ứng nhanh, điều tiết kịp thời, bảo đảm bình ổn thị trường.

Xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh và cơ chế điều tiết vĩ mô, nhất là đối với các mặt hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù, bằng cách sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp với các định chế pháp lý quốc tế để can thiệp khi thị trường có dấu hiệu bất ổn bởi các tác động khách quan, như tăng (giảm) các loại thuế, xây dựng và sử dụng dự trữ quốc gia, tín dụng thương mại … trong từng trường hợp (tình trạng khẩn cấp, biện pháp tự vệ…). Xây

dựng và củng cố các cơ quan tham gia điều tiết vĩ mô thị trường nội địa theo hướng hiện đại hoá và chuyên nghiệp hoá.

Thiết lập và củng cố hệ thống phân phối nòng cốt của doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù, trong đó chú trọng đến việc xây dựng các trung tâm phân phối, các kho hàng, tổ chức hệ thống phân phối trực thuộc doanh nghiệp hoặc làm đại lý cho doạnh nghiệp, xử lý hài hoà lợi ích các khâu, các bộ phận tham gia trong cả chuỗi phân phối…

2.2.1.3.Mở cửa thị trường cho dịch vụ phân phối theo các cam kết quốc tế.

Việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối là tất yếu, song cần phải cân nhắc kỹ về cách thức, bước đi, thời điểm với những nội dung và chính sách thích hợp. Cần tham khảo kinh nghiệm của về mở cửa thị trường của các nước xung quanh như Thái Lan, Malaysia…Tại Thái Lan, 80% kênh phân phối hiện đại đã do các tập đoàn nước ngoài nắm giữ, nên chính phủ Thái Lan buộc phải điều tiết, hạn chế, chỉ cho các tập đoàn nước ngoài được mở từng siêu thị riêng lẻ, không cho phép hình thành chuỗi siêu thị để chi phối thị trường. Còn Malaysia hiện đang tạm ngưng cho phép nước ngoài đầu tư những đại siêu thị ở những bang và thành phố lớn mà hướng vào các bang kém phát triển và vùng nông thôn.

Tiến hành mở cửa thị trường có lộ trình, một mặt tạo sức ép cạnh tranh, theo đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh quá trình đổi mới hoạt kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng, đẩy mạnh quá trình liên kết, đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực và mặt khác; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, tranh thủ thời gian và sử dụng các giải pháp hợp lý để khuyến khích và hỗ trợ cho qua trình vươn lên của các doanh nghiệp trong nước để các doanh nghiệp này có đủ tiềm lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2.2.1.4.Ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển hệ thống phân phối bán lẻ.

Trên cơ sở đổi mới tư duy chuyển từ chỗ coi thương mại (hoạt động phân phối) là môt ngành phi sản xuất và do đó các doanh nghiệp đầu tư vào thương mại không được ưu đãi như các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất sang chỗ thấy được thương mại có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, các doanh nghiệp đầu tư vào kết cấu hạ tầng thương mại phải được hưởng các ưu đãi theo chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước giống như đối với một số ngành sản xuất.

Ngoài ra để thúc đẩy nhanh quá trình tập trung và tích tụ vốn cho doanh nghiệp, cần có một số ưu đãi có thời hạn, mang tính đặc thù cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ. Cụ thể:

- Chính sách về đất đai: Do đặc thù của hoạt động thương mại và đặc biệt là với dịch vụ bán lẻ, đất đai và vị trí của đất đai là rất quan trọng. Các địa phương, nhất là các thành phố cần qui hoạch và bố trí đủ quỹ đất cho hạ tầng thương mại. Cùng một vị trí đất với giá bán, thuê như nhau, nếu nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu, quan tâm ưu tiên giải quyết cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Cũng cần có ưu tiên đặc biệt cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước.

- Chính sách vtài chính - tín dng: Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối bán lẻ có dự án xây dựng hạ tầng được quyền tiếp cận các nguồn vốn bình đẳng như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác. Đưa các công trình đầu tư để phát triển cơ sở vật chất ngành thương mại – dịch vụ vào danh mục các công trình được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước về đầu tư và được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

- Chính sách vthuế: Đối với thuế nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh (thang cuốn, hệ thống lạnh, quầy, kệ trưng bày

hàng máy tính tiền, xe nâng hàng…) được miễn thuế như nhà đầu tư nước ngoài cùng lĩnh vực hoặc như các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư. Đối với thuế thu nhập, cần được áp dụng miễn giảm theo luật như các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp phát triển theo “chuỗi”, kinh doanh qua mạng, cải tiến phương pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của Công nghệ thông tin… cần có thêm chính sách ưu tiên về thuế thu nhập để hỗ trợ họ tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển (như “giãn” nộp, miễn nộp có thời hạn nếu sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư phát triển hạ tầng thương mại).

- Cho phép doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp có phần vốn sở hữu nhà nước) được điều chuyển, hoán đổi, sang nhượng… các cơ sở (kho tàng, cửa hàng, bến bãi…) không phù hợp với điều kiện kinh doanh mới để khai thác tối đa nguồn lực hiện có cho qua trình hiện đại hoá hạ tầng, tích tụ và tập trung vốn.

- Phát trin ngun nhân lc: Sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Có chương trình hỗ trợ đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình của một số trường đại học kinh tế, trường cao đẳng, dạy nghề kịp với xu hướng của khu vực và thế giới trong lĩnh vực phân phối để đáp ứng nhu cầu đổi mới chất lượng nguồn nhân lực về lâu dài.

- Thông tin và tư vn: Tổ chức hệ thống thông tin, cập nhật, phân tích và dự báo xu hướng phát triển của thị trường, nhu cầu tiêu dùng, thói quen mua sắm, cơ cấu hệ thống phân phối… để trao đổi, tư vấn, cung cấp thông tin định hướng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể thông qua các tổ chức và cá nhân nghiên cứu, dự báo thị trường để đặt hàng với nhà thương mại và nhà thương mại đặt hàng với nhà sản xuất.

- Cần có chính sách hỗ trợ các cửa hàng nhỏ, độc lập bằng cách cho hưởng ưu đãi (miễn thuế kinh doanh và thuế đất), tổ chức đào tạo, huấn luyện cho chủ cửa hàng và nhân viên cửa hàng về quản lý thu chi, trưng bày hàng, dịch vụ khách hàng…; đồng thời giúp đỡ , hướng dẫn họ dần nâng cấp thành các cửa hàng bán lẻ theo mô hình hiện đại, khuyến khích các cửa hàng này vào hoạt động kinh doanh theo chuỗi theo phương thức nhượng quyền kinh doanh.

- Chọn một số nhà phân phối bán lẻ lớn, có tiềm năng và hỗ trợ về nhiều mặt để họ có thể trở thành những tập đoàn bán lẻ mạnh, đủ khả năng làm đối trọng với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

2.2.1.5.Thành lập hiệp hội các nhà phân phối bán lẻ

Thông qua hoạt động của hiệp hội để các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tìm kiếm và tạo mối liên kết làm ăn lâu dài; nếu tạo được mối liên kết thì có thể cùng phát huy được lợi thế về quy mô, nâng cao sức mạnh đàm phán, sử dụng thương hiệu, cơ sở hạ tầng cho phân phối, áp dụng tiêu chuẩn...; đồng thời thông qua hiệp hội để kiến nghị và tham gia vào qua trình xây dựng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước.

2.2.2. Các giải pháp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ

2.2.2.1.Xác định rõ và trung thành với khách hàng mục tiêu.

Lựa chọn được thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu cho mình, các nhà phân phối bán lẻ phải xác định thật chính xác những tính chất, đặc điểm của khách hàng mục tiêu, qua đó có thể đưa ra những quyết định tương hợp với nhau về chủng loại hàng hoá, cách trang trí cửa hàng, nội dung quảng cáo và phương tiện quảng cáo, giá cả…Nhà phân phối bán lẻ phải xây dựng được cho mình một chiến lược tổng thể, lâu dài cho hoạt động kinh doanh, hướng tới thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

2.2.2.2.Xây dựng và phát triển thương hiệu bán lẻ

Không giống như những dịch vụ hay sản phẩm khác, bản thân điểm bán lẻ chính là nơi quảng bá thương hiệu bán lẻ hiệu quả nhất. Việc đầu tư vào một hệ thống nhận diện thương hiệu bán lẻ (bao gồm logo, màu sắc, cách thức và vật liệu trang trí) là rất quan trọng, vì không chỉ đóng vai trò như quảng cáo ngoài trời mà còn gắn liền ngay với hình ảnh siêu thị/cửa hàng. Hình ảnh này cũng gắn liền với cách trưng bày hàng hóa bên trong, vốn là những công cụ quảng bá kinh điển của siêu thị/cửa hàng bán lẻ.

Thương hiệu bán lẻ còn được tạo ra từ chính sách giá, chính sách sản phẩm, dịch vụ, chính sách xúc tiến, các dịch vụ, hệ thống chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp bán lẻ.

2.2.2.3.Hoạch định và thực hiện nhất quán chính sách giá.

Giá cả là yếu tố then chốt trong cạnh tranh bán lẻ. Để có thể bán hàng hoá với giá cạnh tranh, các nhà bán lẻ phải áp dụng nhiều biện pháp để giảm giá đầu vào: giảm số khâu trung gian khi mua hàng từ nhà cung ứng, liên kết chặt chẽ với nhà cung ứng, giảm chi phí lưu thông hàng hoá, mua hàng số lượng lớn, ký hợp đồng ổn định dài hạn, thanh toán nhanh, đúng hẹn, không chiếm dụng vốn lâu, đầu tư hoặc ứng vốn cho các nhà sản xuất…Ngoài ra, còn phải triệt để tiết kiệm, giảm hao hụt mất mát, tận dụng trang thiết bị và mặt bằng…

2.2.2.4.Mở rộng chủng loại hàng hoá, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hoá.

Nhà bán lẻ phải cố gắng mở rộng chủng loại hàng hoá để có thể đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bởi chủng loại hàng hoá là một trong những yếu tố then chốt trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ tương tự nhau. Để làm được điều này, nhà bán lẻ phải tìm được nguồn cung ứng hàng hoá đa dạng, tạo quan hệ tốt với các nhà phân phối lớn, các nhà bán buôn, tìm những mặt hàng độc đáo để thoả mãn yêu cầu của khách hàng.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí