Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 9


tiếng khi tham gia hợp tác liên danh thì danh tiếng của hãng trong những chừng mực nhất định cũng sẽ bị giảm sút. Và nhiều khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng khi họ bỏ tiền mua một sản phẩm vận tải hàng không này nhưng lại nhận được sản phẩm hàng không khác. Để tránh tình trạng này, các hãng hàng không mà dịch vụ chưa được hoàn hảo, danh tiếng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Cùng với xu hướng đó, Tổng công ty cũng đang tăng cường mở rộng hợp tác liên danh với các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới như Korean Airlines, China Airlines....Hoạt động hợp tác liên danh với các hãng hàng không khác chưa phát triển mạnh mẽ là do khoảng cách chênh lệch về chất lượng dịch vụ cũng như danh tiếng của các hãng khác còn quá lớn. Để tăng cường hợp tác liên danh với các hãng hàng không danh tiếng trên thế giới thì Tổng công ty cần:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ trên các chuyến bay thông qua việc cung ứng đồ ăn và thái độ phục vụ của tiếp viên sao cho phù hợp và thoả mãn với nhu cầu của khách hàng.

- Củng cố và nâng cao danh tiếng của hãng bằng việc hiện đại hoá đội máy bay, hoàn thiện dịch vụ hàng không.....và xúc tiến việc quảng cáo, khuyếch trương nhằm giới thiệu sản phẩm.

- Củng cố và thắt chặt quan hệ với các hãng hàng không trên thị trường truyền thống của mình như thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á đồng thời tăng cường quan hệ với các hãng hàng không lớn như hàng không của Mỹ, Pháp... trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi.

Nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ

Trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt, một doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động của mình thì phải thắng được đối thủ cạnh tranh. Nếu không thắng được đối thủ cạnh tranh thì thị trường sẽ bị mất dần, có khi không tồn tại được. Trong khi đó TCTHKVN lại còn qua non trẻ so với các hãng hàng không khác trong khu vực cũng như trên


thế giới, cả về mặt tài chính, đội ngũ xây dựng những biện pháp làm tăng ưu thế và cạnh tranh.

Nghiên cứu, xem xét các đối thủ cạnh tranh một cách nghiêm túc nhằm xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngày nay các hãng hàng không cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng dịch vụ, danh tiếng của hãng. Hiện nay, giá vé máy bay của Tổng công ty còn cao hơn các hãng khác, chất lượng dịch vụ còn chưa hoàn hảo, danh tiếng còn chưa được biết đến nhiều vì vậy nhằm thu hút khách hàng thì việc giảm giá trên các đường bay quốc tế, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng (thái độ phục vụ lịch sự, chu đáo, tươi cười…) nhằm tạo ra biểu tượng riêng của đất nước con người Việt Nam, tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Tăng thêm các chi phí quảng cáo, khuyếch trương – đây là biện pháp có tính khả thi nhằm giới thiệu cho khách hàng quốc tế về sản phẩm cho tổng công ty, tạo được uy tín và ấn tượng đối với khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Chính sách giảm giá hay tặng vé miễn phí cho những hành khách thường xuyên và những hành khách quan trọng cần được coi trọng để mềm dẻo hơn và có sức cuốn hơn. Cần kết hợp với ngành du lịch xây dựng một chính sách giá cả hợp lý với mọi đối tượng khách đến các điểm du lịch trên thế giới. Ưu tiên với khách của công ty đi du lịch thường xuyên, đi chặng dài và đi theo đoàn.

So với các hãng hàng không trên thế giới thì tiềm lực về tài chính, cơ sở vật chất của tổng công ty đặc biệt là đội máy bay còn nhỏ bé, kém tính cạnh tranh vì vậy liên kết các bộ phận trong ngành hàng không để tạo nên thế mạnh của ngành. Cần tích cực và chủ động trong việc tìm và chọn đối tác liên doanh nhằm thu hút được nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được khoa học, công nghệ hiện đại.

Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 9

Hoàn thiện chính sách sản phẩm.

- Dịch vụ hành khách: chính sách sản phẩm và dịch vụ của Tổng công ty hàng không Việt Nam phải tập trung tạo được lịch bay thuận tiện, giá cả hợp lý, cùng với các dịch vụ ngày càng được hoàn thiện tạo ưu thế của mối quan


hệ chất lượng – giá cả hài hoà, cân đối thích ứng với nhu cầu và khả năng quảng đại giới thiệu tiêu dùng. Tiêu chuẩn hoá, quy trình hóa là hướng chủ đạo trong việc đảm bảo sự ổn định và đồng nhất sản phẩm. Thực hiện chương trình phát triển sản phẩm mục tiêu là hướng chủ đạo trong việc thiết kế và triển khai các sản phẩm mới.

Hệ thống các sản phẩm phong phú với các yếu tố đặc trưng lịch bay thuận tiện, đúng giờ, kết hợp với chương trình khách hàng thường xuyên, hoạt động truyền thông tiếp thị hiệu quả và giá cả hợp lý là ưu thế đảm bảo tính cạnh tranh của các sản phẩm vận tải hành khách trên mạng đường bay nội địa và quốc tế khu vực tầm ngắn – trung dưới 3 giờ bay.

Một hệ thống sản phẩm liên kết với các sản phẩm lữ hành, khách sạn, với chất lượng dịch vụ đặc thù Việt Nam với giá cả cạnh tranh là yếu tố đặc trưng đảm bảo ưu thế cạnh tranh các sản phẩm vận tải hành khách trên mạng đường bay quốc tế khu vực tầm xa và tầm bay xuyên lục địa.

Tổng công ty cần tăng cường quan hệ bạn hàng với các hãng hàng không khác để tạo ra sản phẩm liên kết. Các sản phẩm dịch vụ liên doanh với nước ngoài phải được chú trọng để không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như tăng cường về cả chất và lượng hoạt động dịch vụ của Tổng công ty. Lợi thế này có thể được khai thác với nguồn nhân lực rẻ của Việt Nam kết hợp với công nghệ tiên tiến và đồng bộ của nước ngoài.

Dịch vụ hàng hoá: Xác định kinh doanh vận chuyển hàng hoá là một bộ phận quan trọng của hệ thống sản phẩm và kinh doanh vận tải, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực vận tải của Tổng công ty. Chính sách sản phẩm hàng hoá cần được tập trung ưu tiên khai thác tối đa các luồng vận chuyển hàng hoá lớn ( từ Việt Nam đi Đông Bắc Á, Châu Âu và Bắc Mỹ) thông qua việc vận tải hàng trên các chuyến bay chở khách thân rộng, kết hợp với việc mở rộng khai thác bằng các chuyến bay chuyên chở hàng.

Loại hình sản phẩm mới cần được phát triển ở lĩnh vực hàng chuyển nhanh nhằm vào thị trường hàng khối lượng nhỏ, có yêu cầu chở nhanh để kết


hợp khai thác trên các chuyến bay chở khách có tải cung ứng chở hàng thấp nhưng hoạt động thường xuyên. Hệ thống sản phẩm này cần được triển khai trên các đường bay khu vực tầm ngắn – trung ( bao gồm các tuyến trục nội địa Hà Nội – Đà Nẵng – TP. Hồ Chí Minh) trên cơ sở tần suất bay cao của mạng đường bay khu vực và khả năng cung ứng dịch vụ mặt đất trọn gói của Tổng công ty tại các sân bay của Việt Nam và trong vùng. Hệ thống sản phẩm hàng chuyển nhanh trước mắt nên tổ chức giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Singapore, Băng Cốc, Hồng Kông cho phép nâng cao thu suất hàng hoá, tăng lãi suất và doanh thu chuyến bay. Việc mở rộng sản phẩm này sang các điểm bay khác sẽ được thực hiện dần thông qua liên kết với các công ty dịch vụ chuyển phát nhanh ở trong và ngoài nước.

Phát triển cơ sở hạ tầng và điều hành khai thác.

Xây dựng hệ thống tổ chức kỹ thuật và bảo dưỡng máy bay của Tổng công ty với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, mạnh về chuyên môn và kỹ năng kỹ thuật, cơ sở pháp lý được nhà chức trách phê chuẩn VAR 145, JAR 145, đáp ứng ngày càng đầy đủ các công việc kỹ thuật của Tổng công ty, tiến tới cung ứng các dịch vụ kỹ thuật máy bay cho các hãng hàng không khác với tỷ trọng ngày càng tăng. Củng cố và nâng cao các trung tâm bảo dưỡng thiết bị điện - điện tử, thiết bị cơ giới nhằm mục tiêu đến 2010 có thể sửa chữa đại tu từ 70-80% các thiết bị cơ giới, 50-60% các thiết bị điện tử cho đội máy bay của Tổng công ty và cung ứng dịch vụ cho các hãng hàng không khác, tổ chức sản xuất một số phụ tùng máy bay phục vụ cho bảo dưỡng máy bay và sửa chữa phụ tùng. Sản xuất một số công cụ phục vụ khai thác máy bay làm cơ sở để hình thành công nghiệp hàng không sau năm 2010. Nghiên cứu xây dựng đề án xí nghiệp sửa chữa máy bay tại Đà Nẵng, tiếp tục hoàn thiện tổ chức kỹ thuật của Tổng công ty theo hướng thành lập Công ty kỹ thuật, ưu tiên đầu tư xây dựng hạng máy bay thân rộng A75 và các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo đồng bộ và hiện đại.


Thiết lập hệ thống tự động lập kế hoạch bay và điều hành hoạt động khai thác toàn bộ đội máy bay một cách tập trung thống nhất. Hoàn thiện hệ thống các tài liệu và quy chế khai thác hay đảm bảo quy định của các nhà chức trách hàng không trong nước, quốc tế. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng khai thác bay, quản lý tập trung hệ thống điều hành tổ lái và tiếp viên. Hoàn chỉnh và nâng cấp Trung tâm huận luyện để cập nhật và nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện người lái, tiếp viên và nhân viên điều hành khai thác bay.

Nâng cao năng lực tài chính của TCTHKVN

Bất cứ một doanh nghiệp nào vấn đề tài chính là vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp đều quan tâm. Với khả năng tài chính lớn thì mọi hoạt động như đầu tư vào việc nâng cấp trang thiết bị, đào tạo cán bộ...tiến hành dễ dàng nhanh chóng. Việc xem xét khả năng tài chính là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp. Tổng công ty cần có những chính sách nhằm tăng năng lực tài chính:

- Tăng tiềm lực về tài chính bằng cách tăng thu, kiểm soát chặt chẽ chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của tổng công ty và từng đơn vị thành viên. Tất cả các đơn vị thành viên phải cân đối tài chính một cách tích cực theo hướng vì lợi nhuận cao để qua đó tạo vốn đầu tư và phát triển. Các chính sách tài chính của Tổng công ty phải đảm bảo thực hiện đúng chính sách của nhà nước và bảo đảm thực hiện các mục tiêu nói trên. Tăng doanh thu mở rộng nguồn thu và quản lý chặt chẽ doanh thu đảm bảo hàng tháng các đơn vị; phải nắm được số thu của mình, thường xuyên theo dõi các khoản nợ để xử lý kịp thời, xây dựng giá thành, điểm hoà vốn cho từng sản phẩm, dịch vụ, kiểm soát chặt chẽ các quỹ, vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác và lợi nhuận thu được từ nguồn vốn góp có thường xuyên phân tích kinh tế để xác định hiệu quả sử dụng vốn trong từng tháng, quí, năm. Kết hợp ngay từ đầu tài chính sản xuất kinh doanh thường xuyên với tài chính đầu tư, tính toán chặt chẽ về mặt tài chính đối với các dự án đầu tư.


- Đối với tài sản cố định phải tính đúng giá trị, phân loại tài sản cố định theo các loại nhu cầu thu hồi vốn nhanh và thu hồi vốn chậm trong hạn mức nhà nước. Kiện toàn công tác thống kê và kế toán để hạch toán chính xác và kịp thời theo chế độ kế toán thống kê nhà nước mới ban hành. Sớm xây dựng đề án về công ty tài chính để trình cấp có thẩm quyền quyết định. Giai đoạn trước mắt, Tổng công ty phải quan lý tập trung về tài chính, lao động, hạch toán công đoạn cho các xí nghiệp thành viên trong dây chuyền dịch vụ đồng bộ. Sau đó, Tổng công ty từng bước giao quyền tự chủ về tài chính và sản xuất kinh doanh cho từng đơn vị này.

- Tận dụng mọi khả năng huy động vốn: thiếu vốn luôn là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Để giải quyết vấn đề này bản thân doanh nghiệp phải chủ động tạo nguồn vốn kinh doanh từ cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Đặc biệt là TCTHKVN thì vấn đề thiếu vốn là vấn đề bức xúc nhất mà hiện nay tổng công ty đang tìm biện pháp tháo gỡ. Đối với lĩnh vực hàng không đòi hỏi lượng vốn rất lớn vì vậy cần có những biện pháp nhằm huy động vốn trong nước. Đầu tư vào lĩnh vực hàng không đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nên phải dựa vào nguồn vốn nước ngoài nhưng về lâu dài cần chú trọng huy động nguồn vốn trong nước bằng việc liên kết với các ngành trong nước để tránh bị lệ thuộc. Việc huy động nguồn vốn trong nước có thể thông qua các hình thức:

+ Huy động vốn từ các ngân hàng thông qua hình thức vay. Mặc dù còn có nhiều khó khăn để tiếp cận nguồn vốn này do các thủ tục chặt chẽ của ngân hàng nhưng đây là nguồn vốn huy động quan trọng nhất. Hiện nay ngân hàng giảm lãi suất cho vay nên việc sử dụng nguồn vốn vay này để đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật có nhiều thuận lợi.

+ Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty bằng việc phát hành tín phiếu, trái phiếu. Lượng vốn nhàn rỗi trong bộ phận này tương đối lớn nên tận dụng được nguồn vốn này sẽ thu được lợi về nhiều mặt: thời hạn thanh toán nợ cho cán bộ, công nhân viên sẽ khong bị khắt khe như ngân


hàng, Tổng công ty có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, không chịu sức ép mạnh như của ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Khi cán bộ công nhân viên bỏ tiền cho Tổng công ty thì tự họ sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với Tổng công ty, là động lực thúc đẩy họ làm việc có hiệu quả hơn.

+ Tận dụng mọi cơ hội vay vốn phát triển đội máy bay thông qua bảo lãnh của các tổ chức tín dụng . Lập các dự án đầu tư dài hạn, ngắn hạn với việc huy động vốn đầu tư theo dự án. Thâm nhập vào thị trường vốn vay trong nước và nước ngoài nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán.

+ Huy động vốn bằng chính lợi nhuận tích luỹ được. Đây là nguồn vốn cơ bản và lâu dài nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Trong những nhăm gần đây, lợi nhuận của Tổng công ty đạt mức cao vì vậy đây là nguồn vốn lớn mà Tổng công ty có thể sử dụng một cách tốt nhất.

+ Ngoài việc huy động vốn trong nước thì vốn vay nước ngoài là nguồn vốn quan trọng mà Tổng công ty cần có biện pháp huy động tích cực. Nguồn vốn nước ngoài có ưu điểm là lớn, nhưng lại khó huy động vì các chủ nợ nước ngoài thường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những đảm bảo đáng tin cậy như tài sản thế chấp, tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Đối với những yêu cầu này TCTHKVN có thể đáp ứng được. Việc huy động vốn này có thể thông qua hình thức liên danh với các hãng hàng không khác đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong tình hình thực tế của Tổng công ty vừa thiếu thốn vừa thiếu công nghệ.

Hoàn thiện chính sách phân phối và xúc tiến hỗ trợ kinh doanh

Cơ cấu lại hệ thống đại lý trong và ngoài nước. Đi đôi với việc tinh giảm, gọn nhẹ số đại lý bán vé ở một số địa bàn tập trung quá đông mà không đạt được hiệu quả, Tổng công ty tiếp tục tăng số lượng đại lý bán vé ở nhiều nơi đáp ứng được khả năng mua vé thuận tiện của khách hàng.

Có các chính sách ưu đãi hơn về tỷ lệ phần trăm hoa hồng, đặc biệt đối với các đại lý hoạt động có hiệu quả như bán với doanh số lớn, nộp tiền đúng


hạn, ít sai sót trong khi bán vé... Sử dụng chính sách khuyếch trương, quảng cáo phù hợp với hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn với các hình thức thay đổi phong phú và hiệu quả.

- Tổng công ty đã năng động và linh hoạt hơn trong việc sử dụng những kỹ thuật yểm trợ và xúc tiến bán hàng. Bên cạnh những hình thức quảng cáo trên báo chí, tranh ảnh, tạp chí chuyên ngành, Tổng công ty cần đẩy mạnh quảng cáo sang một số báo thường nhật, có số lượng người đọc lớn và chú trọng quảng cáo trên các phương tiện khác như áp phích, panô ở các trục giao thông lớn. Tài trợ cho các cuộc thi mang tính giáo dục, văn hoá, các hoạt động từ thiện cũng là một cách thức quảng cáo đạt hiệu quả cao mà Tổng công ty đã áp dụng. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng, đưa ra các hình thức khuyến mại, giảm giá, tặng vé miễn phí cho những khách hàng thường xuyên, những khách hàng lớn. Tuỳ từng các phân đoạn thị trường khác nhau ( khách có thu nhập cao, khách có thu nhập thấp, khách ở mùa thấp điểm... mà xây dựng chính sách quảng cáo và hỗ trợ kinh doanh cho phù hợp và đạt hiệu quả mong muốn.

Hoàn thiện bộ máy tổ chức của Tổng công ty

Tổng công ty mới thành lập vào tháng 5/1996 nên cơ chế hoạt động còn mới vì vậy cần xây dựng mô hình, cơ chế quản lý đảm bảo tính năng động, hiệu quả phát huy cao nhất các thế mạnh của Tổng công ty nhằm phục vụ mục tiêu trung tâm là đưa Tổng công ty thành một công ty hàng không hùng mạnh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Phải xây dựng mô hình trên cơ sở có tính hệ thống, tức là kế thừa các giai đoạn phát triển lịch sử, đồng thời vận dụng đúng đắn thành quả khoa học quản lý mà các hãng hàng không tiên tiến trên thế giới đang áp dụng.

- Sắp xếp bộ máy quản lý một cách khoa học đảm bảo hoạt động hiệu quả cao, tránh cồng kềnh nhưng cũng không nên để tình trạng một cán bộ kiêm nhiều chức danh. Cần thành lập một ban lãnh đạo hoàn chỉnh có thể điều

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí