Đánh Giá Về Hoạt Động Xuất Khẩu Của Viglacera


Sau khi chuẩn bị hàng hoá đầy đủ. Các đơn vị tiến hành vận chuyển hàng hoá ra cảng và tiến hành bốc dỡ xuống cảng để hải quan kiểm định. Nhìn chung các đơn vị thường sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng FOB nên chỉ chịu trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng hoá vượt qua lan can tàu tại cảng bốc qui định. Hoàn thành các thủ tục theo qui định. Sau đó tổ chức khai báo và giám định

Hải quan.

Giao hàng lên tàu và lấy vận đơn đường biển.

* Nghiệp vụ thanh toán

Trong thanh toán, các đơn vị của Viglacera thường áp dụng hình thức thanh toán bằng L/C. Đây là hình thức phổ biến trong kinh doanh xuất khẩu đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của người mua trong qúa trình thực hiện hợp đồng.

6.6. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu của Viglacera

Trong các phần trước đã tập trung phân tích hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty trên các phương diện như kim ngạch mặt hàng, thị trường… thì ở đây để đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả do hoạt động xuất khẩu đem lại.

Dựa trên các số liệu thống kê của phòng kế toán của Tổng công ty cung cấp. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 14: Các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu của Viglacera


Chỉ tiêu

1999

2000

2001

2002

Doanh thu XK(USD)

1672972

2293972

3487132

5681890

Chi phí xuất khẩu(USD)

1605638

2195971

3317981

5392621

Lợi nhuận xuất khẩu(USD)

67334

98001

169151

289269

Tỷ suất ngoại tệ(lần)

1,042

1,045

1,051

1,054

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu(%)

4,025

4,272

4,851

5,091

Tỷ suất lợi nhuận chi phí(%)

4,194

4,463

5,098

5,364

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng - 10

Nguồn: Phòng kế toán tổng công ty

* Về lợi nhuận xuất khẩu


Lợi nhuận xuất khẩu = Doanh thu xuất khẩu – Chi phí xuất khẩu

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận xuất khẩu của Tổng công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 1999 thu được 67334 USD đến năm 2002 đã thu đựợc 289269 USD lợi nhuận và gấp 4 lần so với năm 1999. Tốc độ tăng của lợi nhuận xuất khẩu lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận sản xuất kinh doanh nói chung. Điều này càng chứng minh được tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu đối với Tổng công ty Viglacera.Năm 1998, lợi nhuận xuất khẩu mới chỉ đạt ở mức 11038 USD. Trong năm 1999 đặc biệt trong giai đoạn đầu năm do ký kết được các hợp đồng cung cấp gach ngói xây dựng và sứ vệ sinh cho các công trình do VINACONEX xây dựng ở Nga, Ucraina, Trung Đông nên mức lợi nhuận tăng 510% so với năm 1998. Bên cạnh đó , năm 1999 là năm đầu tiên Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu đi vào hoạt động có hiệu quảcho nên Viglacera đã mở rộng được nhiều thị trường hơn, tiết kiệm chi phí xuất khẩu, tăng doanh số xuất khẩu từ đó làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể.

*Về tỷ suất ngoại tệ: (hiệu quả kinh tế của xuất khẩu)

Doanh thu xuất khẩu

Tỷ suất ngoại tệ =

Chi phí xuất khẩu


Theo bảng trên ta thấy năm 1999, cứ 1 USD chi phí xuất khẩu của Viglacera đem lại 1,042 USD doanh thu. Năm 2000 đạt 1,045 USD và năm 2002 con số này đã lên tới 1,054 USD . Điều này phản ánh được hiệu quả xuất khẩu của Viglacera ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên mức độ tăng vẫn còn ở tốc độ chậm so với khả năng củaTổng công ty

*Về tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu

Tỷ suất sinh lợi doanh thu xuất khẩu

Tỷ suất sinh lợi = Lợi nhuận xuất khẩu x 100%



doanh thu xuất khẩu Doanh thu xuất khẩu


Chỉ tiêu này cũng thay đổi tương ứng qua các năm. Năm 1999 cứ 100USD doanh thu xuất khẩu thì sẽ có lợi nhuận là 4,025 USD. Năm 2000 cứ 100 USD doanh thu xuất khẩu thì sẽ có lợi nhuận là 4,272 USD. Năm 2002 cứ 100 USD doanh thu xuất khẩu thì sẽ thu được 5,091USD lợi nhuận.

Tỷ suất sinh lợi chi phí xuất khẩu

Tỷ suất sinh lợi chi

phí xuất khẩu

Lợi nhuận xuất khẩu

= x 100%

Chi phí xuất khẩu


Chỉ tiêu này cũng thay đổi tương ứng với thay đổi của tỷ suất ngoại tệ. Năm 1999, cứ bỏ ra 100 USD xuất khẩu thì sẽ thu được 4,194USD lợi nhuận. Con số này tới năm 2002 cứ bỏ ra 100 USD sẽ thu được 5,364USD lợi nhuận.

Qua các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu của Viglacera ta thấy mặc dù lĩnh vực xuất khẩu đã đạt hiệu quả nhưng vẫn còn ở mức thấp. Điều này sự cần thiết phải đưa ra các giải pháp nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí xuất khẩu nhằm nâng cao quả xuất khẩu của Viglacera là hoàn toàn hợp lý.

III. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu của Viglacera


1. Những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu của Viglacera

Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo Tổng công ty, qua thời gian hoạt động mặc dù gặp nhiều khó khăn song Tổng công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tổng công ty Viglacera đã xác định con đường để phát triển lâu dài là nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh công tác xuất khẩu nhằm tận dụng những cơ hội mà thị trường thế giới mang lại.

* Kim ngạch xuất khẩu


Tuy kinh ngạch xuất khẩu của Tổng công ty còn hạn chế về số lượng nhưng những năm vừa qua đã có bước tăng trưởng khá. Cụ thể từ 1,673 triệu USD năm 1999 đến năm 2002 đạt 5,682 triệu USD. Để có được kết quả như vậy ngoài việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm, Tổng công ty rất coi trọng việc theo dõi cũng như đánh giá các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế của các thị trường nước ngoài.

* Mặt hàng xuất khẩu

Trước đây, Tổng công ty mới chỉ thực hiện xuất khẩu một mặt hàng chính là sứ vệ sinh. Năm 1999 sản phẩm này chiếm 92,08% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cho đến nay số lượng các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và tăng lên rất nhiều cả về số lượng các mặt hàng và doanh thu tiêu thụ, chất lượng các mặt hàng xuất khẩu.

* Thị trường xuất khẩu

Viglacera ngày càng mở rộng nhiều thị trường kinh doanh xuất khẩu với phương châm đa dạng hoá các thị trường. Hiện nay, Tổng công ty đang tiến hành chính sách marketing chủ động, không chờ đợi đơn đặt hàng từ khách hàng mà tự mình tìm kiếm khách hàng và thị trường để tiến hành tổ chức giới thiệu, đưa sản phẩm của mình tiếp cận với các thị trường đó. Kết quả của những cố gắng đó đã phần nào cải thiện được tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu nói chung.

*Tổ chức xuất khẩu

Việc Tổng công ty tách phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty thành Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu là hoàn toàn hợp lý do nó phù hợp với nhu cầu thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Sau khi ra đời thì công ty đã cùng với các đơn vị thành viên, phòng marketing tìm hiểu nghiên cứu thị trường, đàm phán ký kết với các đối tác nước ngoài, lập các chương trình xuất nhập khẩu có hiệu quả. Từ đó, hoạt động xuất nhập khẩu có


hiệu quả hơn do việc giao cho một đơn vị chuyên trách có chuyên môn nghiệp vụ sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng doanh thu xuất khẩu, thị trường và mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty.

Ngoài những kết quả về doanh số và doanh thu kể trên, thời gian vừa qua

Viglacera còn đạt một số thành tích đáng kể như:

Đầu năm 2002, Viglacera đã thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu với ngân quỹ 3 tỷ đồng nhằm huy động sức mạnh toàn Tổng công ty đẩy mạnh công tác xuất khẩu. Tổng công ty đã thành lập 2 chi nhánh tại Nga, Mỹ, hai chi nhánh này sắp tới sẽ là những đầu mối phân phối quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của Tổng công ty. Đồng thời lập được một số kênh phân phối thông qua các đối tác và văn phòng đại diện của Viglacera nhằm nâng cao thương hiệu tạo lập uy tín với khách hàng trên thị trường thế giới.

2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân


2.1 Những mặt tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được về xuất khẩu thì vẫn còn những tồn tại

những mặt hạn chế như sau:

Thứ nhất: Mặc dù có sự tăng trưởng trong xuất khẩu hàng năm nhưng số lượng sản phẩm và doanh thu xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu là sứ vệ sinh chiếm 60,703% trong khi những sản phẩm mũi nhọn khác của Viglacera như gạch ceramic, gạch granit...mới chỉ được quan tâm xuất khẩu trong một vài năm gần đây nên số lượng còn ít. Tổng công ty vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của các đơn vị thành viên. Theo đánh giá hiện nay, sản xuất của các đơn vị trực thuộc đặc biệt là các nhà máy sản xuất vẫn chưa đạt công suất thiết kế. Cho đến cuối năm 2002 trừ các sản phẩm sứ Thanh trì vừa được xuất với một lượng lớn sang thị trường Irắc, các sản phẩm còn lại chỉ được xuất với một lượng nhỏ cho một số khách hàng. Do đó chưa phản ánh được tiềm


lực xuất khẩu của Viglacera và hiện tại chưa được coi là lối đi mở cho sản xuất

và tiêu thụ trong nước.

Thứ hai: Mạng lưới tiêu thụ trên thị trường quốc tế chưa ổn định và bền vững. Viglacera mới chỉ có rất ít thị trường truyền thống cũng như việc mở rộng thị trường xuất khẩu còn yếu.

Thứ ba: Mặc dù hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đã được Tổng công ty quan tâm chú ý nhưng vẫn chưa đúng mức và chưa đồng bộ đối với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Viglacera hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nếu công tác thúc đẩy xuất khẩu được chú trọng hơn nữa. Ví dụ Vigacera mới kinh doanh sản phẩm khác từ năm 2000 trở lại đây nhưng tỷ trọng cũng chiếm 20,146% trong toàn bộ doanh thu xuất khẩu của toàn Tổng công ty. Đây không phải là các sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất mà là các sản phẩm thương mại do Công ty Kinh doanh xuất nhập khẩu mua trên thị trường nội địa sau đó bán cho các bạn hàng nước ngoài nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.

Thứ tư: Theo phản ánh của khách hàng nước ngoài trong thời gian vừa qua, các sản phẩm của Viglacera nhìn chung còn thiếu tính cạnh tranh cả về mẫu mã và chất lượng. Tuy chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu, nhưng các mặt hàng sứ vệ sinh và gạch ốp lát còn chậm trong khâu đổi mới mẫu mã, hoa văn, màu sắc cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Giá bán sản phẩm của Viglacera hiện nay nhìn chung còn cao hơn các nước khác trong khu vực.

Thứ năm: Thời gian vừa qua việc triển khai xuất khẩu của các đơn vị còn rất manh mún, cục bộ và mang tính bị động. Đồng thời việc thực hiện các hợp đồng bán hàng còn nhiều bất cập như việc xử lý và phản hồi thông tin còn chậm, một số trường hợp giao hàng chưa đúng tiến độ, đóng gói bảo quản hàng trước khi giao còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thứ 6: Mặc dù hoạt động kinh doanh xuất khẩu đã có hiệu quả nhưng vẫn

còn ở mức thấp. Các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu như: lợi nhuận xuất khẩu, hiệu


quả kinh tế của xuất khẩu…có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng mức độ tăng còn yếu. Lợi nhuận xuất khẩu năm 2002 là 289269 USD chỉ chiếm 5,091% doanh thu xuất khẩu. Điều này chứng tỏ chi phí dành cho xuất khẩu của Viglacera là rất cao và làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

2.2. Nguyên nhân

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định, nhưng những thành tích, kết quả những thuận lợi như trên còn rất nhỏ so với quy mô và tầm vóc lớn mạnh của Viglacera. Còn rất nhiều những nguyên nhân khách quan cũng như những mặt hạn chế chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả và sản lượng xuất khẩu của Viglacera trong thời gian qua, có thể kể đến như sau:

*Nguyên nhân chủ quan

Do phải chấp nhận nhập khẩu nhiều nguyên liệu để phục vụ sản xuất, cộng thêm việc tăng cường khấu hao máy móc thiết bị nên giá cả sản phẩm của Viglacera còn cao, kém sức cạnh tranh so với các hãng trong và ngoài nước.

So với các nhà sản xuất trong khu vực và trên thế giới, các đơn vị sản xuất của Viglacera còn tương đối non trẻ cả về thâm niên hoạt động cũng như kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu. Vì những lý do này, một mặt sản phẩm của Viglacera có nhiều hạn chế về chất lượng, hình thức đặc biệt giá cả. Mặt khác công tác thực hiện xuất khẩu còn chưa hiệu quả và thiếu tính chuyên nghiệp, đội ngũ làm công tác xuất khẩu còn mỏng và ít tiếp xúc với hoạt động thực tiễn.

Do mỗi đơn vị chỉ quan tâm xuất khẩu mặt hàng của mình, do vậy hoạt động marketing xuất khẩu đến nay còn rất thiếu tính đồng bộ. Đặc biệt sự phối hợp giữa các bộ phận, các đơn vị thành viên trong Tổng công ty chưa chặt chẽ, chưa tạo nên một sức mạnh tập thể để có thể phát huy tối đa khả năng và các cơ hội phát triển thị trường thế giới.

Do Viglacera chưa có một chiến lược cụ thể nhằm quảng cáo, giới thiệu

và nâng cao uy tín, thương hiệu Viglacera trên thị trường thế giới cũng như chưa


có một chiến lược tổng thể dài hạn cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm

Viglacera.

Do công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Tổng công ty mới được chú trọng nên bước đầu đạt được hiệu quả chưa cao. Tuy tiến hành từ năm 1995 đến nay nhưng do kinh nghiệm còn yếu nên chưa đạt hiệu quả cao.

Do Viglacera gặp phải những khó khăn về vận tải trong xuất khẩu. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đã phát triển ngành sản xuất VLXD, từ những năm 1980 trong khi Việt Nam mới chỉ phát triển ngành này trong vòng 7-8 năm trở lại đây. Đặc trưng chung của ngành sản xuất VLXD là giá cước vận tải xuất khẩu thường từ 40 –60% giá xuất khẩu. Nếu xét về lợi thế so sánh khi cùng xuất khẩu sản phẩm sang một nước thứ 3. Ngoài giá bán (FOB) của các nước này thấp thì chi phí cho vận tải tới nước nhập khẩu cũng thấp hơn rất nhiều do đó càng có lợi thế cạnh tranh cao về giá. Có thể đưa ra một ví dụ cụ thể, hiện nay nếu muốn xuất khẩu gạch ốp lát sang Hoa Kỳ thì cước vận tải cho

1 Container 20’ khoảng 1800USD/cho 1200m2 gạch ceramic hoặc granite trong

khi đó giá cước vận tải từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia chỉ ở mức 1200-1400 USD/con/20’. Như vậy, tổng giá trị sản phẩm của các nước này thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của Viglacera trên thị trường thế giới.

*Nguyên nhân khách quan

Do Nhà nước còn hạn chế trong việc ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Hiện nay việc quảng bá giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp tự chủ động tiến hành thông qua các kỳ hội chợ triển lãm nước ngoài, qua mạng thông tin, Internet với qui mô nhỏ, manh mún, chưa có chiến lược lâu dài và ổn định.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí