Công ty Thạch Bàn
Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng
Nhóm 5: gạch chịu lửa và các sản phẩm thương mại Các đơn vị sản xuất:
Công ty VLCL kiềm tính Việt Nam
Công ty VLCL Cầu Đuống
Các sản phẩm kinh doanh: mây tre đen, da trâu bò muối
Việc lựa chọn sản phẩm như trên là căn cứ vào thực tế các sản phẩm mà Viglacera đã tiến hành xuất khẩu, và khả năng của các đơn vị thành viên Tổng công ty
Nhìn chung, đây là các sản phẩm có thế mạnh trong xuất khẩu của Tổng công ty. Trong đó sản phẩm gạch ốp lát ceramic, granite, sứ vệ sinh là các sản phẩm cần quan tâm hàng đầu. Vì đây là các sản phẩm mà thị trường trong nước đang dư thừa nhưng ở một số quốc gia lại có nhu cầu lớn như các nước Đông âu. Viglacera cần tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Hoạt Động Xuất Khẩu Của Viglacera
- Phương Hướng Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Viglacera Trong Thời
- Xác Định Sản Phẩm Mũi Nhọn Phục Vụ Xuất Khẩu
- Xây Dựng Công Tác Tiêu Thụ Cho Công Tác Xuất Khẩu
- Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng - 15
- Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
3.3. Phân công quản lý
Sau khi xác định được thị trường và sản phẩm trọng điểm thì phải tiến hành phân công quản lý. Việc phân cấp quản lý cụ thể về sản phẩm, thị trường sẽ giúp cho các đơn vị chú trọng hơn nữa vào công tác xuất khẩu nhằm đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Để tăng tính chủ động trong công tác xuất khẩu của các đơn vị thành viên, cần phải quản lý đối với các đơn vị như sau:
* Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu
-Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm tiêu thụ và các sản phẩm khác ngoài Tổng công ty. Đây là một hướng mà Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu cần đặc biệt chú trọng khai thác.
-Xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị có yêu cầu
-Đối với các sản phẩm khác trong Tổng công ty, Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu có trách nhiệm khai thác khách hàng và cùng với các đơn vị có sản phẩm xuất khẩu đàm phán ký kết hợp đồng.
* Các đơn vị thành viên khác
- Chủ động tìm kiếm, giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu với các đối tác.
- Tích cực chào hàng giới thiệu các sản phẩm khác của Tổng công ty.
* Các chi nhánh ở nước ngoài
- Khai thác khách hàng trong khu vực được phụ trách và cùng với các đơn
vị có sản phẩm xuất khẩu đàm phán và kí kết hợp đồng.
Việc phân công quản lý thị trường và sản phẩm sẽ giúp Viglacera tìm ra những thị trường tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm những bạn hàng tin cậy. Đồng thời xác định được đâu là sản phẩm mũi nhọn phục vụ xuất khẩu và việc quy định chức năng nhiện vụ cho các đơn vị thành viên nhằm mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu.
4. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm
Trong thời đại ngày nay người ta nói nhiều đến thị trường, nền kinh tế hướng về thị trường. Tuy nhiên chất lượng vẫn là yếu tố cực kì quan trọng trong chiến lược của mọi doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm cũng phải hướng theo thị trường, theo người tiêu dùng. Một sản phẩm được coi là chất lượng cao khi người tiêu dùng đánh giá nó chất lượng cao. Chất lượng phụ thuộc vào khả năng cảm nhận của người tiêu dùng. Một sản phẩm dù các thông số kĩ thuật là rất tốt nhưng người tiêu dùng không cho nó là tốt thì sản phẩm đó vẫn bị coi là sản phẩm kém chất lượng .
Chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng, giá cả sẽ chỉ tăng được lượng bán sản phẩm trong nhất thời nếu như nó không dựa trên cơ sở chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm là sợi dây chặt nhất để trói khách hàng với sản phẩm.
Đối với các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng thì chất lượng sản phẩm rất quan trọng. Lý do là sản phẩm luôn gắn với các công trình xây dựng thì yếu tố chất lượng cực kì quan trọng, nó đảm bảo cho các công trình xây dựng tồn tại lâu dài vững chắc, chống chọi lại tác động của tự nhiên. Hiện nay, chất lượng sản phẩm được Tổng công ty quan tâm hàng đầu, Viglacera được người tiêu dùng trong nước đánh giá rất cao về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là sản phẩm sứ vệ sinh được bảo hành 10 năm cho thấy chất lượng là rất tốt. Tuy nhiên đó chỉ là thị trường trong nước. ở thị trường nước ngoài tuy Viglacera đã có một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu nhưng vẫn chưa cạnh tranh được với một số các hãng khác về chất lượng cho nên sức cạnh tranh còn hạn chế.
Chất lượng sản phẩm là vấn đề không dễ có thể thay đổi hoặc cải thiện trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, để phát triển thị trường ra nước ngoài, công tác nghiên cứu nhằm cải thiện nâng cao chất lượng cần được chú trọng hơn bao giờ hết, nếu không khả năng xuất khẩu sẽ trở nên hết sức hạn chế và ngay cả đối với một số sản phẩm đã bán được thì triển vọng trong tương lai cũng rất nhỏ bé bởi thị trường dù ở đâu cũng rất khó tính và đa dạng.
Đối với thị trường nước ngoài, do thị hiếu và yêu cầu của khách hàng nhiều khi khác xa so với thị hiếu của khách hàng trong nước nên việc đa dạng hoá mẫu mã, thiết kế và màu sắc sản phẩm là một công việc hết sức cần thiết và không thể bỏ qua. Bởi vậy, khi nhận được thư của khách hàng về một mẫu mã sản phẩm mới, các đơn vị sản xuất nên khẩn trương nghiên cứu để có thể trả lời khách hàng một cách chính xác trong thời gian ngắn nhất về khả năng sản xuất loại sản phẩm đó, trong một số trường hợp cần nhanh chóng triển khai sản xuất mẫu đó theo yêu cầu của khách hàng.
Cùng với những khả năng cung cấp sản phẩm với giá cả hấp dẫn và cạnh tranh, thì chất lượng và mẫu mã sản phẩm là những yếu tố rất được khách hàng quan tâm trước khi ra quyết định mua hàng. Một sản phẩm đánh giá là chất lượng tốt không chỉ sản phẩm đơn thuần đảm bảo các tính năng kỹ thuật mà còn phải phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ và mục tiêu sử dụng của các đối tượng khách hàng.
Qua nghiên cứu thị hiếu khách hàng tại các khu vực thị trường thế giới, đồng thời qua các hội chợ triển lãm ở nước ngoài mà Tổng công ty Viglacera đã tham dự trong thời gian qua, có thể nhận thấy các sản phẩm do các nhà sản xuất nước ngoài có chất lượng và mẫu mã vô cùng phong phú và hấp dẫn với trình độ phát triển mẫu mã có khoảng cách khá lớn so với các nhà sản xuất Việt Nam.
Để có thể thâm nhập một cách thành công và hiệu quả vào thị trường thế giới, mỗi đơn vị thành viên trong Tổng công ty cần phải từng bước thay đổi và cải thiện hơn nữa chất lượng quản lí và sản xuất cuả mình, cụ thể cần thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm túc một số công tác sau:
Thứ nhất: Khâu kiểm tra chất lượng cần được thực hiện và duy trì một cách nghiêm ngặt và thường xuyên trong toàn bộ quá trình sản xuất, từ Giám đốc đến mỗi công nhân tại các vị trí trong phân xưởng, từ khâu kiểm tra phân loại sản phẩm trước khi đóng gói…
Thứ hai: Phòng kỹ thuật của mỗi nhà máy cũng cần ưu tiên vào đầu tư nhiều hơn nữa, tăng cường khuyến khích các giải pháp sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời có kế hoạch đào tạo định kì cho một số cán bộ kỹ thuật nòng cốt ở nước ngoài nhằm cập nhật các công nghệ, kỹ thuật sản phẩm tiên tiến, từng bước khắc phục các tính năng sản phẩm còn yếu kém của đơn vị mình.
Thứ ba: Công tác nghiên cứu phát triển mẫu mã mới cần được đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu sản phẩm thình hành và được ưa chuộng ở một số thị trường trọng điểm. Để đảm bảo tính hiệu quả, các nhà máy cần xem
xét trang bị một cách tương đối và đồng bộ và hiện đại các thiết bị phòng thí nghiệm cũng như bảo đảm cho việc sản xuất mẫu thử .
Thứ tư: Tăng cường công tác quản lí chất lượng theo hệ thống quản lí chất lượng ISO và các yêu cầu kỹ thuật của nước sở tại nhằm giữ vững và ổn định chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu luật pháp của từng quốc gia, nơi có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình, đặc biệt cần chú trọng thương hiệu sản phẩm tránh vi phạm bản quyền.
Thứ năm: Tăng cường công tác quản lí, tìm mọi biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Từng bước ổn định công tác xuất khẩu.
Việc thực hiện giải pháp này tốt sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của Viglacera trên thị trường thế giới. Từ đó có thể làm cho hiệu quả xuất khẩu của Viglacera tăng lên.
5. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
Vốn là yêu cầu cấp thiết của tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, việc huy dộng vốn là bài toán đặt ra cho mọi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Về mặt cơ cấu nguồn vốn thì có nhiều nguồn như: nguồn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn liên doanh liên kết..
Hiện nay vốn của Viglacera được huy động từ nhiều nguồn: Nhà nước cấp, vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn liên doanh liên kết. Tuy vậy, chủ yếu là vốn nhà nước cấp và vốn vay ngân hàng, vốn tự huy động. Với một doanh nghiệp còn non trẻ như Viglacera thì việc sử dụng vốn từ ngân hàng và cơ quan chủ quản là điều dễ hiểu. Trong thời gian tới Viglacera cần sử dụng vốn đa dạng hơn tăng tỷ trọng vốn liên doanh liên kết. Việc sử dụng vốn cho xuất khẩu đã được Tổng công ty quan tâm và đã lập một quĩ hỗ trợ xuất khẩu với ngân quĩ là 3 tỷ
VND nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Nhưng con số này vẫn còn khiêm tốn so với khả năng của Tổng công ty. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty.
Nguồn vốn liên doanh liên kết đang được Chính phủ ủng hộ mạnh mẽ, bởi lẽ thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm., thúc đẩy xuất khẩu. Đứng trước tình hình đó, Tổng công ty cần nhận định rõ liên doanh là việc làm đúng, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong giai đoạn hiện nay, Tổng công ty chú trọng tới các nhà máy đang liên doanh liên kết với nước ngoài như: Nhà máy kính nổi Việt Nam, Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính, liên doanh Tomen-Viglacera…khuyến khích các nhà máy nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực sản xuất để đáp ứng các nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
Mặt khác, Tổng công ty đang tìm kiếm thêm các đối tác để liên doanh liên kết. Cụ thể trong thời gian tới Tổng công ty sẽ lập một số dự án tiền khả thi cho việc một số đơn vị trong và ngoài nước tham gia liên doanh liên kết vào khu công nghiệp Bình Dương do Tổng công ty đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, việc quản lí được tốt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn là một vấn đề nan giải. Bởi vì, tỷ lệ góp vốn liên doanh của bên Việt Nam thường thấp hơn bên nước ngoài dẫn đến quyền hạn cũng bị hạn chế. Bên nước ngoài thường giữ các vị trí quan trọng trong Hội đồng quản trị nên bên Việt Nam thường bị động trong kế hoạch cũng như chương trình hoạt động của liên doanh, dẫn đến tình trạng bên nước ngoài dần dần thâu tóm toàn bộ hoạt động liên doanh đưa bên Việt Nam vào thế phụ thuộc. Qua hoạt động thực tế của Viglacera ta thấy Viglacera đã quan tâm đến việc huy động vốn cho xuất khẩu. Tuy nhiên hoạt động này cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng thì một nguồn vốn nữa cũng rất quan trọng là nguồn vốn tín dụng xuất khẩu. Nguồn vốn tín dụng xuất khẩu thể hiện dưới hai hình thức: Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu và người mua cấp tín dụng xuất khẩu.
Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu bằng cách trợ giá cho xuất khẩu, cắt giảm thuế xuất khẩu. Người mua cấp tín dụng xuất khẩu thông qua hình thức họ tiến hành trả tiền trước một phần hoặc toàn bộ tiền hàng xuất khẩu. Nhưng trên thực tế Viglacera hầu như chỉ nhận được tiền sau khi đã giao hàng. Như vậy Tổng công ty không có được nguồn vốn tín dụng xuất khẩu.
Trong thời gian tới, Tổng công ty nên chú trọng vào việc huy động các
nguồn vốn sau:
Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Việc huy động nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn. Nguồn vốn ngân hàng có ưu điểm là có thể huy động được một lượng lớn vào mọi thơì điểm. Nó giúp Tổng công ty có được một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn để trang trải cho các chi phí xuất khẩu.
Nguồn vốn từ các đối tác liên doanh liên kết trong và ngoài nước.
Nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của khách hàng nước ngoài. Huy động được nguồn này đòi hỏi Tổng công ty phải có mối quan hệ làm ăn lâu dài, có uy tín.
Cổ phần hoá các doanh nghiệp để thu hút thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.
Vấn đề huy động vốn đã rất khó khăn thì việc sử dụng vốn sao cho có
hiệu quả càng khó khăn hơn.
Để sử dụng vốn có hiệu quả thì vấn đề đặt ra là phải biết tiết kiệm chi phí. Tổng công ty đang thực hiện phương châm tiết kiệm trong mọi hoạt động của quá trình kinh doanh. Thực tế cho thấy, rất nhiều khâu trong hoạt động xuất
khẩu các đơn vị phải thuê các công ty khác làm. Điều này làm tăng chi phí xuất
khẩu và làm cho hiệu qủa xuất khẩu bị ảnh hưởng. Như vậy ngoài việc xác định phương thức sử dụng vốn phải tiết kiệm thì cũng phải xác định được sử dụng vốn vào vấn đề gì sao cho có hiệu quả. Nguồn vốn huy động được nên dành cho việc đầu tư công nghệ sản xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Đồng thời có thể sử dụng vốn cho các chi phí liên quan đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu như :đào tạo đội ngũ cán bộ xuất khẩu, tăng cường quảng cáo xúc tiến sản phẩm tại các thị trường nước ngoài....
6. Hoàn thiện qui trình xuất khẩu
6.1. Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác
Cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Đây là phương thức quan trọng để Tổng công ty có thể tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh. Việc nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kì công ty nào muốn tham gia kinh doanh xuất khẩu.
Để đạt hiệu quả nhất Tổng công ty cần tiến hành các biện pháp sau:
Bên cạnh việc thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường thì Tổng công ty cần phải đầu tư, mua mới các trang thiết bị xử lí, lưu trữ thông tin hiện đại. Đây là việc làm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của cán bộ nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện cho việc thu thập xử lí thông tin diễn ra nhanh hơn.
Tiến hành mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho nhân viên hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường. Tạo điều kiện cho nhân viên được tiếp xúc thực tế với môi trường bên ngoài nhằm nâng cao khả năng tư duy lẫn kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị trường.
6.2. Công tác đàm phán và kí kết hợp đồng
Khi đàm phán về giá cả sản phẩm xuất khẩu cần chủ động đưa ra các mức
giá cả phù hợp và có tính cạnh tranh so với các sản phẩm khác đang có trên thị