Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 11


Phụ lục 8: NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ

Để vào được thị trường Mỹ, các doanh nghiệp không những phải nắm vững các yêu cầu của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng Mỹ và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo cả về hệ thống luật pháp, nắm bắt được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu cũng như hệ thống hạn ngạch của Mỹ.

Đặc điểm hệ thống luật pháp về thương mại của Hoa Kỳ

Hoa kỳ là nước có một hệ thống luật pháp về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật Thương mại (Uniform Commercial Code) được coi như xương sống của hệ thống luật pháp về thương mại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần quan tâm tới luật Trách nhiệm đối với người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá sản xuất và bán ra trên thị trường Mỹ.

Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ còn ban hành nhiều đạo luật quy định chặt chẽ và cụ thể về an toàn sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm lưu hành trên thị trường Mỹ. Ví dụ như các đạo luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, đạo luật về sợi dễ cháy, đạo luật về an toàn cho người sử dụng, đạo luật về bao bì chống chất độc, đạo luật về an toàn xe động cơ và giao thông trên toàn liên bang,

Đồng thời, Mỹ cũng là nước thể chế hoá chặt chẽ quyền lợi của người tiêu dùng. Theo Luật Bảo hành và Bảo vệ người tiêu dùng đã quy định rõ 2 loại bảo hành: bảo hành rõ ràng và bảo hành hiểu ngầm. Bảo hành rõ ràng được hiểu khi trên hàng hoá có ghi mẫu mã, quy cách thành phần, tức là bên bán phải cam kết đảm bảo tất cả những điều đó. Bảo hành hiểu ngầm là sự bảo đảm hàng hoá đã bán phù hợp với mục đích của người mua, mặc dù đôi khi mục đích sử dụng không giống với mục đích ban đầu của nhà sản xuất. Thực tế đã cho thấy, do khinh xuất, nhiều nhà sản xuất đã phải trả giá đắt, tốn nhiều triệu USD cho các vụ kiện cáo của người tiêu dùng. Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ khẳng định: “Mua bảo hiểm về

thương mại đối với hànghoá của các công ty bảo hiểm nổi tiếng là biện pháp khôn ngoan nhất".

Nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành những quy định chặt chẽ và cụ thể. Theo luật chống phá giá và Luật đối với hàng hoá được trợ cấp, thì thuế chống phá giá và thuế đối với hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp sẽ được sử dụng như một hàng rào bảo vệ sản xuất. Như vậy, ngoài thuế nhập khẩu thông thường, hàng nhập khẩu còn phải chịu thuế chống phá giá. Thuế này được áp dụng đối với các hàng nhập khẩu được xác định có giá trị thấp hơn giá trị thông thường khi Uỷ ban Thương mại quốc tế xác định hàng hoá đó có thể gây thiệt hại hoặc đe doạ nền sản xuất trong nước.

Trước khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ được định ra bởi luật pháp hoặc các quyết định của cơ quan Nhà nước và được chia làm 2 loại : hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế suất.

1, Hạn ngạch tuyệt đối là số lượng cụ thể được phép nhập khẩu đối với từng loại hàng trong một thời gian nhất định.

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 11

2, Hạn ngạch thuế suất là mức được miễn giảm thuế đối với từng mặt hàng trong một thời gian nhất định.

Hiện nay, nước Mỹ tham gia hầu hết các định chế thương mại quốc tế. Nếu không chú trọng đúng mức tới vấn đề này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ không tìm ra giải pháp đúng để giành ưu thế trên thị trường Mỹ. Chẳng hạn, theo Hiệp định Mậu dịch tự do Mỹ - Canada được giải phóng hoàn toàn khỏi hàng rào thuế quan. Song điều này chỉ áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ chính từ 2 nước, không chấp nhận bất cứ hình thức chuyển khẩu, chuyển tải và gia công chế biến nào đối với hàng hoá và nguyên liệu có nguồn gốc từ nước thứ 3.

Trước khi quyết định xuất khẩu hàng sang Mỹ, một bước quan trọng không thể bỏ qua là phải nghiên cứu thị trường và đánh giá nghiêm túc thực

lực của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng quản lý, điều hành xuất khẩu, sức cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tiếp thị và tiềm lực kinh tế. Việc lựa chọn đúng hình thức xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng xác lập chỗ đứng trên thị trường Mỹ. Theo đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp qua các đại lý, công ty điều hành xuất khẩu hoặc công ty thương mại xuất khẩu. Tuy nhiên, phương án tối ưu là phải vạch ra chiến lược để xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp công ty kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập được quan hệ trực tiếp với mạng lưới tiêu thụ và người tiêu dùng. Tổng kết kinh nghịêm của các công ty nước ngoài đã có nhiều năm và nhiều kinh nghịêm kinh doanh tại thị trường Mỹ cho thấy: “Con đường chinh phục thị trường Mỹ là biết sử dụng các đại diện bán hàng, đại lý, nhà phân phối, nhà bán lẻ.” Một lời khuyên hết sức bổ ích là: “Các nhà xuất khẩu cần thận trọng khi quyết định bán trực tiếp cho người tiêu dùng.” Bởi tại thị trường Mỹ, việc bán trực tiếp này luôn luôn kèm theo trách nhiệm rất lớn đối với người tiêu dùng.

Trước đây, khó khăn nhất của Việt Nam trong việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ là phải chịu thuế suất rất cao do Việt Nam chưa được hưởng quy chế MFN của Mỹ và giữa 2 nước chưa có hiệp định thương mại song phương. Tuy nhiên khi Hiệp định này được ký kết, Việt Nam lại đứng trước những thử thách mới. Chẳng hạn thị trường Mỹ có những đòi hỏi rất chặt chẽ về tiêu chuẩn, nhãn hiệu hàng hoá và xuất xứ sản phẩm. Hơn nữa, tập quán thương mại của Mỹ là thường yêu cầu mua hàng FOB (xuất khẩu trực tiếp), trong khi hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu. Đây là trở ngại không nhỏ trong việc tăng cường xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Bởi khi xuất FOB, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tính đến khả năng tài chính, chấp nhận rủi ro và hiểu tâm lý tiêu dùng của người Mỹ. Và trên hết, đã đến lúc phải tính đến nguồn nguyên phụ liệu chất lượng cao trong nước để đáp ứng yêu cầu ràng buộc về tỷ lệ nội địa hoá khi xuất khẩu sang thị trường này.

Hàng may mặc của Mỹ đòi hỏi quy tắc khắt khe nên cần sản xuất bằng các công nghệ tiên tiến như máy may 5 đường chỉ, máy vắt sổ, máy chạy đường lai cũng như hệ thống cắt chỉ, ủi hiện đại. Muốn làm ăn với Mỹ cần có

dây chuyền sản xuất quy mô lớn, vì các công ty Mỹ thường đặt hàng với số lượng lớn, thời hạn ngắn, theo thời vụ.

Thêm vào đó, ngay khi Việt Nam được hưởng MFN cũng là lúc phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt của hàng dệt may Trung Quốc, HongKong, Bangladesh, những nước đã có vị trí chắc chắn trên thị trường Mỹ, có uy tín, có khách hàng ổn định, và các nước trong khối NAFTA với những điều kiện ưu đãi theo thoả thuận buôn bán trong khu vực. Vì thế, các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải phát huy được ưu thế giá, về thời hạn giao hàng và uy tín về chất lượng để cạnh tranh với những nước này.

Sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được chính phủ 2 nước ký kết (năm 2000) và được Quốc hội 2 nước thông qua (năm 2001), Mỹ đã trở thành thị trường lớn, đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nếu các nhà sản xuất Việt Nam không cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh thì quả là đáng tiếc vì đã bỏ qua cơ hội lớn. Vì thế, ngay lúc này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách tăng cường đầu tư về nhân lực, thiết bị công nghệ và cải tiến bộ máy quản lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


A- Sách, báo, tạp chí


[1.] Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệpViệt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. (CN đề tài: CN Lê Hải Châu Bộ Thương mại - Viện nghiên cứu thương mại)

[2]. Quỳnh Chi.Từ lụa tơ tằm truyền thống đến thương hiệu AQsilk. Báo Hà Nội Mới. Số 427. Ra ngày 31/5/2003.

[3]. Lê Viết Thái - Chính sách cạnh tranh-một công cụ cần thiết trong nền kinh tế thị trường - Nghiên cứu kinh tế số 10,1996.

[4]. Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001, NXB Từ điển Bách khoa Hà nội, trang 349

[5]. Hồng Vân. Con tằm lột xác mới nhả tơ. Thời báo kinh tế Sài Gòn. Số 21/2004. Ra ngày 20-5-2004.

[6]. Thanh Thuý. AQSILK- thương hiệu đang sống trên đất Mỹ. Doanh nghiệp thương mại. Số 168. Tháng 11/2002.

[7]. Vận động cải tiến sản xuất tơ tằm Xuất khẩu. Phòng tuyên truyền Bộ Ngoại Thương. XB năm 1966.

[8]. Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.


[9]. Giáo trình Marketing lý thuyết - Trường Đại học Ngoại Thương. [10]. Dệt may Việt Nam - Cơ hội và thách thức.

B- Website:


[11]. http://www.asc.com.vn Công nghệ chống nhàu lụa tơ tằm. [12]. http://www.cpv.org.vn

[12.1]. Để ngành dâu, tằm, tơ phát triển bền vững. [12.2]. Giải pháp nào cho ngành dâu tằm tơ Lâm Đồng. [13]. http://www.danang.gov.vn

Nghiên cứu cải tiến phương pháp nhuộm tơ sợi, lụa tơ tằm từ thủ công sang bán cơ khí.

[14]. http://www.dddn.com.vn


Định vị thị trường: Xây dựng thương hiệu khác biệt và nổi trội. [15]. http://www.dei.gov.vn

Viseri hợp tác với Nhật Bản sản xuất tơ lụa. [16]. http://www.doanhnghiep.vietnamnet.vn

[16.1]. Đăng ký thương hiệu là tự bảo vệ chính mình. [16.2]. Thương hiệu gây cảm giác phấn chấn đặc biệt [16.3]. Thương hiệu - từ pháp lý đến thực tế.

[17]. http://www.golmart.com.vn Thương hiệu cho con tằm sợi tơ. [18]. http://www.hatay.gov.vn

[19]. http://www.hvnclc.com.vn

Doanh nghiệp Thái Lan nỗ lực xây dựng thương hiệu. [20]. http://www.lamdong.gov.vn

[20.1]. TCT Dâu tằm tơ Việt Nam trên đà khôi phục và phát triển.


[20.2]. Bảo lộc phấn đấu là trung tâm phát triển vùng các huyện phía Nam. [20.3]. Lâm Đồng hồi sinh làng nghề truyền thống.

[21]. http://www.laodong.com.vn


[21.1]. Khuyến khích nhưng đừng buông lỏng. [21.2]. Sóng ngầm ở Vạn Phúc.

[21.3]. Tơ vương làng lụa


[21.4]. Phân tích tình hình XNK hàng tơ lụa của Trung Quốc năm 2001. [22]. http://www.lacai.com

Sự thật về chất lượng lụa ở Vạn Phúc. [23]. http://irv.moi.gov.vn

[23.1]. Lãnh Mỹ A từ quê lụa Tân Châu tạo bộ trang phục hiện đại. [23.2]. Thương hiệu hàng VN xưa và nay.

[24]. http://www.nhavui.com.vn Di sản- Lụa tơ tằm

[25]. http://www.nhaxa.com.vn


[25.1]. Phát triển làng nghề nông thôn Việt Nam [25.2] . Nha Xá những điều còn trăn trở.

[26]. http://www.nhandan.org.vn

[26.1]. Các chức năng của thương hiệu.


[26.2]. Các phương pháp lựa chọn yếu tố thương hiệu. [26.3]. Chuyện thương hiệu.

[26.4]. Một số lưu ý khi thiết kế thương hiệu. [26.5]. Những yêu cầu khi thiết kế thương hiệu. [26.6]. Những yếu tố được gắn thương hiệu. [26.7]. Tầm quan trọng của thương hiệu.

[26.8]. Tạo dựng giá trị thương hiệu – một chặng đường gian nan. [26.9]. Thiết kế thương hiệu.

[27]. http://www.quandoinhandan.org.vn [27.1]. Nghề tơ lụa.

[27.2]. Sản phẩm từ tơ tằm. [28]. http://www.sgtt.com.vn

[28.1]. Để hàng Việt Nam vào chợ Mỹ.


[28.2]. Lụa tơ tằm được khách nước ngoài ưa chuộng. [28.3]. Thương hiệu, tài sản vô giá của Doanh nghiệp [28.4]. Tơ lụa mỏng, ích lợi dày.

[28.5]. Tơ tằm VN có cơ hội phục hồi. [28.6]. “Xuất khẩu” thương hiệu.

[29]. http://www.smallbusinessnotes.com Trademarks.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí