Phụ lục 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT LỤA TƠ TẰM
■ Mắc tơ | |
■ Hồ tơ | |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Lụa Tơ Tằm Việt Nam.
- Cải Tiến Mẫu Mã Theo Hướng Đa Dạng Và Phong Phú Hơn:
- Chú Trọng Xuất Khẩu Song Không Coi Nhẹ Thị Trường Nội Địa.
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 11
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
■ Tạo mẫu
■ Dệt ■ Nhuộm lôa
■ Phơi tơ | ■ Phơi lụa |
■ Hoàn tất | |
Nguån: www.vanphuc.com.vn
Phụ lục 3: CÁC LOẠI CÔNG CỤ ƯƠM TƠ
Công cụ ươm tơ có 4 loại:
- Guồng ươm tơ thô sơ: Phải dùng hai người, mọt người vừa kéo gốc vừa bắt mối, người ươm phụ làm nhiệm vụ quay gàng và bắt mối, tơ sản xuất ra bị nhiều mấu gút, xổ lông; bết gốc vì tơ chưa khô, giá trị thấp.
- Guống ươm cải tiến có hai loại:
+ Loại guống ươm cải tiến có lắp ròng rọc và mắt sứ, kéo gốc riêng, ươm được 5 mối, năng suất thấp, mỗi công chỉ ươm được 2kg kén tươi mỗi ngày. Tơ có tốt hơn tơ ươm guồng thủ công thô sơ.
+ Loại guồng ươm cải tiến không lắp ròng rọc nhưng có mắt sứ lỗ to và bàn rê tơ bằng thuỷ tinh. Năng suất cao hơn, mỗi công vừa ươm vừa kéo gốc mỗi ngày được 5-6 kg kén tươi. Tơ tốt hơn ươm loại guồng trên vì sợi tơ đi qua mắt sứ và bàn rê thuỷ tinh nên đỡ mấu gút, chặng đi của sợi tơ dàI hơn, tơ chóng khô, ít cứng góc và chỉ cần 1 người vừa ươm vừa kéo gốc.
- Guồng ươm bán cơ giới đóng bằng gỗ theo kiểu Trung Quốc. Kiểu guồng này có máng để chế nước nóng trên dưới 45oC để con thao hút từng con kén bổ sung cho các mối bên trên. Trên con thao có mắt sứ lỗ nhỏ và bộ phận tự động ngừng gàng. Khi tơ có mấu gút mắc vào mắt sứ thì gàng quấn tơ sẽ ngừng lại để người ươm tơ gỡ mấu gút. Lỗ mắt sứ chỉ to bằng ba sợi tơ nguyên. Sợi tơ đi qua các ròng rọc được xe săn nên tròn và săn. Năng suất mỗi máy 1 ngày được 1,5kg tơ. Phẩm chất tơ tốt hơn ươm guồng thủ công , đọ mảnh 20-22D, khôg có mấu lớn, ít mấu nhỏ, có độ bền, mỗi đơ-niê (D) kéo được 3,3g thì đứt (Tiêu chuẩn tơ quốc tế từ 3-4g), độ dãn 20,5%( tiêu chuẩn tơ quốc tế là từ 13-15%)
- Máy ươm tự động theo kiểu Nhật Bản: có hai loại
+ Loại máy ươm tự động khống chế số kén. Đối với loại máy có khống chế độ mảnh thì khi ươm , tơ bị đứt mối, sợi tơ nhỏ lại, khi đi qua điểm chập mối, bộ phận kiểm tra sẽ tự động chắp thêm sợi, điều chỉnh độ mảnh được thống nhất.
+ Loại máy tự động khống chế số kén có bộ phận kiểm tra số kén ươm, nếu tơ đứt mối hoặc hết kén sẽ tự động thêm kén vào mối ươm. Máy ươm tự động có công suất lớn, năng suất cao hơn nhiều so với guồng ươm bán cơ giới, tơ ươm ra cũng tốt hơn nhiều, phẩm chất đồng nhất, tỷ lệ tơ xấu và tơ phế phẩm ít.
Phụ lục 4: BẢNG PHÂN LOẠI GIÁ CÁC LOẠI LỤA TƠ TẰM CỦA VẠN PHÚC
Đơn vị:(nghìn đồng/m)
Lụa hoa | Lụa sa tanh | Lụa cao cấp (hoa và sa tanh) | |||
50%tơ tằm - 50%viscose | 100% tơ tằm | 70%tơ tằm - 30%viscose | 100% tơ tằm | ||
Khổ 0,90m | 18 - 20 | 36 | 32 | 46 | - |
Khổ 1,15m | 28 - 30 | 45 | 42 | 60-65 | 120-180 |
Nguồn: Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc
Phụ lục 5: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LỤA TƠ TẰM Ở LÀNG VẠN PHÚC
2001 | 2002 | 2003 | 6 tháng đầu năm 2004 | |
Sản lượng (nghìn mét) | 2.400 | 1.933 | 2.500 | 1.400 ( ước tính) |
Giá trị ( triệu đồng) | 30.327 | 26.179 | 42.432 | - |
Số hộ sản xuất | 785 | 785 | 654 | - |
Tổng lao động | 1.598 | 1.530 | 1.700 | - |
Tổng máy dệt | 990 | 890 | 1.100 | - |
Thu nhập của người lao động (nghìn VNĐ/tháng) | 572 | - | - | - |
Thu nhập bình quân đầu người (nghìn VNĐ/tháng) | 233 | 443 | 460 | - |
Nguồn: Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc
Phụ lục 6: CÁC DOANH NGHIỆP NÓI GÌ VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN?
- Ông Nguyễn Khánh Sơn - Tổng giám đốc HANOSIMEX: đứng trên quan điểm của mình, tôi cho rằng không riêng gì thị trường Nhật Bản mà có khi tất cả các thị trường châu á khác đều đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Các đơn hàng của người Nhật thường hay có sự thay đổi liên tục về chủng loại, màu sắc, mẫu mã và chủ yếu là hàng hiệu, chuyên phục vụ cho tầng lớp thượng lưu, chí ít thì cũng phảI trung lưu. Do vậy, việc họ đòi hỏi cao về chất lượng cũng là điều dễ hiểu.
- Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Giám đốc công ty may Đồng Tiến: ký được hợp đồng với khách hàng Nhật Bản đã khó nhưng việc thực hiện hợp đồng lại càng khó hơn. Chất lượng sản phẩm phải cao, thời gian giao nộp hàng phảI đúng hẹn. Sau khi ký hợp đồng, phía Nhật thường cử các giám sát thường xuyên sang kiểm tra gắt gao về chất lượng, thậm chí họ còn giám sát cả quá trình sản xuất của bên mình nữa
- Ông Vũ Khắc Thái - Giám đốc công ty May Đồng Nai: so với các thị trường khác, người tiêu dùng hàng dệt may Nhật Bản có những đòi hỏi cao về độ bền chắc và chất lượng sản phẩm. Họ cũng quan tâm và kỹ tính trong việc chọn mẫu mã sản phẩm và bao bì. Nhưng theo tôi thì dù gì đi nữa cũng phải công nhận rằng qua những lần tiếp xúc, làm ăn với người Nhật Bản, chúng tôi cũng đã học hỏi nhiều ở họ về quan hệ buôn bán và nhận biết được sự đa dạng trong thị hiếu của người tiêu dùng. Chẳng hạn ở Tokyo, người ta thích những màusặc sỡ, sản phẩm lớn, trong khi đó tại Osaka lại thích màu nhã nhặn và sản phẩm nhỏ.
- Ông Dương Quốc Toản - Ban thường trực hội đồng Giám đốc công ty May Hưng Yên: có thể nói, thị trường Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng vì 50% lượng hàng xuất khẩu của chúng tôi là vào đây. Nếu nói về những yêu cầu chất lượng cao thì thị trường nào cũng đòi hỏi và nếu họ không quá khắt khe thì mình cũng phảI hết sức cẩn then vì mình phải giữ cho mình chữ tín. Theo tôi, đứng về một góc độ nào đó thì thị trường Mỹ có khi
còn khắt khe hơn thị trường Nhật Bản, ví dụ như độ dung sai trong các kích cỡ thì tôi cho rằng người Nhật Bản thoáng hơn người Mỹ rất nhiều.
Phụ lục 7: MỘT VÀI GỢI Ý VỀ KÊNH PHÂN PHỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Trong thời điểm hiện tại, các kênh phân phối hàng may mặc trên thị trường Nhật Bản đã trở nên đơn giản hơn trước. Hiện nay, có 3 cách chính để các nhà xuất khẩu có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản :
- Thứ nhất, họ có thể bán cho một số khách hàng Nhật Bản, sau đó một thời gian có thể chọn trong số đó một vài đại lý tiêu thụ, bán hàng cho mình.
- Thứ hai, có thể lập các chi nhánh tiêu thụ sản phẩm ngay tại Nhật Bản, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam và có thể kiểm soát luôn được thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ và chọn lựa được chiến lược Marketing sao cho phù hợp.
- Thứ ba, có thể cho các công ty của Nhật Bản dùng nhãn hiệu của mình. Cách này ít tốn kém nhất với điều kiện là phải có một đối tác nghiêm túc. Tuy nhiên, nếu dùng cách này, thì nhà sản xuất lại mất quyền kiểm soát về nhãn hiệu hàng hoá, mà điều này thì lại vô cùng quan trọng ở thị trường Nhật Bản.