Sự Cần Thiết Phải Phối Hợp Hoạt Động Giữa Các Bộ Phận:


Trong đó:

- Doanh thu đạt được trên 1 đồng vốn cố định:

H= TR

Vcd

H : Hiệu quả sử dụng vốn cố định TR : Doanh thu trong kỳ

Vcd : Vốn cố định


- Mức thu nhập hoặc lợi nhuận thu được trên một đồng vốn cố định:


Trong đó:

P

H =

Vcd

H : Hiệu quả sử dụng vốn cố định P : Lợi nhuận trong kỳ

Vcd : Vốn cố định


- Chỉ tiêu mức doanh thu, mức thu nhập hoặc mức lợi nhuận trên 1 đồng chi phí khấu hao tài sản cố định:

H=


Trong đó:

TR

FKHTSCĐ

Hoặc: H=

P

FKHTSCĐ

FKHTSCĐ : Mức chi phí khấu hao TSCĐ

H : Hiệu quả chi phí khấu hao tài sản cố định TR : Doanh thu trong kỳ

P : lợi nhuận của khách sạn trong kỳ phân tích

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN QUEEN ANN TP.HCM


2.1. Tổng quan về khách sạn:

2.1.1. Lịch sử hình thành và qui mô:

- Tên khách sạn: Queen Ann Hotel

- Địa chỉ: 86 – 88 Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q.1, Tp.HCM.

- Điện thoại: (+84 8) 3925 4444 – 3925 9001

- Email: info@queenannhotelvn.com

- Website: www.queenannhotelvn.com

Khách sạn Queen Ann chính thức hoạt động vào ngày 04 tháng 05 năm 2009, sau hơn 1 năm thiết kế và xây dựng. Tọa lạc trên đường Bùi Thị Xuân – Q.1, khách sạn có lợi thế nằm gần khu trung tâm mua sắm và giải trí của thành phố. Từ khách sạn, du khách chỉ mất 10 phút để đi bộ đến Chợ Bến Thành, 15 phút để đến các điểm vui chơi giải trí, và 20 phút đến sân bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất.

Khách sạn hoạt động dưới hình thức khách sạn tư nhân, thuộc công ty TNHH MTV cho thuê VP Tiến Dũng, do ông Phạm Tiến Dũng – người trực tiếp đầu tư xây dựng, làm Tổng Giá m Đốc. Tên gọi của khách sạn lấy ý tưởng từ hai chữ Quỳnh An – tên con gái của ông.

Được đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn 3 sao, khách sạn là sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và đường nét sang trọng. Khách sạn có qui mô 11 tầng lầu, với 52 phòng được phân thành 4 hạng phù hợp với từng nhu cầu và đối tượng khách hàng.

Ngoài ra, khách sạn còn có 1 nhà hàng phục vụ các món ăn Việt Nam, Âu, Á, đặt tại lầu 10. Nhà hàng có tên gọi Việt Phố, là nơi đáp ứng nhu cầu ẩm thực cho du khách trong và ngoài khách sạn. Khách lưu trú tại khách sạn luôn được phục vụ buffet sáng tại nhà hàng với thực đơn thay đổi mỗi ngày.

Khách sạn cũng vừa đưa vào hoạt động dịch vụ masage chân tại lầu B. Đây là một dịch vụ mới bên cạnh dịch vụ massage toàn thân vẫn hoạt động tại lầu 1, góp phần làm phong phú các dịch vụ cung cấp cho khách lưu trú tại khách sạn.


2.1.2. Sứ mạng kinh doanh của khách sạn:

Slogan của khách sạn là: “Khẳng định đẳng cấp của bạn”. Từ đó cho thấy mục tiêu của khách sạn là đem đến cho khách hàng một dịch vụ lưu trú chất lượng và tiêu chuẩn, phù hợp với mong muốn của khách hàng và năng lực của khách sạn.

Hơn thế nữa, khách sạn đã và đang không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ cũng như cơ sở vật chất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách khi lưu trú tại đây. Mục tiêu hàng đầu của khách sạn là gia tăng lượng khách hàng thân thiết và nâng cao uy tín thương hiệu.

2.1.3. Định hướng phát triển:

Trong tương lai, khách sạn dự kiến sẽ đưa vào hoạt động các dịch vụ mới như: Dịch vụ Thẻ hội viên, Dịch vụ tổ chức event và tiệc ngoài khách sạn, Quầy thông tin du lịch ngay tại khách sạn. Đồng thời Ban lãnh đạo khách sạn dự kiến nâng cấp, thay đổi thiết kế nhà hàng nhằm tăng thêm qui mô phục vụ.

Các kế hoạch này nhằm mục đích tạo cơ sở tốt để thu hút thêm đối tượng khách du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo; và khách có nhu cầu đối với các dịch vụ khác của khách sạn ngoài dịch vụ lưu trú. Đây cũng là bước đi mới của khách sạn nhằm nâng cao doanh thu thông qua các bộ phận khác ngoài việc cho thuê phòng.

Đồng thời trong chiến lược mở rộng thị trường khách, bên cạnh đối tượng khách chính là khách Châu Mỹ, châu Phi, thời gian tới khách sạn sẽ chú trọng đến đối tượng khách du lịch nội địa, khách MICE.

2.2. Cơ cấu tổ chức:

2.2.1. Sơ đồ tổ chức:

Tổ chức có nghĩa là việc sắp đặt về nhân sự và chỉ định nhiệm vụ, trách nhiệm cho họ để mọi hoạt động đều được thực hiện một cách có hiệu quả, dễ dàng quản lý. Thông tin về tổ chức và cấu trúc của một khách sạn được thể hiện theo sơ đồ tổ chức. Không có một sơ đồ tổ chức tiêu chuẩn nào có thể áp dụng chung cho tất cả các khách sạn. Mỗi khách sạn tùy thuộc vào qui mô và loại hình mà có một cơ cấu tổ chức riêng. Dưới đây là sơ đồ tổ chức cụ thể của khách sạn Queen Ann:


Tổng Giám Đốc Chief Executive Officer

PHẠM TIẾN DŨNG


Bộ phận

Kế toán,


Bộ phận

Kinh doanh


Bộ phận

Tiền sảnh


Bộ phận

Phòng


Bộ phận

Ẩm thực


Bộ phận

Massage


Bộ phận

Kỹ thuật,

Nhân sự


SA


FO


HK


F&B


MA


bảo vệ

ACC, HR












EN, SE

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn Queen Ann Tp.HCM - 5


NV


NV


NV


NV


NV


NV

- Kế toán

- Thu mua

- Văn thư


Đặt phòng


- Tiếp tân

- Thu ngân

- Hành lý


- VSphòng khách

- VS công cộng


- Thu ngân

- Pha chế

- PV bàn

- Bếp chính


Massage







- Kho &


- Bếp phụ









trực điện thoại


- Tạp vụ




Giám Đốc Điều Hành General Manager PHAN LONG TOÀN

(nguồn: Bộ phận Kế toán – Nhân sự)

Sơ đồ 2.1. Tổ chức khách sạn Queen Ann


Qua gần 1 năm hoạt động, có những người gắn bó với Queen Ann ngay từ những ngày đầu xây dựng, có những người chỉ vừa bước chân vào khách sạn. Tất cả họ đều đang hết mình góp công sức vào sự phát triển của khách sạn, dần đưa tên tuổi Queen Ann trở thành một thương hiệu có giá trị.

Hiện nay, toàn khách sạn có 63 nhân sự.

Quản lý:

01 Tổng Giá m Đốc: ông Phạm Tiến Dũng

01 Giá m Đốc Điều Hành: ônh Phan Long Toàn

01 Quản lý Nhà hàng – Bếp: ông Nguyễn Văn Danh

Bộ phận Kế toán – nhân sự:

01 Trưởng phòng

01 Nhân viên.

Bộ phận Kinh doanh: 02 Nhân viên.

Bộ phận Tiền sảnh:

01 Trưởng bộ phận 01 Thu ngân

04 Nhân viên Tiếp tân

05 Nhân viên Hành lý.

Bộ phận Phòng:

01 Trưởng bộ phận 01 Giá m sát

01 Thư ký kho

09 Nhân viên phục vụ phòng

02 Nhân viên phục vụ công cộng

Bộ phận Ẩm thực:

- Nhà Hàng:

01 Giá m sát

01 Tổ trưởng

02 Thu ngân

06 Nhân viên phục vụ bàn

- Bếp:

01 Bếp trưởng

01 Bếp chính

04 Bếp phụ

02 Nhân viên Tạp vụ

Bộ phận massage: 01 Quản lý, 01 Thu ngân, 07 Nhân viên.

Bộ phận Kỹ thuật – Bảo vệ: 01 Quản lý, 03 Nhân viên.


2.2.2. Chức năng, nhiệ m vụ các phòng ban:

2.2.2.1. Cấp quản lý:

Cấp Quản lý khách sạn là sự liên kết then chốt trong quá trình thông tin giữa Văn phòng với các Trưởng phòng, trưởng Bộ phận. Những người làm công tác quản lý chịu

trách nhiệm điều hành hoạt động của khách sạn sao cho đáp ứng được các mục đích kinh doanh và tài chính của khách sạn. Trong đó, Tổng Giá m Đốc là người đề ra các chính sách, chiến lược hoạt động, và chịu trách nhiệm trước Ban Giá m Đốc. Giá m Đốc Điều Hành chịu trách nhiệm đối với các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về tài chính, thị trường, phát triển nhân sự và quá trình hoạt động của khách sạn, có trách nhiệm đối với các vấn đề phúc lợi và an toàn của nhân viên, khách sạn và khách hàng. Quản lý Nhà hàng chịu trách nhiệm trực tiếp về tất cả mọi hoạt động của nhà hàng.

2.2.2.2. Bộ phận Kế toán – Nhân sự:

Mô hình hoạt động của Queen Ann không có bộ phận Nhân sự riêng biệt mà kết hợp với bộ phận Kế toán thành 1 bộ phận chung: Kế toán – Nhân sự, chịu trách nhiệm cả hai mảng nhân sự và tài chính của khách sạn. Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ hoạt động tài chính trong khách sạn. Bao gồm: giao dịch ngân hàng, thanh toán lương, xử lý các hoá đơn nhập hàng, lưu trữ dữ liệu kinh doanh, chuẩn bị báo cáo nội bộ, báo cáo kiể m toán và tài chính… Đồng thời, bộ phận Kế toán – Nhân sự cũng chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng nhân sự, các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên trong khách sạn.

2.2.2.3. Bộ phận Kinh doanh:

Bộ phận kinh doanh có chức năng khai thác, tìm nguồn khách hàng cho khách sạn. Nhiệm vụ của bộ phận này là thu hút các nguồn khách bên ngoài đến khách sạn, giữ mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch lữ hành, đồng thời có nhiệm vụ tổ chức quảng bá, tiếp thị hình ảnh của khách sạn.

2.2.2.4. Bộ phận Tiền sảnh:

Bộ phận này được xe m như là bộ mặt của khách sạn, chịu trách nhiệm về quầy lễ tân và toàn bộ các hoạt động đặt phòng, nhận phòng, trả phòng, tổ chức đón tiếp khách… Bộ phận này cũng có trách nhiệm đối với các thông tin của khách, có nhiệm vụ quản lý và cập nhật chi tiêu của khách, thanh toán và tiễn khách, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác để đáp ứng mọi yêu cầu của khách trong thời gian lưu trú.

2.2.2.5. Bộ phận Phòng:

Xét về mặt số lượng nhân viên, đây là bộ phận có lực lượng đông nhất trong khách sạn (14 người). Điều này tương thích với vai trò của bộ phận phòng, là nguồn thu chính

của khách sạn. Bộ phận phòng chịu trách nhiệm đối với các phòng cho thuê trong khách sạn: làm vệ sinh, bảo dưỡng – bảo trì các đồ dùng, trang thiết bị trong phòng, vệ sinh các khu vực công cộng và cầu thang bộ cho nhân viên, giặt là đồ cho khách, phối hợp với bộ phận tiếp tân đáp ứng các yêu cầu của khách đang lưu trú tại khách sạn…

2.2.2.6. Bộ phận Ẩm thực – F&B:

Bộ phận ẩm thực tại khách sạn bao gồm 1 nhà hàng với 50 chỗ ngồi (nếu tổ chức hội nghị, sức chứa có thể là 100 chỗ ngồi), toạ lạc tại tầng 10, 1 quầy bar tại nhà hàng và 1 bar – café tại sảnh tầng trệt. Nhà hàng luôn có chương trình phục vụ buffet sáng miễn phí cho khách lưu trú tại khách sạn. Bên cạnh đó bộ phận này chịu trách nhiệm phục vụ các món ăn Âu – Á – Việt cho khách đến thưởng thức tại nhà hàng, cũng như phục vụ tại phòng khi khách có nhu cầu. Đồng thời, đây cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị… khi đó, chương trình buffet sáng sẽ được chuyển xuống khu vực lobby tại sảnh tầng trệt.

Ngoài chức năng đáp ứng nhu cầu ẩm thực cho khách lưu trú tại khách sạn, nhà hàng Việt Phố còn đảm nhận việc tổ chức phục vụ ăn uống theo mọi hình thức tại địa điểm khách hàng yêu cầu.

2.2.2.7. Bộ phận Massage:

Bộ phận này được chia thành 2 khu vực: phòng massage toàn thân đặt tại lầu 1, phòng massage chân đặt tại lầu B. Bộ phận này thực hiện các dịch vụ massage cho khách lưu trú tại khách sạn, tùy theo chương trình của khách sạn mà chi phí cho dịch vụ này được tính trong giá phòng hay như một khoản ngoài giá phòng tiêu chuẩn. Bộ phận mas sage là một trong những dịch vụ mới mà khách sạn đem đến cho khách nhằm thoả mãn nhu cầu thư giãn trong một môi trường tiện nghi. Đồng thời hiệu quả hoạt động của bộ phận này cũng góp phần nâng cao doanh thu và hình ảnh của khách sạn.

2.2.2.8. Bộ phận Kỹ thuật – Bảo vệ:

Bộ phận này có sự kết hợp giữa bộ phận kỹ thuật và bộ phận bảo vệ, chịu trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ tòa nhà khách sạn và các trang thiết bị bên trong khách sạn, đồng thời đảm bảo an ninh trong khách sạn và sự an toàn đối với khách hàng, nhân viên.

2.2.3. Sự cần thiết phải phối hợp hoạt động giữa các bộ phận:

Từ việc mô tả chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn cho thấy, các bộ phận riêng biệt trong khách sạn chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác. Ví dụ: bộ phận lễ tân chỉ hoàn thành được nhiệm vụ của mình khi có sự kết hợp với các bộ phận buồng, bàn, bổ sung, kỹ thuật, bảo vệ. Nếu mỗi một sự phối hợp trục trặc sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thực thi nhiệm vụ của từng bộ phận, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách và ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chung của toàn khách sạn. Do vậy, để hoạt động của khách sạn được tiến hành một cách nhịp nhàng cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.

Ngoài ra, sự đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm là dựa trên toàn bộ các dịch vụ mà khách hàng được phục vụ. Sự tách trắc ở bất kỳ khâu nào trong quá trình phục vụ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đánh giá của khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng nhất, đòi hỏi khách sạn phải có một sự phối hợp chặt chẽ từ khâu cung ứng các yếu tố đầu vào, khâu tổ chức sản xuất và đến kiểm soát các yếu tố đầu ra. Ví dụ khách sử dụng dịch vụ tổ chức hội nghị hội thảo tại khách sạn, các dịch vụ riêng lẻ mà khách sử dụng bao gồm: phòng hội nghị; dịch vụ văn phòng (in ấn, photocopy…); dịch vụ ăn giữa bữa. Khách hàng đánh giá chất lượng của dịch vụ không chỉ căn cứ vào dịch vụ chính (phòng họp hiện đại, tiện nghi) mà còn đánh giá dựa trên các dịch vụ phụ như chất lượng của giấy in, máy in, máy photocopy, chất lượng của thức uống, trái cây, bánh ngọt… Sự hài lòng của khách hàng trong trường hợp này là do sự phối hợp chuẩn bị của bộ phận bàn và bộ phận tổ chức hội nghị.

Như vậy, sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bộ phận giúp cho khách sạn nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực, giảm thiểu chi phí phát sinh, tạo ra sản phẩm chất lượng nhất, và do vậy quyết định đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn:

2.3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Khách sạn Queen Ann chỉ mới đi vào hoạt động hơn một năm nay (từ 04/05/2009 đến nay), do đó đề tài không có cơ sở để đối chiếu tỷ lệ với các năm kinh doanh trước. Thay vào đó, các số liệu sẽ được phân tích dựa trên cơ sở đối chiếu với các tháng cùng kỳ năm trước (tháng 5,6,7 năm 2009).



“Một số giải ph

p nâng cao hiệu qNuămh2o00t9động kinh doanh t

ại khách sạn QueeNnămAn2n01T0p.HCM”

á

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí