hoạch, giải pháp nhằm từng bước thích nghi với điều kiện, môi trường kinh doanh quốc tế mang tính cạnh tranh cao hơn.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những mặt hàng công nghiệp chế biến được kích thích xuất khẩu với nhiều chính sách ưu đãi trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng nông sản, dầu thô, hải sản chưa qua chế biến. Như vậy, Việt Nam sẽ không có lợi nhiều nếu chúng ta không đẩy nhanh đầu tư vào công nghiệp chế biến để có những sản phẩm qua chế biến xuất khẩu.
- Với chất lượng thấp hơn, giá cả hàng hóa cao, các mặt hàng của Việt Nam không có ưu thế cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới nếu chỉ dựa vào sự độc đáo của mẫu mã, chủng loại. Nếu không có những cải tiến cơ bản về công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thì hàng hóa Việt Nam khó lòng có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
- Sự chênh lệch về trình độ khoa học công nghệ, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, cạnh tranh quốc tế, thiếu một mạng thông tin cập nhật về tình hình thị trường, thua kém về trình độ quản lý kinh doanh… cũng là những nguyên nhân gây ra những rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập mà chưa ai có thể lường trước được mức độ nghiêm trọng của nó như thế nào.
Đó là những rủi ro chung đối với nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, riêng đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải sẽ gia tăng về cả tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Đối tác trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đa dạng, hoạt động tại nhiều quốc gia khác nhau, do vậy việc tìm hiểu kỹ các đối tác cũng như môi trường kinh doanh tại các quốc gia gặp không ít khó khăn.
- Trình độ khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng cao cũng là nguyên nhân làm gia tăng gian lận thương mại, những gian lận này ngày càng
mang tính tinh vi, phức tạp hơn khiến các nhà xuất nhập khẩu khó nhận biết được những hành vi này mặc dù có sự tìm hiểu chu đáo trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa của mình.
- Cùng với sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì các nghiệp vụ xuất nhập khẩu cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên có kế hoạch nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ của mình, đáp ứng được những thay đổi của điều kiện kinh doanh.
Qua những phân tích trên, ta có thể thấy rằng một khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì tính chất và mức độ của những rủi ro mà các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế có thể gặp phải ngày càng gia tăng. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được những vấn đề này và quan tâm hơn nữa về hoạt động quản trị rủi ro trong quá trình kinh doanh của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Rủi Ro Phát Sinh Từ Quá Trình Thực Hiện Các Nghiệp Vụ Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 8
- Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Trong Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
3.2.1. Giải pháp vĩ mô
3.2.1.1.Ổn định và minh bạch hóa chính sách kinh tế vĩ mô, hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách tài chính – tiền tệ
Mọi hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng đều gắn bó, phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách kinh tế vĩ mô và cơ chế điều hành của Nhà nước. Tuy nhiên các chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam còn nhiều bất cập gây nên rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính sách kinh doanh thương mại của nước ta còn chưa rõ ràng, nhiều khi đề ra mục tiêu còn xa rời thực tế, việc triển khai chính sách chưa không đồng bộ, thiếu nhất quán và chậm chạp. Do vậy, việc ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách ngoại thương, chính sách tỉ giá hối đoái… là vô cùng cần thiết. Đồng thời, Nhà nước cùng các Bộ, ngành cũng cần có những giải pháp tích cực, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp thông qua cơ chế xuất nhập khẩu linh động, cải tiến các thủ tục rờm rà gây trở ngại cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính- tiền tệ cần được cải thiện theo các hướng sau:
- Đề ra các chiến lược, các mục tiêu cho hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian trước mắt, có các kế hoạch 5 năm, 10 năm một cách hợp lý cùng những phương hướng, biện pháp để thực hiện được những mục tiêu đó. Các mục tiêu đặt ra không được xa rời thực tế, phải xét đến bối cảnh kinh tế quốc tế, nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ thương mại của Việt Nam, phù hợp với khả năng, năng lực của nền kinh tế, trình độ phát triển cũng như tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam. Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược đã đề ra, xây dựng các phương án, các biện pháp nhằm thúc đẩy thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu như tăng cường đầu tư tạo nguồn hàng xuất khẩu, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại… đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động thực hiện chiến lược ở tầm vĩ mô nhằm điều chỉnh kịp thời nội dung chiến lược cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều thay đổi.
- Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Muốn vậy chúng ta phải xây dựng hệ thống pháp lý, chính sách quản lý kinh tế trên cơ sở khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh và thông lệ quốc tế nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và hạn chế những khiếm khuyết làm cản trở đến hoạt động mua bán quốc tế của các doanh nghiệp. Các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trước khi được áp dụng, tránh tình trạng nóng vội dẫn đến “sai đâu sửa đó”, gây ra rủi ro cho một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi xây dựng phương án kinh doanh không lường trước được những khó khăn hoặc chi phí phát sinh.
- Chính sách kinh tế Việt Nam còn hay thay đổi, thủ tục chưa thuận tiện cho doanh nghiệp. Do đó cần ổn định, minh bạch hóa các chính sách này, đặc biệt là chính sách ngoại thương như chính sách phát triển nguồn hàng xuất khẩu, chính sách thuế xuất nhập khẩu, chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu, chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển xuất nhập khẩu… Việc đổi mới công tác thuế thông qua phương thức thu thuế cũng sẽ giúp làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp.
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ, xác lập cơ chế tỷ giá hối đoái hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu khuyến khích, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, vừa hạn chế tối đa rủi ro về hối đoái cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Chính sách tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Thực tế, từ năm 1989 đến nay nước ta đã áp dụng các chính sách tỷ giá khác nhau. Từ tháng 3/1989, chính sách tỷ giá thả nổi được áp dụng nhưng chính sách này đã gây nhiều hệ quả không tốt cho nền kinh tế, vì vậy nhà nước đã can thiệp vào thị trường ngoại tệ, chính sách tỷ giá cố định được áp dụng. Nhưng do yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước.
Từ năm 2001- nay, tác động của chính sách tỷ giá tới xuất khẩu có nhiều thay đổi do chính sách đồng USD yếu của Mỹ. Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang có nhiều thay đổi về mặt chính sách. Riêng đối với chính sách quản lý ngoại hối, hiện nay, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về ngoại hối trên nguyên tắc tự do hóa trao đổi các giao dịch vãng lai, từng bước nới lỏng quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn, tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối phát triển phong phú, đa dạng hơn. Điều đó có nghĩa là chính sách tỷ giá sẽ theo hướng ngày càng trở nên linh hoạt. Tuy nhiên, đồng USD vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong các giao dịch về thương mại và về vốn của nền kinh tế Việt Nam nên chính sách tỷ giá của nước ta
cũng cần phải theo hướng tách rời sự neo buộc vào đồng USD để gắn kết vào một số ngoại tệ khác. Cần lựa chọn nhiều ngoại tệ, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ bảo hiểm rủi ro về lãi xuất, tỷ giá hối đoái, cho phép các ngoại tệ mạnh được tự do chuyển đổi. Như vậy vai trò của đồng USD sẽ dần dần được hạn chế hơn và thị trường có thể sử dụng nhiều đồng tiền trên nền tảng các đồng tiền đó được bảo hiểm bằng các dịch vụ hối đoái do các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại cung ứng.
Có thể thấy việc ổn định kinh tế vĩ mô là vô cùng cần thiết để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Nhưng thay đổi một nền tảng suy nghĩ lạc hậu là một việc làm khó khăn, cần có những bước đột phá trong tư tưởng và nhìn nhận một cách khoa học, cân nhắc đến điều kiện thực tế của đất nước. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ ngành hữu quan để có được những chính sách đúng đắn và hợp lý cho môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam.
3.2.1.2. Tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
Gần hai mươi năm qua, Việt Nam đã lần lượt gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực, khôi phục quan hệ bình thường với các nước, các tổ chức như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), gia nhập ASEAN, APEC, thực hiện chương trình CEPT, đồng sáng lập ASEM, Tổ chức thương mại thế giới (WTO)…
Hội nhập là yêu cầu tất yếu của phát triển kinh tế thế giới. Sự minh chứng về thành công khi tham gia hội nhập quốc tế là không thể phủ nhận được. Bản thân mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình hội nhập đều gặp phải những khó khăn cũng như thuận lợi, do đó các nước phải tự hoàn thiện môi trường kinh tế - chính trị pháp lý của mình cho phù hợp với xu thế chung. Tham gia các tổ chức này, các doanh nghiệp Việt Nam tuy trước mắt gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh nhưng xét về lâu
dài, chúng ta sẽ có điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, những tranh chấp thương mại sẽ được điều chỉnh, giải quyết bởi luật của các tổ chức đó.
3.2.1.3. Phát huy vai trò của các hiệp hội
Hiện nay, các hiệp hội có vai trò còn rất hạn chế, chưa có khả năng tham vấn cho các cơ quan Nhà nước về chính sách cũng như chưa phối hợp với các cơ quan này trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển ngành. Các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa phát huy được vai trò và chức năng của mình một cách hiệu quả.
Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng nhập lậu tràn lan, đánh bật nhiều hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa cũng như gây ra nhiều khó khăn, tổn thất cho các doanh nghiệp nhập khẩu làm ăn chân chính. Do đó, phải phát huy vai trò của các hiệp hội. Bản thân các hiệp hội sẽ phải là cầu nối, đại diện cho lợi ích ngành, phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với Nhà nước, doanh nghiệp với quan hệ kinh tế thế giới…
3.2.1.4. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp về mặt thông tin
Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời góp phần quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp. Do vậy, muốn hỗ trợ các doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất, Nhà nước cần giúp các doanh nghiệp tiếp cận với những nguồn thông tin như vậy.
Trong vài năm gần đây, Nhà nước ta đã quan tâm hơn đến vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin, điều này được thể hiện rõ nét nhất qua việc thành lập cổng thương mại điện tử Việt Nam (ECVN). Điều này đã giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, đang cần tìm hiểu về các thị trường khác nhau cũng như quảng bá về chính doanh nghiệp của mình, giúp các doanh nghiệp có thể tìm đối tác làm ăn nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Ngoài ra, Nhà nước cần quan tâm tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với hệ thống pháp luật, chính sách do nhà nước mới ban hành cũng như những thay đổi cơ bản trong chính sách ngoại thương của một số quốc gia trên thế giới để các doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình kinh doanh của mình. Nhà nước có thể thực hiện vấn đề này dưới các hình thức như thường xuyên mở các lớp đào tạo, huấn luyện, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ của các doanh nghiệp; thường xuyên cập nhật thông tin lên các website của Nhà nước và Chính phủ, tạo nguồn thông tin đáng tin cậy cho các doanh nghiệp.
3.2.1.5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại
Thời gian vừa qua Chính phủ Việt Nam đã chú ý nhiều hơn đến những hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp bằng cách đưa các đoàn đại biểu của các doanh nghiệp theo cùng đoàn Chính phủ khi sang đặt quan hệ với các nước hay cho phép các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào các hội chợ triển lãm quốc tế… để quảng bá hàng hóa Việt Nam với thị trường nước ngoài. Đây là một việc làm hiệu quả giúp cho hàng hóa nước ta có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài.
Trong thời gian tới, Chính phủ cần chú trọng hơn nữa tới hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, trong đó các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài là cầu nối quan trọng nhất để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, đồng thời quảng bá thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam. Đặc biệt, ở các thị trường mới, các doanh nghiệp sẽ gặp phải nguy cơ rủi ro cao do các đối tác nước ngoài chưa quen với mặt hàng cũng như phương thức kinh doanh của ta nên các hoạt động xúc tiến thương mại của chính phủ là yếu tố quyết định giúp các doanh nghiệp nước ngoài thiết lập quan hệ buôn bán với doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, các thành phố, hiệp hội doanh nghiệp của từng vùng, từng ngành cần thành lập các văn phòng đại diện thương mại tại các nước, các khu vực thị trường trọng điểm mang hình thức và nội dung hoạt động mới.
Các văn phòng đại diện thương mại có chức năng trực tiếp nghiên cứu thị trường sở tại, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuếch trương thương hiệu của hàng hóa Việt Nam nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của nhóm, ngành hàng mình đảm trách, có nghĩa là không chỉ tạo điều kiện cho các tổng công ty, các công ty lớn mà cả những công ty nhỏ cũng có khả năng tiếp cận với thị trường khu vực và quốc tế, hạn chế các khâu trung gian mà nhiều doanh nghiệp dệt may và nông sản đã sử dụng để thâm nhập thị trường xuất khẩu hàng hóa trong thời gian qua.
3.2.2. Giải pháp vi mô
3.2.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương
Con người luôn là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi hoạt đông, đặc biệt là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp xuất khẩu có đội ngũ cán bộ ngoại thương giỏi về nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, am hiểu thị trường trong và ngoài nước sẽ hoạt động hiệu quả hơn và có khả năng phòng ngừa rủi ro tốt hơn so với những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, tình trạng chung của đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương hiện nay là đa số còn thiếu kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế. Số cán bộ tinh thông nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, thông thạo luật pháp quốc tế chưa nhiều. Vì thế, để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ của mình thông qua việc nâng cao năng lực giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng từ nhận thức đến lý luận; đồng thời tổ chức vận hành, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại quốc tế, các kiến thức về văn hóa, xã hội, phong tục tập quán của các nước đối tác cũng như về phẩm chất đạo đức của các cán bộ trong doanh nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần có chế