Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Tỉnh Hoà Bình Theo Qui Mô Năm 2004

* Cơ sở lưu trú: Cơ sở lưu trú bao gồm, khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, khu du lịch, bungalow... Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của điểm du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.

Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Hoà Bình đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Năng lực cơ sở lưu trú toàn tỉnh năm 1991 là 5 khách sạn, nhà nghỉ với 99 phòng, đến năm 2004 số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh tăng lên 79 khách sạn, nhà nghỉ với 859 phòng và 2.322 giường. Tốc độ tăng trưởng về cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh trung bình cho cả giai đoạn bao gồm: tăng trưởng về cơ sở là 23,65%/năm và tăng trưởng về số phòng là 18%.

Bảng 2.1: Hiện trạng cơ sở lưu trú tỉnh Hoà Bình theo qui mô năm 2004




Hạng mục

Cơ sở lưu trú

Phòng

Giường

Số lượng


Tỷ lệ

Số lượng


Tỷ lệ

Số lượng


Tỷ lệ

1. Tæng sè

79

100%

859

100%

2322

100%

2. Xếp hạng khách sạn







- 1 sao

01

1,3

87

10,1

201

8,6

- 2 sao

06

7,6

192

22,4

400

17,2

- 3 sao

01

1,3

58

6,6

73

3,1

3. Quy mô khách sạn:







- Dưới 10 phòng

55

69,6

195

22,7

1026

44,2

- Từ 10 đến 19 phòng

10

12,6

122

14,2

234

10,1

- Từ 20 đến 50 phòng

11

13,9

314

36,6

572

24,6

- Trên 50 phòng

03

3,9

228

26,5

490

21,1

4. Loại hình doanh nghiệp:







- Doanh nghiệp Nhà nước

07

8,9

117

13,6

696

30,0

- Công ty cổ phần

01

1,3

24

2,8

66

2,8

- Trách nhiệm hữu hạn

69

87,3

861

79,3

1511

65,1

- Hình thức khác

02

2,5

37

4,3

49

2,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 9

Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình.

Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều tập trung ở TX Hoà Bình trên các phường chính như Phương Lâm, Đồng Tiến, các nhà nghỉ phân bố cả ở khu vực thị xã lẫn ở các khu điểm du lịch. Tuy nhiên, ngay ở các điểm du lịch chính như Mai Châu, Kim Bôi thì cơ sở lưu trú cũng như các tiện nghi phục vụ du lịch khác còn rất hạn chế về số lượng và chất lượng.

Xét về cơ cấu cơ sở lưu trú cho thấy, đến nay trong tổng số 79 khách sạn, nhà nghỉ đã có 8 khách sạn được xếp hạng với tổng số phòng được xếp hạng là 312 phòng và 593 giường, chiếm hơn 10% số cơ sở; 39,8% số phòng và 25% số giường.

Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có quy mô vừa và nhỏ. Có tới 65/79 khách sạn (chiếm 82,2% số khách sạn) có quy mô dưới 20 phòng; có 11 khách sạn có quy mô từ 20 đến 50 phòng (chiếm 13,9%). Chỉ có 3 khách sạn có quy mô trên 50 phòng là khách sạn Sông Đà (87 phòng), khách sạn nhà nghỉ du lịch Công đoàn (83 phòng) và khu du lịch sinh thái V-Resort (58 phòng). Nhìn chung chất lượng khách sạn không cao và chỉ đáp ứng được nhu cầu lưu trú tối thiểu của khách du lịch. Ngoài dịch vụ ăn và ngủ, một số khách sạn hiện nay phát triển thêm dịch vụ xông hơi và karaoke.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có dự án khách sạn nào của liên doanh nước ngoài. Nguyên nhân là do tài nguyên du lịch của Hoà Bình còn ở dưới dạng tiềm năng, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên kém sức thu hút đối với các nhà đầu tư và khách du lịch trong và ngoài nước.

* Cơ sở ăn uống: Các cơ sở ăn uống rất phong phú, đa dạng về loại hình bao gồm nhà hàng, quán cà phê, quán rượu, quán ăn nhanh... Các cơ sở phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn, cũng có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ các đối tượng khách khác nhau là khách du lịch cũng như dân cư địa phương.

Hiện nay Hoà Bình có khoảng 50 phòng ăn nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng trên 1.200 chỗ ngồi chuyên phục vụ các món ăn Âu, á đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Các cơ sở dịch vụ ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm du lịch, đặc biệt là tại các bản làng dân tộc... cũng tương đối phát triển. Ngoài ra còn có các cửa hàng ăn uống tư nhân nhỏ phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực TX Hoà Bình và các thị trấn huyện lỵ.

* Các cơ sở thể thao, vui chơi giải trí và cơ sở phục vụ du lịch khác: Nhiều tài nguyên du lịch của Hoà Bình còn ở dạng tiềm năng, các khu du lịch chưa được đầu tư phát triển đồng bộ nên các cơ sở thể thao, vui chơi giải trí và các cơ sở phục vụ du lịch khác ở các điểm tham quan và ở các khu du lịch chưa phát triển. Hiện nay mới chỉ có một vài dịch vụ massage, karaoke, sân khấu ngoài trời ở trong các khách sạn. Các cơ sở thể thao vui chơi giải trí và các cơ sở khác phục vụ tham quan du lịch vẫn còn yếu kém. Hoà Bình có thể phát triển các điểm tham quan nhằm thu hút khách như vườn cây ăn trái, các trang trại, các cửa hàng bán các đồ thủ công mỹ nghệ của địa phương phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách.

2.3.1.5. Lao động trong du lịch


Lao động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Trong du lịch hơn bất cứ ngành nào khác, số lượng và chất lượng đội ngũ lao động được đánh giá là một trong các chỉ tiêu rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Ngành cũng như về hiệu quả kinh doanh.

* Về số lượng đội ngũ lao động: Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng số lượng khách đến, sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch..., lực lượng lao động trong du lịch Hoà Bình có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn từ 1991 đến 2004 số lượng lao động tăng trung bình 11%/năm. Năm 1991 toàn tỉnh mới có 175 lao động, đến năm 2000 tăng lên 484 lao động và hiện nay (năm 2004) có 750 người. Lực lượng lao động ngành du lịch và dịch vụ tăng nhanh là nhờ sự quan tâm của Nhà nước trong việc đầu tư phát

triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh. Điều đó đã tạo thuận lợi cho ngành du lịch Hoà Bình phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động. Năm 2000 thu nhập bình quân của người lao động vào khoảng 500.000 đồng/ người/ tháng và đến năm 2004 con số này tăng lên khoảng 700.000đồng/ người/ tháng.

Ngoài số lượng lao động thuộc các đơn vị thuộc doanh nghiệp nhà nước, số lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ trực tiếp khách du lịch trong các lĩnh vực dịch vụ như lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch v.v...

Như vậy, về số lượng đội ngũ lao động trong du lịch ở Hoà Bình hiện nay được đánh giá là tương đối đủ để phục vụ đáp ứng nhu cầu của hoạt động du lịch. Mặc dù vậy, trong xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước, thời gian tới ngành du lịch Hoà Bình cần chú trọng công tác đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ cán bộ ngành nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch theo cơ cấu trình độ

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Đại học

18

19

11

60

60

60

70

150

Tỷ lệ %

3,92

4,7

3,0

12,4

14,0

14,0

12,75

20,0

Cao đẳng, trung học

34

183

127

149

149

149

149

250

Tỷ lệ %

7,41

45,4

35,0

30,8

35,0

35,0

27,14

33,3

Lao động khác

407

201

226

275

218

218

330

350

Tỷ lệ %

88,67

49,9

62

56,8

51,0

51,0

60,11

46,7

Tổng lao động

459

403

364

484

427

427

549

750

Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình.


* Về chất lượng đội ngũ lao động: Có thể thấy trong tổng số 750 lao động trong ngành thuộc doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng 20%. Tỉnh luôn có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức như mở các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn tại

chỗ, hoặc cử cán bộ đi học tại nhiều trường đại học v.v... Do đó số lao động trong các đơn vị khách sạn, nhà hàng, lữ hành phần lớn đều được đào tạo tốt về chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với số lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì hầu hết còn chưa được qua đào tạo nghiệp vụ. Tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng ngoài quốc doanh, quy trình phục vụ khách còn rất nhiều hạn chế, do đó chưa đảm bảo phục vụ khách theo đúng tiêu chuẩn, đặc biệt là phục vụ khách quốc tế.

2.3.1.6. Đầu tư vào lĩnh vực du lịch


Thu hút đầu tư là một trong những phương thức kích thích ngành du lịch phát triển nhanh. Các dự án đầu tư du lịch không những là yếu tố mới để thu hút khách du lịch mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Đầu tư trong nước: Trong những năm qua để phục vụ lượng khách đến Hoà Bình ngày một tăng, công tác đầu tư vào lĩnh vực du lịch bắt đầu được quan tâm phát triển, đặc biệt là đầu tư trong nước.

Đầu tư trong nước đã góp phần cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và làm tăng năng lực khách sạn của Tỉnh từ 5 khách sạn, 99 phòng năm 1991 lên 79 khách sạn, 859 phòng năm 2004. Các nội dung đầu tư bao gồm: xây mới, thay thế, bổ sung trang thiết bị mới, phát triển dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác trong các khách sạn nhà hàng đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho khách du lịch.

Chương trình hành động quốc gia về du lịch, Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với vốn đầu tư 100% từ ngân sách quốc gia dành cho phát triển du lịch đã đầu tư cho Hoà Bình hơn 87 tỷ đồng giai đoạn 2001-2005 để đầu tư cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch của tỉnh. Sơ bộ ước tính đến hết năm 2005 khối lượng công trình thực hiện được khoảng hơn 30% vốn đầu tư. Số vốn còn lại sẽ tiếp tục đưa vào thực hiện kế hoạch 2006 – 2010. Mặc dù mới chỉ thực hiện được hơn 30% khối lượng nhưng các công trình này đã phát huy tác dụng thu hút khách đến các điểm du lịch được đầu tư, trong đó hiệu quả nhìn thấy rõ nhất là dự án

đường giao thông vào các khu du lịch Giang Mỗ, động Tiên Phi và thị trấn Mai Châu.

Giai đoạn tiếp theo, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện đầu tư số vốn còn lại, Hoà Bình có dự kiến hàng loạt các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng với nguồn vốn Trung ương và địa phương kết hợp.

Tuy nhiên việc đầu tư vào các lĩnh vực du lịch khác như xây dựng khu du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao, lữ hành, vận chuyển khách... vẫn chưa được chú trọng.

Đầu tư nước ngoài: Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã có 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động. Trong đó 1 công ty trồng và chế biến rau quả xuất khẩu, 1 công ty chế biến lâm sản xuất khẩu, 1 công ty sản xuất và lắp ráp linh kiện điện, điện tử xuất khẩu và một công ty sản xuất nước giải khát và nước khoáng đóng chai. Các dự án này bước đầu hoạt động đã đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội đáng kể. Ngoài việc đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư các dự án này đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, tăng thu ngân sách và tăng giá trị xuất khẩu của địa phương.

Tuy nhiên cho đến nay Hoà Bình vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực du lịch. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do:

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khả năng cung cấp về điện, nước, thông tin liên lạc... cho nhu cầu khách du lịch chưa đảm bảo.

- Chưa xây dựng xong quy hoạch chi tiết cho các điểm du lịch trọng điểm.


Trong giai đoạn từ nay đến 2010, để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài vào du lịch, Hoà Bình cần sớm hoàn thiện các quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết cũng như xây dựng các dự án tiền khả thi cho các trọng điểm du lịch của tỉnh, đặc biệt ở khu vực Thành phố Hoà Bình, huyện Mai Châu và Kim Bôi.

2.3.2 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Hòa Bình


+ Tỉnh Hoà Bình có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn và phân bố khá tập trung. Có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch của Hoà Bình là các hang động karst, suối nước khoáng nóng Kim Bôi, hồ sông Đà hùng vĩ, các cánh rừng nguyên sinh Hang Kia-Pà Cò, Thượng Tiến, Phu Canh, các di tích lịch sử, cách mạng, các di chỉ khảo cổ và đặc biệt là các truyền thống văn hoá của các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông…

+ Các sản phẩm du lịch chủ yếu có thể cung cấp cho du khách từ nguồn tài nguyên du lịch ở Hoà Bình bao gồm các tour du lịch sinh thái, các tour du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh ở các suối khoáng, các tour du lịch chuyên đề thể thao như: leo núi mạo hiểm, vượt thác, thám hiểm hang động, chơi golf, câu cá…, các tour du lịch chuyên đề tìm hiểu văn hoá các dân tộc ít người, các tour du lịch tham quan các di tích lịch sử, các tour du lịch tín ngưỡng, các tour du lịch văn hoá kết hợp tham quan thắng cảnh và các tour du lịch tổng hợp.

+ Các yếu tố kinh tế xã hội bao gồm sự phát triển của các ngành kinh tế, dân cư, giáo dục ... của Hoà Bình có ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh thấp hơn mức bình quân cả nước, dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc ít người, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp, lao động trong ngành du lịch hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng... dẫn đến sự hạn chế trong đầu tư, hạn chế trong khả năng đáp ứng nhu cầu khách và kết quả là hoạt động du lịch chỉ tập trung ở một số ít trong số rất nhiều điểm tài nguyên có giá trị của tỉnh.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng của Hoà Bình mặc dù còn nhiều hạn chế, song hiện tại, các điểm du lịch chủ yếu của tỉnh cũng có thể tiếp cận được một cách khá thuận lợi thông qua mạng lưới đường quốc lộ và tỉnh lộ. Tuy nhiên, để khai thác hết lợi thế về tài nguyên cho phát triển du lịch bền vững thì hệ thống này cần được đầu tư nhiều hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng, đặc biệt là hệ thống cấp điện và hệ thống cấp thoát nước.

+ Tổ chức lãnh thổ du lịch Hoà Bình hiện tại chưa khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch phong phú cũng như lợi thế vị trí của Hoà Bình trong mối quan hệ với Thủ đô Hà Nội. Đóng góp của du lịch trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh tăng trưởng với tốc độ không đáng kể trong giai đoạn 1998- 2004.

+ Mặc dù chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có nhưng hiện tại du lịch Hoà Bình cũng đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Con số 1% GDP là quá ít ỏi nhưng đó mới chỉ tính riêng lĩnh vực khách sạn, nhà hàng. Các dịch vụ như vận chuyển, thương mại, dịch vụ khác cũng có những nguồn thu đáng kể từ du lịch.

+ Sự phát triển du lịch ở Hoà Bình thời gian qua cũng tạo được cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư địa phương. Nhờ đó, cuộc sống của đồng bào nơi có các điểm du lịch đang khai thác đã khá lên rất nhiều.

+ Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 3 điểm du lịch có ý nghĩa giá trị quốc gia và quốc tế bao gồm điểm du lịch suối nước khóng nóng Kim Bôi, đập thuỷ điện và hồ Hoà Bình, bản Lác và khu vực thung lũng Mai Châu, còn lại là các điểm có ý nghĩa giá trị vùng và địa phương. Các cụm du lịch đã bắt đầu hình thành song mới chỉ có 1 cụm du lịch Kim Bôi khai thác có hiệu quả cao, 2 cụm có hiệu quả nhưng chưa cao là cụm du lịch thị xã Hoà Bình và cụm du lịch Mai Châu, còn 2 cụm du lịch Tân Lạc và Lương Sơn đang ở dạng tiềm năng.

+ Tổ chức lãnh thổ du lịch Hoà Bình hiện tại được xác định tại quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh năm 1999 với quan điểm kinh tế là chủ đạo. Tuy nhiên, do đặc điểm của tài nguyên du lịch nên tổ chức lãnh thổ hiện đã tập trung khai thác vào các điểm, các cụm du lịch phù hợp với quan điểm phát triển bền vững. Nhưng các kế hoạch phát triển, các loại hình du lịch, các sản phẩm cụ thể... cách thức tổ chức và quản lý hoạt động du lịch ở đây còn chưa tính nhiều đến phát triển bền vững. Do vậy, kết quả đánh giá cho thấy sự phát triển du lịch ở Hoà Bình thời gian qua còn thiếu tính bền vững.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023