Hoạt Động Và Kết Quả Chủ Yếu Của Du Lịch Sơn La (2000 -2004)

2.3.3 Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Sơn La


2. 3.3.1 Hoạt động và kết quả chủ yếu của du lịch Sơn La (2000 -2004)


Giai đoạn (2000 - 2004) là 5 năm đất nước ta thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - Xã hội. Tổng sản phẩm trong nước năm 2004 tăng gấp đôi so với năm 2000. Kết cấu hạ tầng kinh tế - Xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Những thành tựu đã được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng.

Đối với Sơn La, nền kinh tế - Xã hội của tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt, với mức tăng bình quân 9,5%/năm. Trong kết quả chung của tỉnh có sự đóng góp của hoạt động du lịch. Nhưng cần phải khái quát rằng du lịch Sơn La trong 5 năm 2000 - 2004 mới khai thác hết sức sơ khai tiềm năng của mình. Có thể ví du lịch Sơn La trong giai đoạn này như đứa bé mới chào đời và còn đang chập chững tập đi. Nếu chỉ căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thì dễ có xu hướng đánh giá lạc quan về du lịch Sơn La. Phải thừa nhận sự nỗ lực cố gắng của ngành du lịch Sơn La nhưng dù sao thì đó mới chỉ là kết quả ban đầu vừa mò mẫm tìm tòi, vừa học hỏi để hình thành các mô hình làm ăn đáp ứng những đòi hỏi trước mắt của thị trường du lịch.

2.3.3.2 Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch


Cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động du lịch bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, thể thao, các điểm, các khu du lịch, các phương tiện vận chuyển, chưa kể các di tích lịch sử, văn hoá và hướng dẫn tham quan du lịch.

- Về cơ sở lưu trú: Những năm đầu thập niên này, Sơn La chỉ có 4 khách sạn với 80 phòng nghỉ, trong đó có 10 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm 2004, toàn tỉnh có 61 cơ sở lưu trú và 4 điểm du lịch tham gia hoạt động kinh doanh.

Trong đó có 60 cơ sở lưu trú đã thẩm định phân loại hạng: 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 4 khách sạn đủ tiêu chuẩn, 41 nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn đón khách, tổng số phòng nghỉ 842 phòng, nhưng tiện nghi chủ yếu mới đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của khách.Cơ sở hạ tầng liên quan mật thiết như điện, nước đều chưa thật sự ổn định. Quy mô của cơ sở lưu trú còn quá nhỏ, thiếu đồng bộ giữa ăn, nghỉ, vui chơi, hội thảo. Phần lớn là dưới 30 phòng, chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên (bảng 2.3 và 2.4)


Bảng 2.3: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch Sơn la


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

1

Tổng CS lưu trú

K sạn

21

31

35

56

61

2

Tổng số phòng

Phòng

313

458

500

761

842

3

Tổng số giường

Giường

894

1089

1130

1720

1851

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 10

Bảng 2.4: Tổng hợp năng lực hoạt động của cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh sơn la

(Đến ngày 30/09/2004)


STT


Tên cơ sở lưu trú

Số phòng

Số gường

Vốn ĐT (Tỷ đồng)

Số LĐ

Loại HạngCS

Ghi chú


Thị xã Sơn la








Khách sạn Sơn La

32

70

4,2

25

1 sao

DNNN


Khách sạn Công

Đoàn

44

98

2,6124

50

2 sao

DNNN


Khách sạn Hoàng Sơn

17

29

4,5

45

2 sao

DNTN


Khách sạn Sunrise

23

43

5

14

2 sao

DNTN


Nhà nghỉ Thương

Anh

12

40

2,5

4

ĐTC

CS


Nhà nghỉ Sao Mai

12

20

0,7

3

ĐTC

CS


Nhà nghỉ Hàng

Không

12

26

3

7

ĐTC

CS


Khách sạn Hoa Hồng

40

77

3,7

10

2 sao

CTCP


Khách sạn Hương Sen

14

28

2,4

20

1 sao

DNNN

.

Khách sạn Phong Lan

37

54

13

24

2 sao

DNTN

.

Khách sạn Hoa Anh

Đào

24

51

5,6

11

2 sao

DNTN

.

Khách sạn Hoa Ban

16

38

1,9

11

1 sao

DNTN

.

Nhà nghỉ Phương

Anh

3

4

1,7

4

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Trường

Sinh

6

12

0,15

2

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Linh Giang

10

20

1

5

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Thanh Mai

3

7

0,3

2

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Trường Ký

8

13

1

2

ĐTC

DNTN

.

Nhà nghỉ Mỹ Linh

6

16

O,15

1

ĐTC

DNTN

.

Khách sạn Chung Lan

11

24

0,7

3

ĐTC

DNTN

.

Nhà nghỉ Nhã Phương

9

11

0,5

4

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Diệp Hà

12

22

2

1

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Thanh Bình

12

22

0,15

2

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Thanh Loan

18

42

1,2

5

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Ngọc Hoa

14

42

1

9

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Thu Hà

7

15

0,8

2

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Việt Trinh

13

25

0,05

4

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Chiêu Là

6

7

O,OI

3

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Cây Bàng

7

12

0,05

2

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Anh Tú

8

15

0,7

4

ĐTC

CS

Nhà nghỉ Hương Liên

14

28

O,8

4

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Long

Phương

6

12

0,05

1

ĐTC

CS

.

Khách sạn Thanh

Tùng

21

35

4

6

1 sao

DNTN



537

1078

70,3024

337




Huyện Mai sơn







.

Khách sạn Hoa Mai

13

47

1,94

27

ĐTC

TNHH

.

Nhà nghỉ Thủy Tiên

13

48

0,833

10

ĐTC

DNNN

.

Nhà nghỉ Huy Toan

18

74

0,7

5

ĐTC

CS



56

189

4,873

46




Huyện Yên châu







.

Khách sạn Hương Sen

2

14

28

2

5

1 sao

DNNN

.

Nhà nghỉ Phượng

Châu

5

10

0,2

4

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Hương Xoài

7

16

1,5

5

ĐTC

DNTN



26

54

3,7

14




Huyện Mộc châu







.

Khách sạn CĐ Mộc

Châu

50

110

6,9

41

2 sao

TNHH

.

Nhà nghỉ TN MC

8

16

O,76

2

ĐTC

DNNN

.

Nhà nghỉ Thế Anh

14

36

0,5

2

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Đình Phước

14

35

0,75

5

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Mặt Trời

12

24

O,7

2

ĐTC

CS



127

297

11,61

63




Huyện Sông mã







.

Khách sạn Sông Mã

17

34

2,25

5

1 sao

DNNN

.

Nhà nghỉ Hồng Ngọc

3

7

0,2

1

ĐTC

CS

.

Nhà nghỉ Tuấn Tú

7

17

0,35

2

ĐTC

CS

.

Khách sạn Hải Hà

19

50

0,8

3

ĐTC

DNTN



54

128

4,08

12




Huyện Phù yên, Bắc yên







.

Nhà nghỉ Bắc Yên

12

45

0,2

6

ĐTC

CS

.

Khách sạn Hoàng Gia

19

34

4

24

2 sao

DNTN

.

Khách sạn Phù Hoa

11

26

0,692

5

1 sao

DNNN



42

105

4,892

35




Tổng cộng

842

1851

99,4574

507



.

Các cơ sở lưu trú đều có cơ số phục vụ ăn uống nhưng hệ thống nhà hàng, quán ăn chủ yếu là bình dân, chưa đáp ứng được thực khách có nhu cầu cao. Đặc sản truyền thống ẩm thực của vùng chỉ được tổ chức ở một số ít nhà hàng, nhưng trình độ phục vụ còn nhiều hạn chế, thiếu hấp dẫn.

- Về hệ thống cơ sở tham quan, vui chơi giải ttrí, thể thao, điểm du lịch, khu du lịch còn quá ít. Phần lớn mới kể tên và để hoang sơ, chưa có đầu tư vào hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Chỉ riêng có bảo tàng Sơn La trong đó có nhà ngục Sơn La được đầu tư của Nhà nước là đáp ứng được các điều kiện hướng dẫn và phục vụ khách tham quan.

- Về phương tiện vận chuyển khách du lịch thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Thực chất chưa có đội xe du lịch riêng biệt. Khách du lịch bằng đường bộ chủ yếu do các đơn vị ở các tỉnh bạn đảm nhận. Khách có nhu cầu du lịch đường sông, chủ yếu là thuê mướn thuyền nhỏ của dân. Không có xe chuyên dụng hoạt động ở địa bàn khó khăn.

2.3.3.3 Đội ngũ lao động trong ngành du lịch

Theo số liệu thống kê của Sở Thương mại và Du lịch Sơn La, năm 2000 có 310 lao động trong ngành du lịch. Hết năm 2004, số lao động đó mới là 507 người. Hiện tỉnh đang xếp hoạt động du lịch trong các ngành dịch vụ nói chung, trình độ lao động trong ngành du lịch hầu hết là trung cấp, trong đó chuyên ngành được đào tạo trong ngành du lịch chiếm con số nhỏ. Chỉ tiêu lao động trên một phòng khách sạn mới đạt trung bình là 0,8 còn rất thấp so với bình quân từ 1,2 - 1,7 lao động /phòng. Cả tỉnh chưa có hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ bởi vì các đơn vị mới tổ chức kinh doanh khách sạn, nhà hàng chứ chưa quan tâm tổ chức kinh doanh lữ hành. Nhân viên các đơn vị làm du lịch mặc dầu thường xuyên phải tiếp xúc với người nước ngoài nhưng trình độ ngoại ngữ còn non kém. Một số đơn vị có năng lực ngoại ngữ thì chủ yếu là tiếng Anh, các ngoại ngữ thông dụng khác như Pháp, Nhật, Trung Quốc, Nga còn ở trình độ rất hạn chế. Nhiều đơn vị đăng ký kinh doanh khách sạn nhưng thực chất về

cơ sở vật chất cũng như trình độ cán bộ nhân viên đều không đảm bảo tiêu chuẩn của một khách sạn.

Bảng 2.5: Tình hình lao động của nghành du lịch Sơn la.


Chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

Tổng số lao động trong nghành du lịch

Người

310

320

340

448

507

Thu nhập bình

quân

1000đ/ng

420

600

720

900

1.400


2.3.3.4 . Những kết quả chủ yếu trong hoạt động kinh doanh du lịch


Khách du lịch đến Sơn La bao gồm cả khách trong nước và quốc tế.


Khách trong nước bao gồm khách nội địa đi du lịch thuần tuý khoảng 30% và khách đi công tác kết hợp tham quan du lịch Tây Bắc khoảng 70%, khách trong nước tăng nhanh trong 5 năm qua với tốc độ tăng bình quân khoảng trên 20% mỗi năm và đạt 137.086 lượt trong năm 2004.

Khách quốc tế tuy còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số khách du lịch nhưng tốc độ tăng cũng đáng kể. Đầu năm 2000 có 6.500 lượt khách quốc tế. Đến cuối năm 2004 là 11.394 lượt. Khách quốc tế đến Sơn La có quốc tịch của 21 nước nhưng chủ yếu vẫn là khách du lịch từ Pháp, chiếm trên 50%.

Bảng 2.6: Cơ cấu khách du lịch (%/tổng số)


Cơ cấu về khách du lịch

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

Khách QT

9,28

9,44

9,11

6,37

8,31

Khách nội địa

90,72

90,56

90,89

93,63

91,69

Doanh thu, lợi nhuận của hoạt động du lịch tăng tương đối đều đặn và đáng kể qua các năm. tuy nhiên kết quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. Nhưng nếu có kế hoạch đầu tư khai thác hợp lý, các chỉ tiêu này có khả năng tăng nhanh và đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, một số chỉ tiêu chính của hoạt động du lịch đã có những biến chuyển đầy tích cực.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu chính của hoạt động du lịch

STT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004


1

Tổng lượt khách trong đó khách QT

Lượt người

70.000

6.500

72.000

6.800

83.400

7.600

95.945

6.121

137.086

11.394

2

Số lao động

Người

310

320

340

448

507

3

Tổng số CS lưu trú

Đơn vị

21

29

35

56

61

4

Tổng số phòng

Phòng

313

400

500

761

842

5

Tổng doanh thu

Tr. đồng

10.500

11.400

13.600

16.295

23.872

6

Nộp ngân sách

Tr. đồng

850

1.000

1.200

1.496

2.291


2.3.3.5 Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch


Do yêu cầu của phát triển du lịch Sơn La, công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và Sở Thương mại Du lịch tích cực tổ chức thực hiện. Từ năm 1997, công tác quy hoạch đã được xúc tiến. Và ngày 11/01/2001, UBND tỉnh Sơn La đã có Quyết định số 103/QĐ - UB về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại và du lịch Sơn La thời kỳ 2000 - 2010 (cùng thời điểm đó, cả nước mới chỉ có hơn 30 tỉnh thành có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch). Trong năm 2000, Sơn La đã xúc tiến xây dựng vài dự án quy hoạch chi tiết đầu tư một số điểm, khu du lịch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng, suối nước nóng bản Mòng, bản văn hoá dân tộc bản Bó.

2.3.3.6. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch :


Từ năm 2000, tỉnh đã tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch, bộ phận quản lý du lịch thuộc Sở Thương Mại Du lịch được hình thành(1996). Giúp cho Sở Thương mại Du lịch và UBND tỉnh kịp thời triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch. Xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch hàng năm; quản lý Nhà nước đối với các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các ngành hữu quan trong việc kiểm tra, kiểm soát trong các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ. Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về du lịch; phối hợp với các bộ phận công tác của các sở, ban ngành hữu quan và UBND các huyện, thị trong việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch và đầu tư xây dựng, tôn tạo các di tích, các điểm du lịch .v.v...Tuy nhiên với địa bàn rộng và khó khăn như Sơn La, với yêu cầu của phát triển du lịch, số cán bộ chuyên trách công tác du lịch chỉ từ 2 - 3 người sẽ gặp không ít khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Như đã khái quát trên đây, hoạt động và kết quả chủ yếu của du lịch Sơn La 5 năm (2000 - 2004). ở thời điểm du lịch Việt Nam kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống của mình thì hoạt động của du lịch Sơn La chưa đầy 15 năm. Hoạt động mới mẻ, mang tính sơ khai, tự phát, kết quả ban đầu đạt được còn hết sức ít ỏi. Nhưng dù sao, đó cũng là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng cho việc khai thác tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh. Để có thể hy vọng du lịch Sơn La sẽ là một trong những hướng đi nhanh nhất cho sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo, ngoài ý nghĩa giá trị kinh tế đã nêu trong bảng tổng hợp thực hiện các chỉ tiêu ở trên. Các đơn vị hoạt động du lịch đã đóng góp đáng kể phục vụ cho các hoạt động của tỉnh, nhất là công tác đối nội, đối ngoại và góp phần ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế - Xã hội khu vực Tây Bắc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023