Các Xu Thế Phát Triển Kinh Tế Của Việt Nam Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Thải Gây Ô Nhiễm Môi Trường.

hoạt và 130 tỷ đồng chi cho xử lý chất thải y tế nguy hại nếu thực hiện giảm thiểu được 10% lượng chất thải phát sinh.


Bảng 6 : Các xu thế phát triển kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát thải gây ô nhiễm môi trường.



Các xu thế ở Việt Nam

Tác động đến lượng chất

thải phát sinh

Tiêu dùng

ngày càng tăng

Tăng trưởng nhanh:

Thu nhập tăng hơn 2 lần so với 10 năm trước đây và tăng trung bình mỗi năm 5% trong giai đoạn gần đây.

Tiêu dùng cũng tăng trung bình mỗi năm 5% trong giai đoạn này

Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng do tiêu dùng tăng và tỷ lệ chất thải từ các loại bao bì ngày càng tăng lên.

Lượng chất thải là nhựa dẻo và chất thải nguy hại ngày càng tăng do ngày càng có nhiều loại sản phẩm hiện đại

hơn.

Tăng dân số

Tăng ở mức vừa phải.

Tỷ lệ tăng dân số hiện ở mức vừa phải với 1,3%/năm, nếu duy trì mức này, tổng dân số hiện nay là khoảng 82 triệu người, đến năm 2010, dân số sẽ

là 89 triệu người

Mức tăng dân số cũng làm tăng lượng chất thải trong tiêu dùng, tuy nhiên mức đóng góp này không lớn bằng lượng chất thải phát sinh do tăng thu nhập

Đô thị hoá

Tăng nhanh

Tốc độ đô thị hoá của Việt Nam được dự báo là sẽ tăng trưởng nhanh, từ mức hiện nay khoảng 24% lên mức 33% vào năm 2010, như vậy dân số đô thị sẽ

tăng lên khoảng 10 triệu người

Tốc độ phát triển các khu đô thị sẽ là động lực chính làm tăng lượng phát sinh chất thải đô thị. Lượng chất thải sẽ tăng không chỉ từ các hộ gia đình mà còn từ việc tăng thu nhập

và sức mua của đô thị.

Công nghiệp hoá

Tăng trưởng nhanh

Tăng trưởng công nghiệp trung bình tăng 7% từ năm 2000 và là động lực chính thúc đẩy sự tăng

Phát sinh chất thải trong công nghiệp dự báo sẽ tăng nhanh trong môi trường kinh tế sẽ

phát triển mạnh mẽ. Theo dự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 10

trưởng GDP của Việt Nam. Các

báo việc áp dụng các quy

cơ sở công nghiệp ngoài quốc

trình sản xuất sạch hơn và

doanh tăng trưởng nhanh hơn

hiệu quả hơn sẽ tăng nhiều

so với khu vực quốc doanh mặc

hơn ở khối các cơ sở ngoài

dù khu vực quốc doanh vẫn

quốc doanh có thể sẽ làm

chiếm ưu thế chính về sản

giảm bớt tổng lượng phát thải

lượng.

từ ngành công nghiệp. Tuy


nhiên việc tăng số lượng các


cơ sở công nghiệp phát thải


nhiều chất thải nguy hại như


các loại sản phẩm hoá chất và


điện tử sẽ làm tăng tỷ lệ các


chất thải nguy hại.

Nông nghiệp

Tăng trưởng nhanh

Tuy rằng phần lớn các chất


Ngành nông nghiệp của chúng

thải trong nông nghiệp là các


ta tuy giảm tỷ trọng trong GDP

chất thải hữu cơ và dễ phân


tuy nhiên số lượng sản phẩm do

huỷ, nhưng hiện nay việc lạm


áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

dụng các loại hoá chất trong


thuật tiên tiến nên số lượng vẫn

nông nghiệp (thuốc trừ sâu,


đảm bảo.

thuốc bảo vệ thực vật, v.v…)



đang làm ô nhiễm đất đai và



nguồn nước, gây nguy hại cho



sức khoẻ con người.‌



3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Để vừa thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường trong điều kiện đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, chúng ta cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật chung cũng như trong lĩnh vực môi trường và thương mại; hệ thống tổ chức quản lý môi trường; hệ thống thu nhập và xử lý dữ liệu thông tin; xây dựng kế hoạch phát triển tài nguyên thiên nhiên; xây dựng chiến lược phát triển bền vững cấp ngành.

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách Nhà nước ở tầm vĩ mô

Mục đích của chính sách phát triển kinh tế và chính sách môi trường là nhằm bảo đảm cải thiện phúc lợi cho nhân dân. Cải thiện phúc lợi không chỉ hiểu

đơn thuần là nâng cao mức thu nhập mà còn giữ gìn và nâng cao giá trị tinh thần, đạo đức, văn hoá cũng như quyền được sống trong một môi trường trong lành. Tuy nhiên, hai mặt phát triển và môi trường có mối quan hệ rất phức tạp. Thông qua các hoạt động nhằm phát triển kinh tế, con người làm tổn hại đến môi trường. Sự tổn hại càng trở nên trầm trọng đối với các nước kém phát triển - nơi có phần đông dân số sống trong tình trạng nghèo khổ và nền kinh tế không ổn định. Tầng lớp dân cư nghèo khổ chỉ quan tâm đến cuộc sống hiện tại, nên họ lấy tất cả những gì có thể được từ tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà không có hành động bảo vệ cho thế hệ tương lai. Tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn do sự gia tăng dân số và ít hiểu biết của dân chúng. Kinh tế học chỉ ra do sự yếu kém của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách dẫn đến tình trạng phá huỷ môi trường. Chẳng hạn như việc trợ cấp cho đầu tư vào nông nghiệp, năng lượng, khai thác gỗ làm sai lệch tín hiệu thị trường, mà kết quả là là kích thích khả năng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên này. Trong nhiều trường hợp khác, các tài nguyên lại không được định giá và không có chủ sở hữu đích thực, do vậy thị trường không phản ánh chính xác giá trị của chúng dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí, bừa bãi.

Vì vậy, một hệ thống chính sách của Chính phủ cần phải thị trường hoá và xã hội hoá ở mức cao, nhằm vào hiệu quả kinh tế và giảm bớt sự huỷ hoại môi trường mà không đòi hỏi nhiều ngân sách quốc gia là cần thiết. Do đó Chính phủ cần phải áp dụng nguyên tắc: ai gây ra ô nhiễm môi trường, người đó phải trả giá và nguyên tắc ngăn chặn ô nhiễm từ nguồn.

Nguyên tắc chi trả của người gây ô nhiễm môi trường được chấp nhận rộng rãi khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) chính thức công nhận vào năm 1972. Theo đó, “người gây ô nhiễm cần phải chịu các khoản chi phí để thực hiện các biện pháp (do các cơ quan chức năng quyết định) nhằm đảm bảo rằng môi trường luôn ở trong trạng thái chấp nhận được”. Nguyên tắc này đơn giản là những nhân tố ảnh hưởng ngoại lai của môi trường nên được những người gây ra nó tự nhận biết và chịu trách nhiệm. Trên góc độ lợi ích của toàn xã hội, cách có hiệu quả nhất là bắt buộc những người gây ô nhiễm phải trả chi phí cho toàn bộ những nguy hại cho môi trường do hoạt động của họ gây ra. Nguyên tắc này tạo ra sự khuyến khích đối với những cố gắng giảm thiểu mức độ nguy hại.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý – chính sách và biện pháp về môi trường và thương mại

Trong hệ thống chính sách phát triển thì những chính sách phát triển thì những chính sách về thương mại thường tập trung phản ánh các mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhờ thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá sản xuất và cạnh tranh trên thị trường, các chính sách thương mại tự do làm tăng mức sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh (bao gồm cả việc sử dụng tốt các tài nguyên). Nhưng cũng vì tự do hơn mà các hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh và do đó tạo ra sức ép lớn hơn lên môi trường. Sự tự do hoá thương mại có thể khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài nguyên tăng lên. Ngược lại các hạn chế thương mại đôi khi lại dẫn đến sự thay đổi giá cả và không khuyến khích được các hoạt động bảo vệ môi trường, hoặc làm tăng khả năng sử dụng tài nguyên một cách bất hợp lý, không bền vững. Đến lượt mình, các giải pháp về môi trường lại tác động trở lại hoạt động thương mại. Trong hoạt động thương mại, vấn đề môi trường được các nhà kinh tế học coi là các “tác động ngoại vi”. Có ba cấp độ “tác động ngoại vi”: (i) Tác động ngoại vi có tính chất cục bộ – là những tác động có xuất xứ và ảnh hưởng đến thị trường nội địa; (ii) Tác động ngoại vi có tính chất xuyên quốc gia – là những tác động có xuất xứ tại thị trường của một quốc gia này nhưng ảnh hưởng đến thị trường của quốc gia khác thông qua trao đổi thương mại quốc tế; (iii) Tác động ngoại vi có tính toàn cầu – là những tác động có ảnh hưởng đến nhiều nước thuộc nhiều khu vực, thậm chí đến tất cả các nước.

Trong trường hợp tác động ngoại vi xảy ra cục bộ, chúng được điều chỉnh bằng hệ thống luật pháp quốc gia. Nhưng đối với các tác động ngoại vi có tính xuyên quốc gia hay toàn cầu thì cần thiết phải áp dụng luật pháp quốc tế nhưng đồng thời tôn trọng chủ quyền quốc gia.

Khi xây dựng chính sách môi trường và chính sách thương mại, cần chú ý đến bốn nguyên tắc sau đây, để đạt được sự cân bằng:

Nguyên tắc 1: Các mục tiêu thương mại cần phù hợp giữa các công cụ quản lý thương mại và mục tiêu môi trường với các công cụ quản lý môi trường.

Nguyên tắc 2: Các chính sách thương mại cần nhằm vào việc bảo vệ được tài nguyên và cải thiện được chất lượng các hệ sinh thái, trong khi vẫn dung hoà được vấn đề bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc 3: Các chính sách môi trường cần nhằm vào việc bảo vệ được tài nguyên và cải thiện được chất lượng các hệ sinh thái, trong khi vẫn dung hoà được vấn đề thương mại.

Nguyên tắc 4: Sự điều hành nền kinh tế theo các mục tiêu phù hợp với chính sách môi trường và chính sách thương mại trên cơ sở cân nhắc theo các nguyên tắc trên, hướng đến sự phát triển bền vững.

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống chính sách và luật pháp bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường đã được công bố và có hiệu lực từ 10/1/1994. Đây là một bước tiến quan trọng của Nhà nước ta trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp phù hợp với bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Nhìn chung, các điều khoản của Luật đã bao quát được những nội dung cơ bản, phân định được quyền và trách nhiệm của mỗi thể nhân cũng như pháp nhân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường; phân định được các hành vi gây ô nhiễm làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm của cơ quan chuyên trách quản lý môi trường. Luật cũng đã có những điều khoản quy định về khuyến khích áp dụng công nghệ mới, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu, tăng sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh (điều 11); về quản lý xuất nhập khẩu, thiết bị, máy móc, hoá chất, động thực vật,… (điều 19). Sau khi có Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ và các ban ngành liên quan cũng đã ban hành một số thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, đạo luật này hiện đang từng bước đi vào cuộc sống, cần có một hệ thống kiểm tra giám sát hữu hiệu với các quy định cụ thể.

Điều 7, Luật bảo vệ môi trường quy định về đóng góp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức sử dụng các thành phần về môi trường. Nhưng đến nay tỷ lệ đóng góp như thế nào thể hiện bằng sắc thuế hay lệ phí… vẫn chưa được ấn định.

Cũng tại điều 7 có quy đinh đối với cá nhân (hay tổ chức) gây ra ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật. Nhưng đến nay mức bồi thường, cơ chế định giá ô nhiễm… vẫn chưa được hoàn thiện. Để pháp luật thực sự điều chỉnh cuộc sống, theo kinh nghiệm các nước phải thực hiện cương quyết biện pháp này. Chẳng hạn ở Inđônexia, đạo luật số 4/1982 quy định mức tiền phạt là 50.000 USD hoặc thời hạn tù tối đa là 10 năm đối vớic những hành động ô nhiễm mang tính quốc tế, 500 USD hoặc phạt tù tối đa là 2 năm cho các trường hợp gây ô nhiễm khu vực có tính chất ngẫu nhiên (không cố ý). Đối với các doanh nghiệp gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng luật cũng quy

định là rút giấy phép hoạt động. Các điều khoản về khuyến khích áp dụng công nghệ, quản lý xuất, nhập khẩu (điều 11, 16, 19…) cũng chưa được hướng dẫn thực hiện thông qua các quy định cụ thể như chính sách ưu đãi tín dụng, miễn giảm thuế… đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường. Mới đây, năm 1999, trong Bộ luật Hình sự sửa đổi đã có chương 17 về Tội phạm môi trường.

Sự thiếu đồng bộ về chính sách và pháp luật cũng như thiếu kinh nhiệm quản lý trong lĩnh vực môi trường là kẽ hở để các doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh, sản xuất chỉ tập trung tìm kiếm lợi nhuận mà bỏ quên mất lợi ích lâu dài của toàn xã hội. Theo một báo cáo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hồi tháng 5 năm 1996, phần lớn công nghệ và thiết bị nhập trong các liên doanh đầu tư với nước ngoài ở nước ta thuộc loại thông thường, đang được sử dụng phổ biến ở các nước là thế hệ thiết bị, công nghệ dễ gây ô nhiễm môi trường. Qua một cuộc kiểm tra 727 thiết bị và 3 dây chuyền sản xuất ở 42 cơ sở liên doanh thì có tới 60% đến 70% là thiết bị cũ, tân trang. Rõ ràng là các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách di chuyển các thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu vốn không có chỗ đứng ở thị trường mang tính cạnh tranh cao và việc quản lý môi trường rất nghiêm ngặt tại nước họ sang Việt Nam. Nếu chỉ vì mục tiêu giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đôi chút nền kinh tế thì hậu quả ô nhiễm môi trường sau này sẽ khó lường hết được. Do vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề để đề ra các quyết sách cần thiết.

(a) Xây dựng và đưa vào thực tiễn các chính sách ưu đãi về đầu tư cho các hoạt động về bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường, khắc phục hậu quả suy thoái môi trường. Đối với các dự án, công trình bảo vệ môi trường cần có những ưu đãi như miễn thuế, miễn phí, cho vay tín dụng… khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ sạch, ít chất thải. Nghiên cứu và từng bước triển khai xây các nhà máy, xí nghiệp xử lý chất thải.

(b) Sử dụng công nghệ sạch là một hướng rất quan trọng cần khuyến khích. Tăng cường quản lý môi trường sẽ đòi hỏi cải tiến và đổi mới công nghệ. Nếu có các chính sách mở rộng cấp giấy phép chuyển giao công nghệ, chấp nhận việc mua bán bằng sáng chế, bảo hộ sáng chế sẽ làm tăng tốc độ truyền bá công nghệ, sẽ là môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất.

Để tạo được sự bền vững trong phát triển kinh tế cần có sự kết hợp của bốn yếu tố: kinh tế, con người, môi trường và công nghệ. Tiếp tục cải tiến công

nghệ là một yêu cầu quan trọng nhằm giảm phế thải, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên trên một đơn vị hàng hoá làm ra. Cũng như các nước đang phát triển, nước ta cần chú trọng chính sách thay đổi công nghệ để tránh lặp lại các sai lầm trong phát triển như trước đây của các nước phát triển đã từng mắc phải. Ứng dụng công nghệ sạch là một phương pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường. Vấn đề ngày càng trở nên quan trọng khi chúng ta vừa phải bảo vệ môi trường lại vừa phải thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Gắn chính sách tín dụng với bảo vệ môi trường cũng là một giải pháp được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu và áp dụng. Theo nhận định của Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thì mỗi ngày có đến hàng ngàn quyết định đầu tư và cho vay tiền được các tổ chức tài chính và ngân hàng thông qua, có tác động sâu sắc đến điều kiện môi trường. Vì vậy, cần hướng chính sách và thông lệ của các tổ chức cung cấp tài chính vào việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trên cơ sở nâng cao trách nhiệm và ra quyết định đúng đắn sau khi có được các thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng về các dự án vay tín dụng. Kết luận này rút ra sau cuộc điều tra 177 ngân hàng đầu tư và thương mại trên toàn thế giới tổ chức năm 1995, dưới sự bảo trợ của UNEP và công ty Sadomon New York, với kết quả là:

- 31% ngân hàng chỉ đầu tư và cho vay đối với các công ty có liên quan đến môi trường. Trong vòng 15 năm tới sẽ có 88% tổ chức ngân hàng làm như vậy.

- 50% ngân hàng cho vay tiền không xem xét và đánh giá rủi ro về môi trường.

- 46% ngân hàng thương mại quốc tế không áp dụng các chính sách và thông lệ về môi trường khi đầu tư và cho vay các khoản tín dụng nhằm kinh doanh ở nước khác.

- Tất cả các ngân hàng đều cho rằng 15 năm tới các vấn đề về môi trường sẽ được chú ý hơn trong quá trình kinh doanh tiền tệ. Tất cả các ngân hàng cố gắng trong 5 năm tới sẽ đưa ra các tiêu chuẩn về môi trường trong các quy định cho vay, bao gồm các quy định giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên, bảo tồn và tái chế năng lượng.

- Các tổ chức ngân hàng đều mong muốn đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên trong việc nhận thức về môi trường, hoàn thiện Luật Bảo vệ môi

trường, có hệ thống dữ liệu liên quan đến rủi ro tài chính do các vấn đề môi trường gây ra.

(c) Xác định và đảm bảo tỷ lệ đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho bảo vệ môi trường. Theo kinh nghiệm các nước, tỷ lệ này dao động từ 0,5% GDP đối với các nước thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường đến 5% GDP đối với nước bắt đầu phải đối đầu với các vấn đề cấp thiết về môi trường. Đối với nước ta, theo các chuyên gia dự tính thì mức đầu tư là không dưới 3% GDP hàng năm cho hoạt động bảo vệ môi trường.

(d) Nhanh chóng xây dựng quy hoạch mạng lưới hệ thống quan trắc về môi trường. Đây là một thành phần quan trọng của hệ thống quản lý và kế hoạch hoá về môi trường.

(e) Nhanh chóng xây dựng một số văn bản dưới luật để hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Tháng 1/1994 Luật bảo vệ môi trường đã có hiệu lực. Từ đó đến nay đã có một số văn bản dưới luật được ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện. Trong thời gian tới chúng ta cần sửa đổi bổ sung một số văn bản cụ thể về:

- Quy chế về thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng tài liệu về môi trường, có chiến lược quản lý thông tin môi trường. Một trong những hoạt động chủ yếu của công tác môi trường là điều tra cơ bản, thu thập, xử lý, lưu trữ các số liệu về môi trường như: các chất thải công nghiệp (tro bụi, chất phóng xạ, hoá chất, tiếng ồn…), các chất thải sinh hoạt (nước, rác thải, …), các yếu tố cơ bản có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môi trường đất, nước, không khí, sông biển,… nhằm phục vụ mục đích đánh giá thực trạng môi trường và xu hướng biến động của chúng trong tương lai, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch, các giải pháp bảo vệ môi trường. Do vậy, cần phải thống nhất, quy chuẩn hoá, pháp quy hoá công tác thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng tài liệu về môi trường thông qua việc ban hành quy chế, quy phạm.

- Bổ sung sửa đổi chính sách xây dựng cơ bản, cải tạo, sửa chữa lớn các công trình điều tra cơ bản, môi trường bằng nguồn vốn của Nhà nước (như các trạm khí tượng thuỷ văn, các trạm quan trắc phân tích môi trường…). Đặc biệt ở những nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội rất khó khăn, quy mô của mỗi công trình thường nhỏ nên dễ hư hỏng và chóng xuống cấp. Các công trình xây dựng phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách cấp, do vậy ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung về xây dựng cơ

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí