Tạo Môi Trường Kinh Tế - Xã Hội Ổn Định Và Phát Triển


- Bên cạnh đó, SCB đang sắp xếp lại bộ nhận dạng thương hiệu để tạo dựng được hình ảnh và quảng bá hình ảnh ngân hàng.

3.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan các cấp

Các giải pháp do SCB đề ra có thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết là sự nổ lực và khả năng của SCB và tiếp đó là phụ thuộc vào sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Do vậy rất cần có một số kiến nghị với NHNN và các cơ quan chức năng để tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động thẻ.

3.3.1 Đối với chính phủ

3.3.1.1 Tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định và phát triển

Tình hình kinh tế xã hội có tác động to lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và kinh doanh thẻ thanh toán nói riêng. Một nền kinh tế xã hội ổn định sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. Vì khi đó, đời sống của nhân dân được cải thiện, thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu mua sắm và sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện đại tăng lên. Chính vì vậy, chính phủ cần có biện pháp ổn định tình hình kinh tế xã hội trong nước, trước hết là ổn định về mặt bằng giá cả.

3.3.1.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ

Thứ nhất cần tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: song song với việc phê duyệt Đề án TTKDTM, Chính phủ nên có những qui định, thông tư hướng dẫn cụ thể hoặc hỗ trợ cho việc thực hiện Đề án để khuyến khích và dần đi vào bắt buộc đối với việc thanh toán bằng thẻ.

Thứ hai, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


Thứ ba, cần ban hành các quy định cụ thể về hoạt động thanh toán thẻ để các ngân hàng có thể áp dụng những hình thức thanh toán qua thẻ mới. Hiện tại, Chính phủ đã ban hành Luật giao dịch điện tử năm 2005 song mới chỉ đạo nền tảng pháp lý cho các giao dịch điện tử trong thương mại, Luật giao dịch điện tử vẫn không thể hiện hết những đặc trưng riêng của thương mai điện tử, do vậy cần có các văn bản dưới luật và thông tư hướng dẫn thi hành. Vì thế nên nhiều ngân hàng vẫn chưa áp dụng hình thức thanh toán thẻ qua mạng vì lo ngại rủi ro.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - 12

Thứ tư, ban hành các quy định, tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ. Ngoài ra, Chính phủ cần phải có quy định tội phạm và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ Luật Hình sự đối với loại tội phạm thẻ. Các hoạt động giả mạo thẻ thường có liên quan đến yếu tố nước ngoài nên Chính Phủ có thể tham khảo luật và quy định của các tổ chức thẻ quốc tế và của luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực thi cao, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ sáu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ cũng như kết nối các hệ thống chuyển mạch, thanh toán thẻ để có thể học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt xu hướng của thế giới nhằm ứng dụng có hiệu quả vào Việt Nam.

3.3.1.3 Hoàn thiện hành lang kỹ thuật

Chính phủ phải có những biện pháp nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng cho sự phát trển của công nghệ ngân hàng ứng dụng trong hoạt động thanh toán bằng cách tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghệ viễn thông, đồng thời khuyến khích, thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào lĩnh vực này. Có như vậy hạ tầng kỹ thuật mới theo kịp và đáp ứng tốt cho sự phát triển thẻ.

Bên cạnh đó, Chính phủ nên xem xét, hỗ trợ các ngân hàng như giảm thuế nhập khẩu máy móc phục vụ cho hoạt động thẻ, tạo điều kiện thành lập các cơ sở, nhà máy sản xuất máy móc linh kiện thay thế cho các thiết bị như ATM, POS… nhằm giảm giá thành, giúp ngân hàng có khả năng tự trang bị và mở rộng mạng lưới thanh toán.


3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước

3.3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán thẻ

Hiện tại, cơ sở pháp lý cho việc phát triển thanh toán thẻ ngân hàng do NHNN ban hành mới nhất là Quyết định 20/2007/QD-NHNN ngày 15/05/2017 về Quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng. Theo đó, môi trường thanh toán thẻ đã thông thoáng hơn với việc loại bỏ giấy phép đối với các ngân hàng tham gia. Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục củng cố hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi để nghiệp vụ thẻ thanh toán có điều kiện phát triển lành mạnh, đúng hướng. Ban hành các văn bản hướng dẫn về các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới, hiện đại, trong đó có sửa đổi, bổ sung Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN.

Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay đã có quy định về đồng tiền thanh toán thẻ tại các ĐVCNT nhưng chưa có phần đề cập đến hình thức thanh toán và tín dụng của thẻ do các NHTM trong nước phát hành. Chính sách Quản lý ngoại hối cần phải có quy định riêng cho thẻ thanh toán, nhất là thẻ tín dụng quốc tế nhằm mục đích vừa quản lý tốt việc sử dụng thẻ của khách hàng vừa tránh việc lợi nhuận thẻ để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài nhưng vừa phải tạo điều kiện cho việc phát hành thẻ của các NHTM và sử dụng thẻ của khách hàng không bị hạn chế ở một mức độ nào đó.

Chính sách tín dụng phải có quy định riêng cho tín dụng thẻ - một loại hình tín dụng mới nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng tự chịu trách nhiệm về thẩm định đảm bảo tín dụng khách hàng của mình, giảm khó khăn phiền hà cho khách hàng để tăng cường khách hàng sử dụng thẻ.Tuy nhiên, khả năng thanh toán của khách hàng phải đặc biệt lưu tâm vì đây là khoản tín dụng tuần hoàn nên khách hàng phải có thu nhập thường xuyên, ổn định để chi trả. Lãi suất cho vay tín dụng thẻ cũng nên được quy định đặc biệt và thường là cao hơn so với những khoản tín dụng thông thường nhằm bù đắp cho ngân hàng các ưu đãi khách hàng được hưởng khi sử dụng thẻ trả đúng hạn và tăng cường trách nhiệm trong việc sử dụng thẻ và thanh toán sao kê của khách hàng.


Xây dựng quy định về dự phòng rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ, về phí thanh toán và đề xuất xây dựng các tổ chức chuyên trách tập hợp và cung cấp thông tin liên quan đến các phương tiện thanh toán bị mất cắp, bị gian lận…tăng cường vai trò giám sát của NHNN đối với các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán.

3.3.2.2 Hoàn thiện hành lang kỹ thuật

Tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ (ACH) nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho phát triển thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, thúc đẩy TTKDTM trong khu vực dân cư.

Tập trung phát triển, bố trí hợp lý, sắp xếp lại mạng lưới POS, đảm bảo hoạt động hiệu quả, thực chất (mục tiêu đến cuối năm 2015, toàn thị trường có khoảng

250.000 POS được lắp đặt); trước hết tăng cường lắp đặt, điều chỉnh lại địa điểm lắp đặt máy POS theo hướng tập trung vào những nơi có điều kiện và tiềm năng phát triển thanh toán thẻ như siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở phân phối hiện đại, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, du lịch…; lựa chọn một số địa bàn, thí điểm phát triển thanh toán thẻ qua POS phù hợp với điều kiện ở nông thôn.

NHNN, Hội thẻ ngân hàng và các thành viên Hội thẻ chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đẩy mạnh, triển khai tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức về thanh toán thẻ cho người sử dụng, ĐVCNT theo hướng tích cực, đầy đủ, tạo thuận lợi cho phát triển thanh toán thẻ qua POS đi vào cuộc sống.

Kết luận chương 3: Dựa trên những kết quả nghiên cứu về thực trạng triển khai, phát triển thẻ tín dụng tại SCB và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB được trình bày ở chương 2. Trong chương 3, nghiên cứu đưa ra định hướng phát triển thẻ tín dụng tại SCB đến năm 2020, đề xuất một số giải pháp để triển khai và phát triển thẻ tín dụng tại SCB và đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng tạo điều kiện về môi trường vĩ mô cho việc phát triển thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam.


KẾT LUẬN

Nghiên cứu này dựa trên mô hình nghiên cứu chấp nhận công nghệ mới (TAM) của Davis (1996) , một số mô hình ứng dụng sau đó và trên cơ sở xem xét tình hình thực tế tác giả đã đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB với 7 nhân tố thành phần được đo lường bằng 29 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 5 thành phần có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác là có 5 thành phần với 20 biến quan sát là có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB. Thành phần dễ sử dụng và an toàn bảo mật không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu này.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng quan tâm nhiều nhất yếu tố chi phí dịch vụ thẻ tín dụng và lợi ích thẻ mang lại và hình ảnh của ngân hàng hơn là các yếu tố thuận tiện và chính sách Marketing trong quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB. Tuy nhiên, khách hàng vẫn chưa có đáng giá cao về những yếu tố này thể hiện ở giá trị trung bình của các yếu tố tuy có cao hơn mức giữa thang đo (Không có ý kiến = 3) nhưng đạt đến giá trị Đồng ý = 4. Dẫn đến khả năng quyết định sử dụng thẻ tín dụng tạ SCB của khách hàng cũng thấp, điểm trung bình của quyết định sử dụng là 3.335 điểm, thấp hơn giá trị Đồng ý = 4.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra đó là làm rò một số vấn đề về thẻ tín dụng, thực trạng phát triển thẻ tín dụng tại SCB, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB. Ngiên cứu này có ý nghĩa cho việc xây dựng kế hoạch triển khai và phát triển dịch vụ thẻ tín dụng ra thị trường của SCB trong thời gian tới. Đồng thời mạnh dạng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại SCB, thu hút khách hàng sử dụng thẻ của SCB, mang đến cho khách hàng một dịch vụ thanh toán thẻ tốt nhất và ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ của ngân hàng.


Hạn chế đề tài và kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu xác định và đo lường tác động của các yếu tố như lợi ích, sự thuận tiện, tínhan toàn bảo mật, tính dễ sử dụng, chi phí, chính sách Marketing và hình ảnh ngân hàng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB. Tuy nhiên, đây là những yếu tố được đưa ra dựa trên sự phân tích về mặt lý thuyết, các nghiên cứu liên quan và phỏng vấn thăm dò mà không dựa trên một mô hình gốc nào đó đã nghiên cứu trước đây.Và kết quả mô hình chỉ giải thích được 55,9% cho quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại SCB. Do đó, có thể tồn tại nhiều yếu tố khác có thể cũng có ảnh hưởng mà chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này. Và nghiên cứu chỉ khảo sát trên địa bàn Tp.HCM (trong đó, có hơn 70% là khách hàng hiện hữu của SCB) nên nghiên cứu sau có thể mở rộng hơn địa bàn nghiên cứu.

Đề tài này chỉ dừng lại ở một đề tài nghiên cứu khoa học, nó chỉ ra một công cụ đo lường tốt, chỉ ra các mối quan hệ và đánh giá ban đầu mang tính chất chung nhất của khách hàng về đặc điểm của thẻ tín dụng phát hành tại SCB, có ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại SCB. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà quản trị ngân hàng SCB có thể tham khảo trong việc triển khai và phát triển dịch vụ thẻ tín dụng đến khách hàng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu hay các ngân hàng khác cũng có thể dưng dụng và phát triển thêm để tiến hành nghiên cứu tại các thị trường khác nhau nhằm đưa ra những đánh giá cụ thể và chính xác hơn về các thành phần ảnh hưởng đế quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng.



Tài liệu Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Quang Tiến, 2013. Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn 2013-2014, Nghiên cứu trao đổi. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tháng 05 năm 2013.

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.

3. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2012-2013. Thống kê số lượng thẻ ngân hàng.

oluongthe?_adf.ctrl-state=fvcopnw1a_4&_afrLoop=925548294760500>. [Ngày truy cập 30 tháng 06 năm 2013].

4. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – P.Kinh doanh thẻ, 2013. Báo cáo tình hình cạnh tranh thị trường thẻ tín dụng trên địa bàn Tp.HCM.

5. Ngân hàng TMCP Sài Sòn – P.Tác nghiệp thẻ, 2012-2013. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh thẻ.

6. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động Xã hội.

7. Nguyễn Minh Thắng. Những quy định chủ yếu của pháp luật về thẻ tín dụng và xu hướng hoàn thiện. Luận văn Thạc sỹ.

8. Nguyễn Thương Thái, 2009. Marketing căn bản. ĐH Kinh tế Tp.HCM: NXB Thống kê.

9. Trương Thị Vân Anh, 2008. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet banking cứu tại thị trường Việt Nam. Tuyển tập báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học. Đại học Đà Nẵng, năm 2008.


Tài liệu nước ngoài

1. Cargill, T.F. and J.Wendel (1996). Bank Credit Cards: Consumer Irrationnality versus Market Forces. The Journal of Consumer Affairs, Vol.30 No.2, p.373-389.

2. Carol C. Bertaut and Michael Haliassos, 2005. Credit cards: Facts and Theories [pdf] Available at:<http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=931179>[Accessed 20 May 2013].

3. Chang, Y.R. and Hanna.S. (1992). Consumer Credit Search Behavior. Journal of Consumer Studies and Home Economics, 16: 207-227.

4. Constantine Lymperopoulos, Ioannis E. Chaniotakis và Magdalini Soureli, 2006. The importance of service quality in bank selection for mortgage loans [pdf] Available at: < http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1563363 >[Accessed 20 May 2013].

5. Dandan Huang and Wei Tan, 2008. Estimating the Demand for Credit Card: A Regression Discontinuity Approach [pdf] Available at:

>[Accessed 20

May 2013].

6. Davis F.D (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technologys. MIS Quarterly, Vol.13 No.3, p.319- 340.

7. Davis F.D, Bagozzi R.P and Warshaw P.R (1989). User Acceptance of Computer Technology: A Comparison of Two Theoretical Models. Management Science, Vol.35 No.8, p.982-1003.

8. Kaynak, E. and Harcar, T. (2001), Consumers Attitudes and Intentions Towards Credit Card Usage in an Advanced Developing Country. Journal of Financial Services Marketing, Vol.6 No.1, p.24-39.

9. Mayer, M. (1997). The Banker, the Nex Generation, The New Worlds of Money, Credit and Banking in an Electronic Age. Truman Talley Books, Penguin Group Publishing, New York.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 04/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí