Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Ngành Kinh Tế Năm 2005 (Đơn Vị: %)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2005 (Đơn vị: %)


Nguồn: [25, tr.12].

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2010 (Đơn vị: %)


Nguồn: [25, tr.12].

Các thành phần kinh tế phát triển đúng định hướng, được tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng để phát triển. Kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực trọng yếu, có vai trò quyết định đến sự ổn định của nền kinh tế và cung cấp dịch vụ cơ bản cho người dân. Tỉnh đã hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý. Kinh tế tập thể được củng cố và phát triển, có vai trò hỗ trợ chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn; kinh tế hộ phát triển đa dạng, góp phần tạo việc làm tại chỗ và nâng cao thu nhập cho người dân.

Kinh tế ngoài nhà nước có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng từ 54,8% năm 2005 lên 56,4% năm 2010; trong đó kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng từ 13,8% năm 2005 lên 17,8% năm 2010. Trong 5 năm (2006 - 2010) cấp giấy chứng nhận thành lập 2.700 doanh nghiệp tư nhân và cấp chứng nhận đầu tư cho 133 dự án đầu tư nước ngoài. Đến đầu năm 2010, trên địa bàn tỉnh có

3.055 doanh nghiệp hoạt động, trong đó 33 doanh nghiệp nhà nước, 2.895 doanh

nghiệp ngoài nhà nước, 127 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,1%/năm, trong đó: trồng trọt và chăn nuôi tăng bình quân 1,3%/năm, lâm nghiệp tăng bình quân 3,3%/năm, thuỷ sản tăng bình quân 11,9%/năm. Bước đầu xây dựng được một số mô hình sản xuất rau quả theo công nghệ tiên tiến như: áp dụng quy trình VIETGAP vào trồng rau quả an toàn, chất lượng cao, trồng rau trong nhà lưới, sản xuất hoa công nghệ cao... Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 73,5 triệu đồng (mục tiêu 55 triệu đồng/ha). Chăn nuôi - thuỷ sản từng bước phát triển theo hướng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, đến nay đã hình thành 5 khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và 8 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

Kinh tế nông thôn tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được khuyến khích phát triển. Tỉnh đã đầu tư cải tạo, nâng cấp trên 3.000km đường giao thông nông thôn, có trên 100 xã đã cứng hoá 100% các tuyến đường nội bộ. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2010 đạt 88%. Quá trình cơ giới hoá các khâu trong sản xuất nông nghiệp có bước tiến đáng kể, đạt từ 80 đến 100%, đã cơ bản giải phóng sức lao động cho nông dân.

Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 7

Công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại; quy mô, năng lực sản xuất, sản phẩm một số ngành được nâng lên. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 13,2%/năm. Toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp, 34 cụm công nghiệp. Nhiều dự án mới có quy mô lớn, trình độ công nghệ tiên tiến đi vào hoạt động (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), làm tăng năng lực và quy mô của một số ngành sản xuất mũi nhọn.

Dịch vụ phát triển khá nhanh, đáp ứng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 14,8%/năm (mục tiêu 13%/năm). Một số lĩnh vực tăng nhanh cả về quy mô và chất lượng như: xuất khẩu, bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính, bảo hiểm… Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu 5 năm đạt 2 tỷ 788 triệu USD, tăng 51%/năm (mục tiêu 25%/năm). Hoạt động dịch vụ du lịch phát triển khá, doanh thu tăng bình quân 15,2%/năm; lượng khách du lịch tăng bình quân 20,6%/năm, các cơ sở lưu trú phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng khá, từ 2.407,6 tỷ đồng

năm 2005 lên 4.005 tỷ đồng năm 2010, bình quân tăng 10,7%/năm, trong đó thu nội địa tăng 15,2%/năm (mục tiêu tăng 10%/năm) [24].

2.1.2.2. Về nguồn nhân lực

Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở, tại thời điểm điều tra 1/4/2009 tổng số nhân khẩu toàn tỉnh Hải Dương là 1.703.492 người, chiếm 2% dân số cả nước (dân số cả nước: 85.798.573 người). Trong đó nam là 833.459 người, chiếm 48,9%; nữ là 870.033 người, chiếm 51,1%; nhân khẩu thành thị là 324.930 người, chiếm 19,1%; nhân khẩu nông thôn là 1.378.562 người, chiếm 80,9%. Nhìn chung qua các năm số dân thành thị đều tăng lên và số dân lao động ở nông thôn giảm xuống. Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 1.044 người/ 1 km2. Tỷ số giới tính của dân số tỉnh Hải Dương là 95,8 nam/100 nữ, thấp hơn của cả

nước (98,1 nam/100 nữ). Tỷ lệ tăng dân số là 0,96%.

Hiện nay số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% tổng dân sô. Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, năng suất lao động không cao. Năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 26,6% và tăng lên 34,3% vào năm 2008, năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 41%.

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (Đơn vị: %)


Nguồn: [55].

Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động được lồng ghép trong các chương trình PTKT - XH, giai đoạn 2006 - 2010 mỗi năm tạo việc làm mới cho hơn 3 vạn lao động. Hệ thống đào tạo nghề được mở rộng, đến năm 2010 có 58 cơ sở, tăng 30 cơ sở so với năm 2005. Giai đoạn 2006 - 2010 đã đào tạo được trên 170 nghìn người, đạt 164,7% kế hoạch. Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt 85%. Tỷ lệ hộ nghèo từ 17,9% năm 2005 xuống còn 9,9% năm 2008, cuối 2010

còn 4,9% [55].

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ hộ nghèo (Đơn vị: %)


Nguồn: [55]

2.1.2.3. Về giao thông và cơ sở hạ tầng

Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

+ Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.

- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện:

- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.

Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua thị xã Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh.

- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tàu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.

Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi [61].

Trong 3 ngày từ 26-28/9/2010, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV đã đánh giá tình hình 5 năm 2005-2010; đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp 5 năm 2011 - 2015 với mục tiêu tổng quát là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp” [24, tr.52-53].

Một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 đã được Đại hội thông qua: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 11%/năm; CCKT năm 2015: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 19%

- 48% - 33%; Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 - 37 triệu đồng (1.800 USD); Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2,5%/năm. Hàng năm giải quyết tạo việc làm cho 3,2 vạn lao động; Năm 2015, hoàn thành xây dựng 25% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới... [24, tr.53-54].‌

2.2. Khái quát về hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái ở Hải Dương

2.2.1. Những kết quả đạt được

- Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể môi trường của tỉnh đến năm 2020 và quy hoạch môi trường tại các địa phương tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Đến nay, 100% các thị trấn đã quy hoạch địa điểm chôn lấp rác tập trung, đa số các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện được trang bị đột rác thải y tế và có hệ thống xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn [24, tr.26].

- Trong thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có nhiều biện pháp triển khai luật BVMT, nhờ đó các đơn vị, tổ chức và nhân dân đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện các quy định về BVMT; nhận thức về giữ gìn môi trường ngày càng được nâng lên; nhiều cơ sở bước đầu ý thức được trách nhiệm của mình trong việc BVMT chung, tích cực tìm giải pháp và đầu tư kinh phí cho việc xử lý ONMT ở đơn vị, cơ sở mình.

- Việc chỉ đạo kiên quyết ở các cấp chính quyền thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh về dừng đốt gạch thủ công chuyển sang công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng có giá thành giảm, chất lượng đảm bảo, giảm ô nhiễm môi trường: khí 2,5%, nhiệt độ khói thải 31-33%, đến nay ở hầu hết các địa phương không còn đốt gạch thủ công, góp phần giảm ONMT ở một số khu vực.

- Các cơ quan chuyên môn của tỉnh hướng dẫn và giám sát thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh về việc xử lý khói bụi ở các công ty xi măng lò đứng đã đạt kết quả bước đầu, góp phần giảm ONMT ở khu vực Kinh Môn, những cơ sở sản xuất xi măng lò đứng áp dụng hệ thống xử lý khí thải cho lò nung đạt tiêu chuẩn là: Duyên Linh, Phú Tân, Thành Công II, Trung Hải.

Các cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn, chuyển giao công nghệ và lắp đặt được một số lò đốt rác thải và bể xử lý nước thải bệnh viện tuyến huyện, hệ thống xử lý nước thải tiên tiến của Công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương và Viện Quân y 7, góp phần giảm thiểu ô nhiễm kéo dài ở khu vực này. Hơn nữa, đã xử lý bãi rác Cầu Cương, xây dựng các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh ở các huyện; phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu thực hiện các dự án nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển đảo cò Chi Lăng Nam (Thanh Miện); xây dựng làng năng suất xanh đạt kết quả.

- Tỉnh Hải Dương đã triển khai dự án “Xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt” có địa điểm tại xã Việt Hồng (Thanh Hà) cách thành phố Hải Dương khoảng 25 km, nhà máy có công suất xử lý 175 tấn rác

/ngày tương đương 64.000 tấn rác/năm. Kinh phí thực hiện dự án bằng nguồn vốn ODA của Tây Ban Nha.

Hải Dương cũng đồng thời cho phép dự án thứ 2 được triển khai do Công ty cổ phần công nghệ Môi trường xanh Seraphin đầu tư và thực hiện. Dự án này sẽ tiếp nhận và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt của thành phố Hải Dương từ nguồn rác thải hàng ngày và của dây chuyền xử lý phân compost của nhà máy bằng nguồn vốn ODA Tây Ban Nha, tái chế phần rác thải không sử dụng làm phân compost thành sản phẩm hữu ích. Cả 2 dự án này đều triển khai thực hiện ở địa bàn thuộc xã Việt Hồng (huyện Thành Hà) và xã Tuấn Hưng (huyện Kim Thành) với tổng diện tích 41ha.

Hai dự án này đi vào hoạt động sẽ giải quyết cơ bản vấn đề rác thải rắn ở đô thị và nông thôn hiện nay.

Trong chiến lược BVMT Hải Dương, mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành ngành công nghiệp chế biến rác thải và phải tái chế 30% lượng rác vô cơ từ tất cả các nguồn thành những sản phẩm hữu ích cho xã hội.

- Trong mấy năm gần đây, cùng với việc bê tông hóa giao thông nông thôn, hệ thống đường làng, ngò xóm được cải thiện đáng kể, trong đó môi trường cũng được cải thiện một phần. Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, chương trình nước sạch nông thôn… một số nơi đã có những quy ước về vệ sinh môi trường, có đội vệ sinh môi trường, thực hiện thu gom, xử lý rác thải. Các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản được xây dựng cách xa khu dân cư theo quy định và đều có hệ thống hầm BIOGA để xử lý phân gia súc, bếp đun than cải tiến đã hạn chế ô nhiễm cho môi trường khu vực nông thôn. Cụ thể là:

Tỉnh đã hỗ trợ cho các xã, thôn mua xe chở rác và dụng cụ thu gom rác, hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm và phát động phong trào BVMT nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6. Tỉnh cũng đã dầu tư cho các dự án cải tạo kênh mương và xử lý rác thải.

Hỗ trợ một số huyện, thị xã và một số xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh về hạ tầng phục vụ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt (quy mô tập trung của Trung tâm huyện, thị xã và quy mô xã, thị trấn).

Hỗ trợ việc xử lý các sự cố về môi trường do xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, xử lý các sản phẩm nông nghiệp mắc các dịch bệnh gây ONMT. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước cấp cho sinh hoạt ở khu vực nông thôn.

Đến nay, tỉnh đã thực hiện được các Chương trình, dự án như sau:

+ Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn;

+ Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác trong sinh hoạt và làng nghề tại phường Tứ Minh - Thành phố Hải Dương;

+ Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý và BVMT tại xã Ninh Thành - huyện Ninh Giang, xã Cộng Lạc - huyện Tứ Kỳ, xã Hưng Thịnh - huyện Bình Giang;

+ Xây dựng mô hình Tổ phụ nữ thu gom rác thải tại một số xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh;

+ Xây dựng mô hình làng, xã Xanh - Sạch - Đẹp tại xã Thăng Long - huyện Kinh Môn, xã Tân Việt - huyện Bình Giang, xã Tân Kỳ - huyện Tứ Kỳ, xã Cổ Dũng - huyện Kim Thành;

+ Xây dựng mô hình Đội thanh niên tình nguyện xanh bảo vệ dòng sông quê hương tại xã Hiệp Lực - huyện Ninh Giang;

+ Dự án nuôi trồng thủy sản tập trung tại một số địa phương (xã Lê Lợi và Hưng Đạo - thị xã Chí Linh; xã Tiên Động, xã Quang Trung, xã Nguyên Giáp - huyện Tứ Kỳ; xã Thống Kênh - huyện Gia Lộc; xã Đoàn Kết - huyện Thanh Miện; vùng Nam Cửa Am - huyện Ninh Giang; xã Tam Kỳ và Đại Đức - huyện Kim Thành; xã Minh Hòa - huyện Kinh Môn; xã Hùng Thắng - huyện Bình Giang; xã Thạch Lỗi - huyện Cẩm Giàng);

+ Chương trình khuyến nông, khuyến ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp;

+ Các dự án cải tạo, nạo vét kênh mương, xây dựng các trạm bơm, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp [48].

- Một số đơn vị sản xuất kinh doanh đã có ý thức tốt trong việc thực hiện Luật BVMT, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài và các đơn vị có vốn đầu tư lớn, thực hiện xây dựng ngay các công trình xử lý môi trường trước khi vào sản xuất; đồng thời, thực hiện đầy đủ báo cáo ĐTM và thực hiện nghiêm việc kiểm soát ONMT định kỳ theo quy định, tuy nhiên số đơn vị này chiếm tỷ lệ rất thấp. Ở những đơn vị này, môi trường làm việc của người lao động được quan tâm đầy đủ, bảo đảm các tiêu chuẩn về ánh sáng, tiếng ồn, không gian làm việc, thực hiện trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thực hiện tuyên truyền về vệ sinh công nghiệp, tập huấn xử lý môi trường và an toàn lao động, thực hiện khám sức khỏe định kỳ

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí