Ban đầu các loại hình thuộc hệ thống phân phối hiện đại tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng, các hình thức phân phối hiện đại này nay đã lan rộng đến các tỉnh có tiềm năng như Nha Trang (Maximart), Cần Thơ, Quy Nhơn (Co.op Mart vào năm 2003). Tại Tp. Hồ Chí Minh, nhiều trung tâm thương mại lớn như Diamond Plaza, An Đông Plaza, Zen Plaza cũng xâm nhập thành công vào thị trường phân phối. Cuối năm 1995, mới chỉ có 12 siêu thị tại 6 tỉnh và thành phố trên cả nước, năm 1996 trên địa bàn cả nước mới có 1 siêu thị ra đời là CitiMart, đến năm 2005 đã có trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại tại hơn 30 tỉnh thành trong cả nước và hàng ngàn cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh ở khắp cả nước. Trong đó, đến năm 2005, Tp. Hồ Chí Minh có 81 siêu thị các loại, trong đó 41 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 40 siêu thị kinh doanh chuyên ngành [53]. Đầu năm 2006, khi đang còn những dự báo khác nhau về thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì nhiều nhà phân phối bán lẻ trong nước đã thực sự vào cuộc. Và sau một năm, kết quả bước đầu đã cho thấy một bước tiến khá nhanh và mạnh mẽ của những doanh nghiệp này.
Đến thời điểm này, hầu hết các kênh phân phối lớn trong nước đều đồng loạt nâng các đơn vị thuộc sở hữu từ một lên hai con số, điều mà nhiều kênh phân phối nước ngoài chưa làm được trong thời gian qua. Cụ thể như Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. HCM đã có chuỗi 16 siêu thị và trên 10 cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu “Co.op Mart”; Công ty Xuất nhập khẩu Intimex với chuỗi 8 siêu thị Intimex; Công ty TNHH An Phong có 5 siêu thị MaxiMart, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng thiết lập xong 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh Citimart, Công ty Cổ phần Nhất Nam với chuỗi 7 siêu thị mang thương hiệu Fivimart... [60].
Nhanh, mạnh hơn và sâu sát hơn cũng là điểm nổi bật của ngành thương mại năm 2006. Sau khi Trung Nguyên cho ra đời chuỗi 1.000 cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu G7 Mart, một loạt các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu “tiện lợi” này cũng được ra đời như chuỗi các cửa hàng tiện lợi 24/Seven của Công ty Cổ phần Hoang Corp, chuỗi cửa hàng V-24h của Công ty Cổ phần Phân phối Vina…
và hàng trăm siêu thị lớn nhỏ rải đều từ Bắc chí Nam của hai đại gia: Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) với thương hiệu Hapro Mart và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra)...
Thực tế đó đã cho thấy các loại hình dịch vụ phân phối hiện đại tuy mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Và trong tương lai, tiềm năng phát triển ấy còn rất mạnh mẽ. Điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế, kết cấu dân số trẻ và sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng xã hội được tạo nên bởi quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam.
Tổng dân số
120
Có thể bạn quan tâm!
- Các Kênh Phân Phối Cho Hàng Hóa Dịch Vụ Tiêu Dùng Phổ Biến
- Nội Dung Của Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối
- Thực Trạng Cạnh Tranh Và Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Ở Việt Nam
- Nhận Xét Về Tính Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Ở Việt
- Kinh Nghiệm Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Của Một Số Nước
- Luật Đầu Tư Nước Ngoài - Hạn Chế Các Bên Nước Ngoài Tham Gia Hoạt Động Kinh Doanh Bán Buôn/bán Lẻ Ở Thái Lan
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
100
80
60
40
20
0
Năm
Dân số (triệu)
Với tốc độ phát triển GDP vào khoảng 7 - 7.5% một năm thời kỳ 2001 - 2005 và dự tính là 7.5 - 8% thời kỳ 2006 - 2010, Việt Nam được coi là một trong các nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hàng đầu thế giới. Hiện nay, với mức dân số Việt Nam đã đạt hơn 80 triệu dân trong đó gần 50% là lực lượng trẻ tuổi đời từ 18- 30, có tốc độ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 2006 - 2010 là 1.25%.
Tổng dân số
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2010
2020
Biểu đồ 1: Tổng dân số giai đoạn 1996-2006, dự đoán 2010 và 2020.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Sức mua của xã hội tăng lên không ngừng, bình quân tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng từ 10 - 15%/năm. Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng có thói quen mua các mặt hàng thực phẩm (nhất là thực phẩm tươi sống) tại các chợ, các hộ
Dân số thành thị
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Năm
Dân số (triệu)
kinh doanh độc lập. Trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hóa (dân số thành thị năm 2005 là khoảng 22.4 triệu dân thì tính đến năm 2010 là 25.8 triệu dân và đến 2020 là 35 triệu dân. Tỷ lệ dân số sống ở đô thị vào năm 2005 là 22.4 triệu, dự báo đến 2010 là 25 triệu và đến 2020 là 35 triệu), thu nhập của dân cư tăng, ý thức về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng cao, với tốc độ dự kiến trên 150%/năm.
Dân số thành thị
1996
1998
2000
2002
2004
2010
Biểu đồ 2: Dân số thành thị giai đoạn 1996-2006, dự đoán 2010 và 2020
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tỷ lệ
Tỷ lệ dân số thành thị/ Tổng dân số
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
Năm
Tỷ lệ (%)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2010
2020
Biểu đồ 3: Tỷ lệ dân số thành thị/tổng dân số giai đoạn 1996-2006, dự đoán
2010 và 2020. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tỷ trọng Quỹ tiêu dùng cuối cùng/ GDP
85
80
75
70
65
60
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Năm
Tỷ lệ (%)
Nếu như trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn so với nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7.7% so với 1.4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống đuợc nâng lên đáng kể thì các chuyên gia kinh tế dụ báo tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP sẽ tiếp tục giữ khoảng 70% trong thời kỳ chiến lược 2006 - 2010 do Việt Nam ưu tiên cho đầu tư phát triển và xuất khẩu.
Tỷ trọng
Biểu đồ 4: Quỹ tiêu dùng cuối cùng/GDP thời kỳ 1996-2005
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Hiện nay tỷ trọng phát triển thương mại hiện đại ở các nước phát triển trên thế giới ngày càng cao, tại Mỹ là 90%, Trung Quốc là 56%, còn tại Việt Nam, con số này chỉ vẻn vẹn có 15%. 85% còn lại của một thị trường hơn 80 triệu dân quả thật có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán hàng hiện đại.
Bên cạnh các chỉ số kinh tế - xã hội thuận lợi như vậy, trong “Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Bộ Công Thương đã đề ra chỉ tiêu tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại - dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm logistics, tổng kho bán buôn, trung tâm hội chợ - triển lãm...) đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng vào năm 2010, đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ cũng cũng đưa ra định huớng phát triển mạnh và ưu đãi đầu tư cho hình thức hiện đại của dịch vụ phân phối, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn).
Cùng với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, chính sách vĩ mô thuận lợi cho viêc phát triển dịch vụ phân phối như vậy, chính phủ Việt Nam đang dần dần thực hiện mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế. Tháng 10 năm 2005, Việt Nam đã đưa ra các cam kết về dịch vụ phân phối trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) và Hiệp định tự do hoá, xúc tiến bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản. Theo đó, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã đưa ra lộ trình mở cửa từ 3 đến 7 năm cho các nhóm sản phẩm được tính từ ngày doanh nghiệp phân phối đó có hiện diện thương mại đầu tiên tại Việt Nam.
Theo cam kết với WTO, hiện nay, Việt Nam cho phép doanh nghiệp trong nước liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh ục bán lẻ, trong đó, đối tác được góp vốn lên đến 49%; từ ngày 01/01/2008, cho phép liên doanh không hạn chế vốn góp từ phía nước ngoài. Và từ ngày 01/01/2009, Việt Nam cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việc mở thêm điểm bán lẻ đầu tiên sẽ được xem xét cấp phép trên cơ sở từng trường hợp. Nghĩa là, trong vòng 1 – 2 năm tới, nếu các doanh nghiệp bán lẻ trong nước không tự đổi mới mình, vượt qua thách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh thì nguy cơ bị các doanh nghiệp đánh bại và thôn tính là khó tránh khỏi.
Việt Nam cũng đang và sẽ đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ (trong đó có thể có cả dịch vụ phân phối) ở các mức độ khác nhau trong khuôn khổ các Khu vực mậu dịch tự do ASEAN với các đối tác (ASEAN cộng) với các đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Úc, Newzealand, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc và EU. Trong số này có một số đối tác có tiềm năng xuất khẩu dịch vụ phân phối sang Việt Nam cũng có cam kết dịch vụ phân phối với Singapore do Singapore cũng quan tâm đến lĩnh vực này.
Như vậy có thể thấy, Việt Nam đang dần mở cửa thị trường phân phối cho các doanh nghiệp nước ngoài mà đầu tiên là Mỹ, Nhật sau đó là các doanh nghiệp nước khác theo thỏa thuận WTO. Chính sách mở cửa này cộng với sự hấp dẫn của thị trường trong nước và qua một thực tế là hàng loạt các doanh nghiệp lớn của quốc tế đang thâm nhập hoặc đang có ý định thâm nhập thị trường Việt Nam có thể cho thấy một tốc độ tăng trưởng nhanh và mức độ cạnh tranh khốc liệt đã và đang diễn ra trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở nước ta.
1.2. Cuộc cạnh tranh gay gắt giữa nhà phân phối trong nước và nước ngoài
Trước các dự đoán kinh tế lạc quan và việc mở cửa lĩnh vực phân phối của Chính phủ Việt Nam, không chỉ các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực này mà các doanh nghiệp phân phối lớn đang tìm cách xâm nhập vào thị trường phân phối của Việt Nam. Hiện tượng này cho thấy hệ thống phân phối không còn là
mảnh đất độc quyền của các doanh nghiệp trong nước và cuộc chiến giữa các kênh phân phối đã thực sự bắt đầu. Điều này buộc các doanh nghiệp trong nước phải chủ động tham gia nếu không muốn bị thất bại và gánh chịu những hậu quả khách quan trước áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Những năm gần đây đã chứng kiến sự thâm nhập của các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay đã có gần 10 tập đoàn như Bourbon Group, Metro Cash & Carry, Lotteria, Medicare và gần đây là Parkson hoạt động trong các lĩnh vực siêu thị, thức ăn nhanh, trung tâm mua sắm, chăm sóc sức khỏe. Số lượng của các tập đoàn này cũng không ngừng mở rộng trên địa bàn cả nước. Dairy Farm (Hồng Công) đang xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn FDI. Ngoài ra còn có nhiều tập đoàn đang xây dựng kế hoạch để xâm nhập vào thị trường Việt Nam trong đó có các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như Wal- mart (Mỹ), Carefour (Pháp), Tesco (Anh) và các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á như: Dairy- Farm (Hồng Công), South Asia Investment Pte (Singapore). Các chuỗi cửa hàng tiện lợi Seven - Eleven, Wal - mart vốn hoạt động theo hình thức nhượng quyền cũng dự định đặt chân vào thị trường Việt Nam. Việt Nam đang trở thành thị trường mới hấp dẫn đối với các nhà phân phối lớn trên thế giới với dân số gần 83 triệu, mức tăng GDP 8,4%/ năm và tổng tiêu dùng lên đến 21 tỉ USD trong năm 2005. Đại diện nhiều tập đoàn tư vấn bất động sản quốc tế chuyên nghiệp cho rằng, sức hấp dẫn còn do mức giá cho thuê các trung tâm thương mại tại Việt Nam khá rẻ và linh động. Ngoài ra, Việt Nam còn là cửa ngõ dẫn tới một số thị trường như ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Lào. Theo kết quả khảo sát của tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới AT Kearney (Mỹ), Việt Nam đang là thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ tư thế giới sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaisia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc) đang tích cực đẩy nhanh việc mở rộng thị phần qua các hoạt động kinh doanh của mình. Metro Cash & Carry đang hoạt động với 6 siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ với hình thức bán buôn và bán lẻ khoảng 10000 - 15000 mặt hàng các loại. Sau khi thành công với siêu thị Metro (Cổ
Nhuế), cũng tại Hà Nội, ngày 19-9 vừa qua, Tập đoàn Metro Cash & Cary tiếp tục khai trương Metro Hoàng Mai. Ông Uwe Hoelzer- Tổng giám đốc của Tập đoàn Metro tại Việt Nam cho biết: “Tập đoàn đã xây dựng 8 trung tâm bán sỉ tự phục vụ tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD. Hiện chúng tôi đang chuẩn bị mở 4 trung tâm nữa tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đồng Nai” [48].
Hệ thống siêu thị Big C (Thái Lan) đang hoạt động với 3 siêu thị, 2 ở Tp. Hồ Chí Minh, 1 ở Đồng Nai và 4 siêu thị đang sắp xây dựng ở Hà Nội, Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tập đoàn Parkson của Malaisia đã khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên trong hệ thống 10 trung tâm sẽ đầu tư ở Việt Nam. Tập đoàn Bourbon (Pháp) đã được cấp phép xây dựng tại Hải Phòng. Với những ưu thế về phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ, đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xây dựng kế hoạch xâm nhập thị trường sau khi Việt Nam vào WTO, trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal - Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh), cùng nhiều tập đoàn châu á như Dairy Farm (Hồng Kông) và South Asia Investment (Singapore), sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nhà sản xuất và các hãng phân phối Việt Nam. Tính đến tháng 12/2005, tập đoàn Carrefour đã thiết lập mạng lưới phân phối gồm 839 đại siêu thị, 1517 siêu thị, 4316 cửa hàng bán hàng chiết khấu và 331 các cửa hàng tiện lợi ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Tại Châu Á, hệ thống đại siêu thị của Carrefour đã có mặt ở Singapore, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong đó, xuất hiện ở Trung Quốc nhiều nhất, với 70/191 đại siêu thị ở châu Á. Năm 2005, doanh số bán hàng của Carrefour ở châu Á đạt trên 74 tỷ Euro, trong đó hệ thống đại siêu thị đóng góp 43 tỷ Euro, hệ thống siêu thị đóng góp trên 13 tỷ Euro, cửa hàng bán chiết khấu đóng góp trên 6 tỷ Euro và 11 tỷ là doanh số của các loại hình phân phối khác. Trong 6 tháng đầu năm 2006, Carrefour tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối đại siêu thị, siêu thị, bán hàng chiết khấu và các cửa hàng khác với số lượng 1000. Trong đó, tại Pháp tăng thêm 150, tại châu Âu tăng thêm 600, tại châu Mỹ tăng thêm 160. Riêng ở châu Á, Carrefour đã mở thêm 45 đại siêu thị và 45 cửa hàng bán hàng chiết khấu [48].