Số Lượng Ctny Tại Các Mức Sở Hữu Nhà Nước Trong Giai Đoạn 2007 – 2017


Như vậy, kết quả thống kê nói chung cho thấy tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT cao hơn liên quan đến mức độ CNRR thấp hơn.

4.1.2. Cấu trúc sở hữu

4.1.2.1. Sở hữu nhà nước

Luật doanh nghiệp 2020 có nội dung nhấn mạnh về công ty có vốn sở hữu nhà nước trên 50%, đồng thời số liệu trong mẫu nghiên cứu biến thiên trong khoảng từ [0%, 97%]. Do đó, tác giả phân chia các công ty có sở hữu nhà nước thành các nhóm có mức sở hữu nhà nước trong công ty thấp nhất là 0%, nhóm các công ty có mức sở hữu kiểm soát nhà nước từ 51%, các công ty có sở hữu nhà nước còn lại được đưa vào các nhóm có mức sở hữu nhà nước tương ứng, mỗi nhóm cách nhau 10%.

Số liệu ở bảng 4.1 và hình vẽ ở biểu đồ 4.9 cho thấy số lượng các công ty ở các nhóm tỷ lệ sở hữu của nhà nước có sự thay đổi nhẹ qua các năm trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2017. Nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu của nhà nước ở mức 0% tăng dần qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, số công ty có sở hữu nhà nước 0% tại năm 2007 là 129 công ty sau đó liên tục tăng lên qua các năm, đến năm 2017 là 236 công ty. Xu hướng gia tăng số lượng công ty có sở hữu nhà nước 0% đã cho thấy từ năm 2007 đến 2017 nhà nước có xu hướng thoái vốn và tiến tới rút vốn hoàn toàn khỏi một số công ty làm cho số lượng công ty có sở hữu nhà nước ở mức 0% liên tục tăng lên. Đây là xu hướng hợp lý trong bối cảnh nhiều công ty có sở hữu nhà nước được cho là hoạt động kém hiệu quả và nhà nước đẩy mạnh quá trình rút vốn khỏi các công ty. Ngoài ra, công ty có sở hữu nhà nước ở mức 0% còn bao gồm cả các CTCP không có vốn của nhà nước, do số CTNY mới tăng lên nên cũng góp phần làm cho số công ty trong nhóm sở hữu nhà nước 0 % tăng lên.

Đối với nhóm các công ty có tỷ lệ sở hữu của nhà nước trên 50%, đây thường là những công ty thuộc các nhóm ngành hoạt hoạt động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên nhà nước thường nắm giữ tỷ lệ số vốn góp khống chế trên 50%. Do khoảng biến thiên tỷ lệ sở hữu nhà nước của nhóm này lớn [50%, 97%] nên tổng số lượng công ty ở nhóm này khá cao. Tuy nhiên, xu hướng biến động và giảm từ số lượng 178 công ty năm 2007 xuống còn 137 công ty tại năm 2017 cũng đã phản ánh xu đúng hướng giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các công ty trong giai đoạn nghiên cứu.

Đối với nhóm các công ty có sở hữu nhà nước từ trên 0% đến 50%, số lượng công ty trong các nhóm chênh lệch không đáng kể và chỉ biến động tăng/giảm số công ty trong các nhóm với số lượng từ 20 đến dưới 50 công ty trong từng nhóm.


Bảng 4.1. Số lượng CTNY tại các mức sở hữu nhà nước trong giai đoạn 2007 – 2017

ĐVT: Công ty


Tỷ lệ sở hữu

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

> 50%

178

175

169

164

162

165

171

165

148

142

137

> 40-50%

31

34

38

42

42

45

36

31

45

40

40

> 30-40%

41

46

43

44

42

43

40

35

38

36

37

> 20-30%

37

38

39

43

37

39

34

33

40

37

37

> 10-20%

42

45

49

40

44

43

39

29

37

33

30

> 0-10%

20

21

25

31

33

37

27

25

34

28

28

0%

129

127

130

152

160

151

160

180

203

229

236

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 14

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu


Công ty

250

200

150

100

50

0

2007

2008

0%

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

> 30% - 40%

> 0% - 10%

> 40% - 50%

> 10% - 20%

> 50%

> 20% - 30%

Biểu đồ 4.9. Biến động số lượng CTNY tại các mức sở hữu nhà nước trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu


4.1.2.2. Sở hữu nước ngoài

Số liệu trong mẫu nghiên cứu biến thiên trong khoảng từ [0%, 99%]. Khoản 2 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định “đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%”. Do đó, tác giả tiến hành phân chia nhóm các công ty trong mẫu nghiên cứu dựa trên phần trăm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất là 0%, các nhóm các công ty có mức sở hữu nước ngoài từ trên 0% đến 49%, mỗi nhóm cách nhau 10%, các công ty còn lại được đưa vào các nhóm có mức sở hữu nước ngoài trên 50%.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các CTNY Việt Nam trong giai đoạn 2007

– 2017 được thể hiện qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.10 có thể được chia làm hai nhóm xu hướng.

- Nhóm xu hướng thứ nhất:

Hai nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 0% và từ trên 0% đến 10% có xu hướng biến động ngược chiều và giải thích cho nhau. Cụ thể, số công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài 0% tại năm 2007 là 201 công ty đã giảm xuống còn 64 công ty năm 2012. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2007 – 2012 có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia sở hữu các CTNY Việt Nam, làm cho số lượng công ty có sở hữu nước ngoài 0% giảm xuống. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu nắm giữ tỷ lệ sở hữu ở mức dưới 10%. Điều này được khẳng định qua xu hướng tăng của nhóm tỷ lệ công ty có sở hữu nước ngoài từ trên 0% đến 10% đã tăng từ 103 công ty lên đến 346 công ty trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. Giai đoạn 2013 – 2017 số lượng các CTNY có tỷ lệ sở hữu nước ngoài 0% lại có xu hướng biến động tăng trở lại từ 70 công ty năm 2013 lên đến 141 công ty năm 2015 sau đó giảm dần xuống còn 118 công ty tại năm 2017. Xu hướng ngược lại được thể hiện ở nhóm sở hữu nước ngoài từ trên 0% đến 10% khi số công ty trong nhóm này từ 275 công ty năm 2013 giảm xuống còn 232 công ty năm 2015 và tăng trở lại lên đến 252 công ty năm 2017.

- Nhóm xu hướng thứ hai:

Ở các nhóm có tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại gần như ổn định trong giai đoạn 2007 – 2017 khi thể hiện xu hướng biến động khá giống nhau qua các năm và có số lượng công ty trong các nhóm không chênh lệch nhiều. Số lượng các công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ trên 10% đến 49% biến động không đáng kể qua các năm, tỷ lệ sở hữu càng cao số lượng các công ty trong nhóm càng ít.

Đối với nhóm công ty có sở hữu nước ngoài lớn hơn 50% chỉ có cao nhất 6 công ty trong năm 2016 và thấp nhất 0 công ty năm 2015. Điều này là bởi vì quy định về góp


vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam chủ yếu khống chế mức vốn góp ở mức tối đa 49%, nhóm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 50% không được khuyến khích và chỉ thuộc một số ngành, nghề được quy định cụ thể.

Bảng 4.2. Số lượng CTNY tại các mức sở hữu nước ngoài trong giai đoạn 2007 – 2017

ĐVT: Công ty


Tỷ lệ sở hữu

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

>= 50%

5

3

3

3

3

2

4

4

0

6

4

> 40-49%

15

15

8

15

16

24

24

28

29

29

32

> 30-40%

6

11

14

20

18

13

14

13

25

17

16

> 20-30%

18

18

21

14

19

27

26

24

40

49

48

> 10-20%

37

48

47

44

38

44

55

57

78

77

75

> 0-10%

103

174

231

302

333

346

275

260

232

244

252

0%

201

157

121

97

74

64

70

74

141

123

118

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu


Công ty


400

350

300

250

200

150

100

50

0

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

0%

> 30% - 40%

> 0% - 10%

> 40% - 49%

> 10% - 20%

> = 50%

> 20% - 30%

Biểu đồ 4.10. Biến động số lượng CTNY tại các mức sở hữu nước ngoài trong giai đoạn 2007 – 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu


Như vậy, có thể thấy các công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở hai nhóm là 0% và từ trên 0% đến 10% có sự biến động lớn và ngược chiều nhau trong giai đoạn 2007

– 2017. Trong khi đó, các nhóm công ty có tỷ lệ sở hữu từ trên 10% đến hơn 50% không có sự thay đổi đáng kể nào. Điều này có thể được giải thích thông qua chính sách mở cửa của nhà nước để thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia sở hữu các công ty trong nước. Tuy nhiên, xu hướng cũng thể hiện rõ rằng việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích ở mức nắm giữ từ dưới 10%, các mức sở hữu cao hơn bị hạn chế đặc biệt là các công ty có sở hữu trên 50% là rất ít, điều này là hợp lý với bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam.

4.1.3. Cơ chế đãi ngộ


Triệu đồng

700

0.25

600

0.2

500


400

0.15

300

0.1

200

0.05

100


0

0

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Thù lao TB

Rủi ro tổng thể

Rủi ro đặc thù

Biểu đồ 4.11. Thù lao trung bình của thành viên ban giám đốc và mức độ CNRR tại các mức thù lao của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Biểu đồ 4.11 cho thấy mức thù lao trung bình của các thành viên trong ban giám đốc tại các CTNY Việt Nam nhìn chung có xu hướng tăng dần qua các năm. Xu hướng này có thể được giải thích một phần lý do là các công ty có sự quan tâm nhiều hơn đến chế độ đãi ngộ qua lương, thưởng và các khoản thu nhập khác dành cho thành viên trong ban giám đốc. Trong xu thế cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, đa số các công ty đều có xu hướng gắn thu nhập cao của thành viên ban giám đốc, đặc biệt là vị trí tổng giám đốc điều hành với yêu cầu về kết quả hoạt động của công ty cao hơn. Khi


cơ chế đãi ngộ tương xứng với các yêu cầu đóng góp từ các nhà quản lý sẽ tạo ra động lực cho họ nỗ lực hơn trong việc làm tăng giá trị cho các cổ đông. Do đó, xu hướng này tạo góp phần ra xu hướng ngày càng tăng lên của mức thù lao trung bình của thành viên ban giám đốc. Ngoài ra, xu hướng tăng thù lao cũng là do nền kinh tế ngày càng phát triển tạo ra hệ sinh thái thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các công ty, trong khi đó các yếu tố như giá cả, lạm phát, chi phí khác tăng lên làm cho đồng tiền ngày càng mất giá. Vì vậy, thù lao trung bình của thành viên ban giám đốc tăng lên cũng có nguyên nhân đến từ các từ các yếu tố khác bên ngoài công ty.

Trái ngược với xu hướng tăng của thù lao trung bình của thành viên ban giám đốc. Mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam tại các mức thù lao trung bình có xu hướng giảm trong cả giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn 2007 – 2010, rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù giảm tương đối mạnh trong khi đó thù lao trung bình tăng nhanh và đạt đỉnh tại năm 2010 trước khi giảm nhẹ trong năm 2011. Giai đoạn 2011 – 2017, trong khi thù lao trung bình có xu hướng tăng dần đều qua các năm thì rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù biến động và giảm nhẹ cho đến cuối giai đoạn.

4.2. Thực trạng mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mức độ CNRR trung bình được đo lường bởi rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù của cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017 được được thể hiện qua biển đồ 4.12.


0.3

0.25

0.2

0.15

0.1

0.05

0

0.223

0.22

0.189

0.141

0.132

0.135

0.124

0.127

0.106

0.121

0.113

0.071

0.058

0.065

0.053 0.053 0.054 0.055 0.053 0.051 0.054 0.052

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Rủi ro tổng thể

Rủi ro đặc thù

Biểu đồ 4.12. Biến động rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù của các CTNY trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu


Có thể thấy, mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam đo lường bởi rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù có xu hướng biến động giảm trong cả giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể:

- Giai đoạn 2007 – 2010: rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù giảm tương đối mạnh. Rủi ro tổng thể giảm từ 0,223 xuống còn 0,141 tương mức với mức giảm hơn 36%. Rủi ro đặc thù giảm nhẹ hơn rủi ro tổng thể, từ 0,071 giảm xuống mức 0,053 tương ứng với mức giảm hơn 25%.

- Giai đoạn 2011 – 2017: cả rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù có sự biến động nhẹ trong cả giai đoạn, tuy nhiên xu hướng chung là giảm nhẹ ở cuối giai đoạn tại năm 2017 ở mức 0,113 và 0,052 so với mức 0,132 và 0,053 lần lượt cho rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù tại năm 2011.

Nhìn chung, xu hướng giảm của rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù trung bình của các CTNY Việt Nam với hai giai đoạn là giảm tương đối mạnh (2007 - 2010) và biến động giảm nhẹ (2011 – 2017) cũng tương tự như xu thế giảm của rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù khi xem xét với các tiêu chí như quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ thành viên nữ hay thù lao. Điều này cho thấy rằng:

Thứ nhất, mức độ CNRR của công ty khi đo lường bởi rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù có xu hướng biến động khá tương đồng với nhau, rủi ro hệ thống mặc dù không được đề cập trong nghiên cứu này nhưng có thể kết luận sự thay đổi của rủi ro hệ thống cũng sẽ có xu hướng tương tự bởi vì rủi ro tổng thể bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro đặc thù.

Thứ hai, mức độ CNRR của công ty chịu sự tác động đồng thời của nhiều nhân tố và sự tác động từ các nhân tố là khá cân bằng chứ không có sự chênh lệch quá lớn từ một nhân tố cụ thể.

4.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quản trị công ty đến mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.3.1. Tác động của quản trị công ty đến mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Để xử lý các khuyết tật và vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu nhằm đảm bảo tính vững cho các kết quả ước lượng, tất cả các mô hình thực nghiệm đã xây dựng về tác động của cơ cấu HĐQT đến mức độ CNRR của các CTNY tại Việt Nam được thực hiện hồi quy bằng phương pháp GMM hệ thống hai bước. Thêm vào đó, trong mỗi mô hình tác giả thực hiện kiểm soát hiệu ứng năm tài chính và hiệu ứng ngành hoạt động. Kết quả của mối quan hệ giữa cơ cấu HĐQT và mức độ CNRR của các


CTNY Việt Nam là rõ ràng và nhất quán cho dù mức độ CNRR được đo lường bằng thước đo rủi ro tổng thể hay rủi ro đặc thù.

Kết quả tác động của cơ cấu HĐQT đến mức độ CNRR

Bảng 4.3 thể hiện kết quả ước lượng từ mô hình nghiên cứu chia thành hai cột. Cột (1) trình bày tác động của cơ cấu HĐQT đến mức độ CNRR của công ty đo lường bởi rủi ro tổng thể (Stdret), cột (2) trình bày kết quả đo lường bởi rủi ro đặc thù (Ivol).

Biến quy mô HĐQT có tác động mạnh và nghịch chiều đến biến mức độ CNRR đối với cả hai thước đo Stdret và Ivol. Kết quả ước lượng cung cấp bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết nghiên cứu 1a đã đề xuất. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu ở nước ngoài như Cheng, 2008; Nakano & Nguyen, 2012; Huang & Wang, 2014; Koerniadi & cộng sự, 2014; Haider & Fang, 2016 tuy nhiên lại trái ngược với nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam của Nguyễn Hoàng Anh & Ngô Phú Thanh (2019).

Tác động của HĐQT độc lập đến mức độ CNRR của công ty trong cả hai mô hình là mối quan hệ nghịch chiều và tương quan mạnh. Kết quả này ủng hộ quan điểm về mối quan hệ tiêu cực trong giả thuyết nghiên cứu 1b giữa sự độc lập của HĐQT và mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam. Kết quả này tương tự với Jiraporn & Lee (2017), Akbar & cộng sự (2017) nhưng trái ngược với Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam (2017).

Tác động của sự kiêm nhiệm đến CNRR là tích cực và thống nhất đối với cả hai thước đo mức độ CNRR, điều này hỗ trợ cho quan điểm về mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệm và mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam là tích cực trong giả thuyết nghiên cứu 1c. Kết quả ước lượng phù hợp với kết quả của Boyd (1995), Brickley & cộng sự (1997), Adams & cộng sự. (2005), Alam & Ali Shah (2013). Trong khi đó, Nguyễn Hoàng Anh & Ngô Phú Thanh (2019) đo lường mức độ CNRR thông qua biến động của ROA không tìm thấy tác động của sự kiêm nhiệm đến mức độ CNRR trong nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam.

Biến tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT có tác động làm giảm đáng kể rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù cung cấp bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết nghiên cứu 1d đã đề cập rằng sự hiện diện của thành viên nữ trong HĐQT tác động nghịch chiều đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam. Kết quả hồi quy cũng cho thấy chiều hướng tác động nhất quán đối với cả hai thước đo là rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù trong cả hai mô hình nghiên cứu. Kết quả ước lượng phù hợp với phát hiện của Khaw & cộng sự (2014) tại Trung Quốc hay Nguyễn Hoàng Anh & Ngô Phú Thanh (2019) nghiên cứu tại Việt Nam với thước đo mức độ CNRR là biến động của ROA.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/02/2023