Thực Trạng Quản Trị Công Ty Tại Các Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam


tăng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập đến mức độ CNRR chỉ có thể được thể hiện rõ ràng nhất qua sự thay đổi mức độ CNRR trước và sau năm 2012 (năm Thông tư bắt đầu có hiệu lực) đối với nhóm công ty chưa đạt đủ tỷ lệ 1/3 thành viên độc lập trong HĐQT trước năm 2012. Vì vậy, cách tiếp cận theo phương pháp DID có thể chỉ ra được sự khác biệt về mức độ CNRR của các công ty có sự gia tăng số lượng thành viên độc lập do tác động của Thông tư 121. Cách tiếp cận này khác biệt so với các phương pháp còn lại, nó dựa trên một tác động từ sự thay đổi trong chính sách pháp luật và thể hiện được rõ ràng mối quan hệ nhân quả. Ta có thể có được ước lượng DID thông qua chạy hồi quy OLS (Nguyễn Xuân Thành, 2013).

Mô hình hồi quy có dạng như sau:

CRTit = β0 + β1NonCompliant + β2NonCompliant*Cir121 + Controlsit + Industryi + Listedi + εit

Nghiên cứu thực hiện kiểm soát hiệu ứng ngành (Industry) và hiệu ứng niêm yết (Listed) trong các phân tích nhằm kiểm soát tác động chi phối của ngành và sàn chứng khoán niêm yết đến mức độ CNRR. Mô hình không bao gồm hiệu ứng năm bởi vì đa cộng tuyến giữa các biến Cir121, biến tương tác NonCompliant*Cir121 với các biến hiệu ứng cố định năm.

Để loại trừ ảnh hưởng của hiện tượng phương sai không đồng nhất, sai số chuẩn robust được sử dụng và được ước lượng theo cụm mỗi doanh nghiệp (firm-level clustering), điều này giúp cho giá trị thống kê t không bị ảnh hưởng bởi vấn đề tự tương quan (Petersen, 2009).

Mô hình nghiên cứu (13) và (14) được triển khai cụ thể với biến phụ thuộc CRTit

được đo lường bởi Stdret và Ivol.


Kết luận chương 3


Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu ở chương 1 và cơ sở lý thuyết ở chương 2, tác giả đề xuất khung tiếp cận nghiên cứu, lựa chọn các biến nghiên cứu (bao gồm biến phụ thuộc, biến độc lập và biến kiểm soát) và xây dụng các mô hình nghiên cứu. Các mô hình nghiên cứu được đề xuất nhằm giải quyết 3 câu hỏi nghiên cứu qau đó lắp đầy 3 khoảng trống nghiên cứu đã đề cập. Bao gồm: (i) mô hình tác động tuyến tính của QTCT đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam; (ii) mô hình tác động phi tuyến tính của QTCT (nghiên cứu nhân tố đại diện là sở hữu nhà nước) đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam; (iii) mô hình tác động của Thông tư 121/2012/TT-BTC (quy định tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT) đến mức độ CNRR của các CTNY Việt Nam.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về tác động của QTCT đến mức độ CNRR của các CTNY đã đề cập ở chương 2, tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp cho các mô hình nghiên cứu. Theo đó, mô hình (i) và

(ii) được thực hiện kiểm định thông qua phương pháp ước lượng GMM hệ thống 2 bước, mô hình nghiên cứu (iii) sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS).


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


4.1. Thực trạng quản trị công ty tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.1.1. Cơ cấu Hội đồng quản trị

4.1.1.1. Quy mô Hội đồng quản trị

HĐQT của các công ty trong giai đoạn 2007 - 2017 có số lượng thành viên ít nhất là 3 và nhiều nhất là 11, con số này phù hợp với các quy định của QTCT về số lượng thành viên HĐQT trong giai đoạn nghiên cứu (điều 150 Luật doanh nghiệp 2014). Có thể thấy, công ty có quy mô HĐQT gồm 5-6 thành viên là nhóm phổ biến nhất. Phù hợp với thực tế bởi vì đa số các CTNY trên TTCK Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Quy mô HĐQT nhỏ giúp các công ty hiệu quả hơn trong vấn đề giao tiếp và phối hợp. Công ty có HĐQT gồm 7-8 thành viên cũng khá phổ biến nhưng số lượng so với nhóm công ty gồm 5-6 thành viên thì thấp hơn khá nhiều. Công ty có HĐQT gồm 3-4 thành viên và 9-11 thành viên không phổ biến và có số lượng rất hạn chế.


Công ty

450

400

350

300

250

200

150

100

50

0

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

3-4 5-6 7-8

2014 2015

9-11

2016 2017

Biểu đồ 4.1. Số lượng thành viên HĐQT của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu


Mức độ CNRR trung bình đo lường bởi rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù của các công ty theo các nhóm quy mô HĐQT có xu hướng biến động khá giống nhau và không có sự chênh lệch đáng kể. Mức độ CNRR trung bình giảm trong giai đoạn 2007 – 2010 và biến động nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2017. Có thể thấy, mức độ CNRR của nhóm HĐQT gồm 3-4 và 5-6 thành viên nhìn chung cao hơn nhóm 7-8 và 9-11 thành viên. Điều này góp phần hỗ trợ cho lập luận các công ty có quy mô HĐQT nhỏ hơn thường có các quyết định ủng hộ CNRR của công ty cao hơn.




Rủi ro tổng thể




Rủi ro đặc thù


0.3




0.3




0.25




0.25




0.2




0.2




0.15




0.15




0.1




0.1




0.05




0.05




0




0






3-4


5-6 7-8


9-11



3-4


5-6 7-8


9-11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 13

Biểu đồ 4.2. Mức độ CNRR trung bình của các CTNY theo quy mô HĐQT trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

4.1.1.2. Tỷ lệ thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị

Nghiên cứu có đề cập tác động của quy định số lượng thành viên độc lập chiếm tỷ lệ tối thiểu 1/3 trong HĐQT của các CTNY. Do đó, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập của các công ty được xem xét theo hai nhóm bao gồm nhóm có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT ít hơn 1/3 và nhóm có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT đạt ít nhất 1/3 trong cả giai đoạn nghiên cứu.

Có thể thấy, số lượng công ty có tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT chiếm tỷ lệ ít nhất 1/3 còn hạn chế so với số công ty chưa đạt đủ tỷ lệ 1/3 trong cả giai đoạn 2007

-2017. Bên cạnh đó, nhóm công ty có thành viên độc lập trong HĐQT ít hơn 1/3 có mức độ CNRR cao hơn so với nhóm có thành viên độc lập trong HĐQT đạt tỷ lệ ít nhất 1/3. Tương tự xu hướng của mức độ CNRR trung bình của các CTNY theo quy mô HĐQT,


mức độ CNRR theo tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT cũng giảm trong cả giai đoạn nghiên cứu với hai xu hướng nhỏ đó là giảm nhiều hơn trong giai đoạn 2007 – 2010, biến động và giảm nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2017.


Công ty


600

500

400

300

200

100

0

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Dưới 1/3 Tối thiểu 1/3

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu


Rủi ro tổng thể

0.3


0.25


0.2


0.15


0.1


0.05


0

Dưới 1/3

Tối thiểu 1/3

Rủi ro đặc thù

0.3


0.25


0.2


0.15


0.1


0.05


0

Dưới 1/3

Tối thiểu 1/3

Biểu đồ 4.4. Mức độ CNRR theo tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu


4.1.1.3. Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm các chức danh trong ban giám đốc

Biểu đồ 4.5 cho thấy số lượng công ty có thành viên HĐQT không kiêm nhiệm các chức vụ trong ban giám đốc có xu hướng giảm qua các năm nhưng đến năm 2017 thì tăng lên. Số lượng thành viên HĐQT kiêm nhiệm các chức danh trong ban giám đốc tăng qua các năm là do quy định định hạn chế thành viên HĐQT kiêm nhiệm ban giám đốc (bao gồm chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc) chỉ ở mức độ khuyến khích các công ty thực hiện chứ chưa có sự bắt buộc trong giai đoạn 2007 – 2017. Số công ty có tỷ lệ kiêm nhiệm trên 50% có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007 – 2012 và bắt đầu giảm trong giai đoạn 2013 – 2017, ngược lại với xu hướng này thì số công ty có tỷ lệ kiêm nhiệm dưới 1/3 và 1/3 - 50% tăng dần lên trước khi giảm tại năm 2017.


Công ty

450

400

350

300

250

200

150

100

50

0

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Không kiêm nhiệm

Dưới 1/3

1/3 đến 50%

Trên 50%

Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ kiêm nhiệm trong ban giám đốc của thành viên HĐQT của các CTNY trong giai đoạn 2007 – 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Biểu đồ 4.6 thể hiện mức độ CNRR theo tỷ lệ thành viên HĐQT kiêm nhiệm các chức danh trong ban giám đốc cho thấy mức độ CNRR của các nhóm tỷ lệ kiêm nhiệm có xu hướng giảm và biến động khá giống nhau. Xu hướng giảm này tương tự như xu hướng giảm mức độ CNRR khi xem xét với quy mô HĐQT và tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập với hai giai đoạn giảm mạnh (2007 – 2010) và biến động giảm nhẹ (2011 – 2017).

Đáng lưu ý, nhóm công ty không có thành viên kiêm nhiệm lại có mức rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù cao hơn so với các nhóm có thành viên HĐQT kiêm nhiệm trong ban


giám đốc. Tuy nhiên, sự chênh lệch mức độ CNRR là không đáng kể giữa hai nhóm không kiêm nhiệm và có tỷ lệ kiêm nhiệm. Tỷ lệ trung bình các chức danh trong ban giám đốc do thành viên HĐQT kiêm nhiệm có tỷ lệ gần 40% trong giai đoạn nghiên cứu.


Rủi ro tổng thể

0.25

0.2 0.15

0.1

0.05

0

Không kiêm nhiệm Dưới 1/3

1/3-50%

Trên 50%

Rủi ro đặc thù

0.1


0.08


0.06


0.04


0.02


0

Không kiêm nhiệm

1/3-50%

Dưới 1/3

Trên 50%

Biểu đồ 4.6. Mức độ CNRR theo các nhóm tỷ lệ thành viên HĐQT kiêm nhiệm trong ban giám đốc của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

4.1.1.4. Tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị


Công ty

300


250


200


150


100


50


0

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017


0 1 2 3 4 5 6

Biểu đồ 4.7. Số lượng thành viên HĐQT nữ của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu




Rủi ro tổng thể



Rủi ro đặc thù


0.35




0.14



0.3




0.12



0.25




0.1



0.2




0.08



0.15




0.06



0.1




0.04



0.05




0.02



0




0









0 1 2


3


0

1 2

3


4 5 6



Biểu đồ 4.8. Mức độ CNRR theo số lượng thành viên nữ trong HĐQT của các CTNY trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Biểu đồ 4.7 cho thấy số lượng thành viên nữ trong HĐQT giao động trong khoảng từ 0 đến 6 thành viên. Có thể thấy, số công ty không có thành viên nữ trong HĐQT là rất phổ biến. Trong số các công ty có thành viên nữ trong HĐQT, phổ biến nhất là nhóm công ty có 1 thành viên nữ, tiếp theo là nhóm các công ty có từ 2 đến 3 thành viên nữ. Một số rất ít công ty có 4 thành viên nữ trong HĐQT, trong khi đó mẫu dữ liệu ghi nhận được chỉ có 1 công ty có 5 thành viên HĐQT nữ trong năm 2016 (mã CK: TTF), công ty có 6 thành viên nữ trong HĐQT được ghi nhận xuất hiện 1 lần trong năm 2008 (mã DHG) và 2017 (mã RIC).

Qua biểu đồ 4.8 có thể thấy nhóm công ty không có thành viên nữ trong HĐQT có rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù trong giai đoạn 2007 – 2011 thấp nhưng sang giai đoạn 2012 – 2017 lại có xu hướng cao hơn nhóm công ty có 1 đến 3 thành viên HĐQT nữ. Trong các nhóm phân chia theo sự hiện diện của thành viên HĐQT nữ, các công ty không có sự hiện diện của thành viên HĐQT là nữ có mức độ CNRR cao hơn so với nhóm công ty phổ biến có từ 1 đến 3 thành viên nữ trong HĐQT. Đối với nhóm công ty có 4 thành viên HĐQT là nữ, mức độ CNRR qua các năm nhìn chung là thấp hơn các nhóm trên, tuy nhiên giai đoạn 2013 – 2015 lại có mức rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù cao hơn các nhóm 0 và 1-3 thành viên nữ. Nhóm có 5 hoặc 6 thành viên nữ trong HĐQT, số lượng công ty chỉ có một công ty và chỉ xuất hiện trong một năm nhất định. Do đó, mức độ CNRR trung bình phụ thuộc rất lớn vào mức độ CNRR của công ty trong năm đó. Kết quả là mối liên hệ giữa thành viên HĐQT nữ và mức độ CNRR trong các nhóm công ty này không được thể hiện rõ ràng.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 08/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí