Mô Tả Các Biến Trong Mô Hình Nghiên Cứu


+ ԑw,i,t: phần dư ngẫu nhiên trong tuần w của cổ phiếu công ty i trong năm t;

- Tiếp theo, lấy logarit tự nhiên giá trị độ lệch chuẩn của các phần dư hàng tuần của mỗi năm để tính rủi ro đặc thù của công ty.


Ivol=ln(σ(ԑw,i,t)) = ln( !"[ԑS, , E(ԑ, )]))

" '!


Trong đó:



năm t;

+ Ivolit: mức độ CNRR được đo lường bởi rủi ro đặc thù của công ty i trong năm t;

+ σ(ԑw,i,t): độ lệch chuẩn phần dư từ mô hình (*) trong tuần w của công ty i trong


+ ԑw,i,t: phần dư từ mô hình thị trường (*) trong tuần w của công ty i trong năm t;

+ E(ԑi,t): giá trị trung bình của phần dư hàng tuần của công ty i trong năm t;

+ n: tổng số tuần có GDCK trong năm t.


3.2.2. Lựa chọn biến độc lập

Các biến độc lập được lựa chọn trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu tiền nhiệm và phù hợp với ba mục tiêu nghiên cứu đã đề xuất.

Thứ nhất, để tìm hiểu tác động của QTCT (bao gồm cơ cấu HĐQT, cấu trúc sở hữu, cơ chế đãi ngộ) đến mức độ CNRR, các biến độc lập được sử dụng bao gồm:

- Cơ cấu của HĐQT bao gồm các biến: quy mô HĐQT (BSize) là logarit tự nhiên của tổng số thành viên trong HĐQT; sự độc lập của HĐQT (Ned) được đo lường bằng tỷ lệ các thành viên độc lập trong HĐQT; sự kiêm nhiệm (CEOpower) là được đo bằng tỷ lệ thành viên trong ban giám đốc đồng thời là thành viên trong HĐQT; thành viên nữ trong HĐQT (Female) được đo lường bằng tỷ lệ các thành viên nữ trong HĐQT.

- Cấu trúc sở hữu với hai hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước được đo lường theo hai cách: (State) là tỷ lệ phần trăm sở hữu của nhà nước tại các công ty và (StateControl) nhận giá trị bằng 1 nếu tỷ lệ sở hữu của nhà nước chiếm tỷ lệ kiểm soát (hơn 50%), còn lại bằng 0; sở hữu nước ngoài (Foreign) được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty.

- Cơ chế đãi ngộ dành cho ban giám đốc được đo lường bởi: thù lao ban giám đốc (Comp) được tính bởi logarit tự nhiên giá trị trung bình của toàn bộ lương, thưởng và thu nhập khác của các thành viên ban giám đốc.


Thứ hai, để tìm hiểu tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR có phải là mối quan hệ phi tuyến tính hay không, tác giả xây dựng biến “State square” là biến bậc hai của biến “State” được đo lường bởi bình phương của tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong công ty.

Thứ ba, để tìm hiểu tác động của quy định tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập của Thông tư 121/2012/TT-BTC đến mức độ CNRR, tác giả sẽ sử dụng cách tiếp cận khác biệt trong khác biệt (Difference In Difference - DID). Do đó, các biến độc lập được xây dựng như sau:

Đầu tiên, tác giả xây dựng hai biến nhị phân. Biến thứ nhất được ký hiệu “Cir121” nhận giá trị 1 cho các năm bắt đầu từ năm 2012 (năm Thông tư 121 có hiệu lực) và bằng 0 cho các năm trước đó. Biến thứ hai được ký hiệu “NonCompliant”, nhận giá trị 1 đối với các công ty không có đủ tối thiểu 1/3 số thành viên HĐQT là thành viên độc lập trong năm 2011 trở về trước (năm ngay trước khi Thông tư 121 có hiệu lực) và bằng 0 cho các trường hợp khác. Các công ty trong nhóm không tuân thủ (nhóm nhận giá trị bằng 1) buộc phải gia tăng số thành viên độc lập trong HĐQT để tuân thủ Thông tư 121 có hiệu lực kể từ năm 2012. Đây là nhóm công ty bị ảnh hưởng bởi Thông tư 121 và là đối tượng cần nghiên cứu. Biến “NonCompliant*Cir121” là biến tương tác giữa nhóm công ty không tuân thủ và Thông tư 121. Biến này chỉ ra tác động của sự gia tăng số lượng thành viên HĐQT độc lập đến mức độ CNRR của nhóm công ty không tuân thủ.

3.2.3. Lựa chọn biến kiểm soát

Để tách biệt ảnh hưởng ròng của cơ cấu HĐQT, cấu trúc sở hữu và cơ chế đãi ngộ đến mức độ CNRR của công ty, mô hình hồi quy được thực hiện kiểm soát các biến đặc thù doanh nghiệp nhằm loại bỏ khả năng tác động chi phối của các biến đặc thù doanh nghiệp đến kết quả mối quan hệ giữa cơ cấu HĐQT, cấu trúc sở hữu và mức độ CNRR.

Các biến đặc thù doanh nghiệp được xác định dựa theo các nghiên cứu trước đây (ví dụ Cheng, 2008; Boubakri & cộng sự, 2013a; Koerniadi & cộng sự, 2014; Jiraporn & Lee, 2017) bao gồm:

- Quy mô công ty (Size) được đo lường bởi logarit tự nhiên của tổng tài sản;

- Đòn bẩy tài chính (Lev) là tỉ lệ nợ trên tổng tài sản;

- Dòng tiền (Cashflows) là tỉ số của dòng tiền tự do trên tổng tài sản;

- Giá trị Tobin’Q (TobinQ) đo bằng giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tài sản;

- TSSL trên tổng tài sản (ROA) được tính bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên tổng tài sản;

- Chi tiêu đầu tư (Capex) là tỉ lệ chi tiêu vốn đầu tư trên tổng tài sản.


Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu


Biến

Tên

Cách tính

Nguồn tham khảo

Các biến đo lường mức độ CNRR


Rủi ro tổng thể


Stdret


Logarit tự nhiên của giá trị độ lệch chuẩn TSSL hàng tuần của chứng khoán trong mỗi năm

Anderson & Fraser, (2000), Low (2009),

Pathan (2009), Jiraporn & Lee (2017), Aabo &

cộng sự (2017)


Rủi ro đặc thù


Ivol

Logarit tự nhiên của giá trị độ lệch chuẩn của phần dư (εS, , ) được lấy từ mô hình thị trường sau:

9T,:,; = α= + β!9@,T,; + AT,:,;

(w biểu thị cho tuần, i biểu thị cho công ty, t là mốc năm quan sát; M

biểu thị cho thị trường)


Anderson & Fraser (2000), Chen & cộng sự (2006), Low (2009),

Pathan (2009), Jiraporn & Lee (2017), Aabo & cộng sự (2017)

Các biến độc lập


Quy mô HĐQT


Bsize


Logarit tự nhiên của tổng số thành viên trong HĐQT

Cheng (2008), Nakano

& Nguyen (2012), Huang & Wang (2014), Koerniadi & cộng sự (2014), Akbar & cộng sự (2017)


Sự độc lập của HĐQT


Ned


Tỷ lệ các thành viên độc lập trong HĐQT

Cheng (2008), Koerniadi & cộng sự (2014), Huang & Wang (2014), Akbar & cộng sự (2017)


Sự kiêm nhiệm


CEOpower

Tỷ lệ thành viên ban giám đốc là thành viên trong HĐQT


Pathan (2009)

Thành viên nữ trong HĐQT

Female

Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT

Khaw & cộng sự (2016)


Sở hữu nhà nước


State


Phần trăm tỷ lệ sở hữu của nhà nước

Boubakri & cộng sự (2013a); Zhao & Xiao (2016); Khaw & cộng sự (2016); Phùng Đức Nam (2017)

Sở hữu kiểm soát của nhà nước

State Control

Bằng 1 nếu tỷ lệ sở hữu của nhà nước chiếm tỷ lệ kiểm soát, còn lại bằng 0

Khaw & cộng sự (2016)


Sở hữu nước ngoài


Foreign


Phần trăm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Boubakri & cộng sự (2013a); Vo (2016);

Zhao & Xiao (2016);

Chun & Lee (2017)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 11


Biến

Tên

Cách tính

Nguồn tham khảo

Thù lao ban giám đốc


Comp

Logarit tự nhiên thù lao trung bình tính bởi tổng thù lao ban giám đốc/số thành viên ban giám đốc


Eling & Marek (2013)

Thông tư 121/2012/TT-

BTC


Cir121

Bằng 1 cho các năm bắt đầu từ năm 2012, bằng 0 cho các năm trước đó


Jiraporn & Lee (2017)

Nhóm công ty bị ảnh hưởng bởi Thông tư 121/2012/TT-

BTC


Non Compliant

Bằng 1 đối với các công ty không có đủ tối thiểu 1/3 số thành viên độc lập trong HĐQT trong năm 2011 trở về trước, bằng 0 đối với các

trường hợp còn lại


Jiraporn & Lee (2017)


Biến bậc hai của sở hữu nhà nước


State square


Bình phương tỷ lệ sở hữu của nhà nước

Duc Nam Phung & Mishra (2016), Dut Van Vo & cộng sự (2020); Wei & cộng sự (2005),

Yu (2013)

Các biến kiểm soát


Quy mô công ty


Size


Logarit tự nhiên giá trị sổ sách của tổng tài sản

Cheng (2008), Faccio & cộng sự (2011), Boubakri & cộng sự (2013a), Huang & Wang (2014), Akbar &

cộng sự (2017)


Đòn bẩy tài chính


Lev


Tổng nợ Tổng tài sản

Cheng (2008), Faccio & cộng sự (2011), Boubakri & cộng sự (2013a), Huang & Wang (2014), Koerniadi & cộng sự (2014), Akbar

& cộng sự (2017)

Dòng tiền tự do trên tổng tài sản

Cashflows

Dòng tiền hoạt động

Giá trị sổ sách của tổng tài sản

Huang & Wang (2014), Jiraporn & Lee (2017)

Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách


Tobin’s Q

Giá trị thị trường của tổng tài sản Giá trị sổ sách của tổng tài sản

Huang & Wang (2014), Koerniadi & cộng sự (2014), Akbar & cộng sự (2017)


TSSL trên tổng tài sản


ROA


EBIT

Tổng tài sản

Faccio & cộng sự (2011), Boubakri & cộng sự (2013a), Huang & Wang (2014)

Chi tiêu vốn đầu tư trên tổng tài sản


Capex

Chi phí vốn đầu tư Tổng tài sản

Boubakri & cộng sự (2013a), Jiraporn & Lee (2017)

Nguồn: tổng hợp của tác giả


3.2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở khung mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình tổng quát sau để

xem xét tác động của QTCT đến mức độ CNRR:

CRTit = α + β1Xit + β2Controlsit + ԑit (*)


Trong đó:

- i đại diện cho công ty, t đại diện cho năm quan sát;

- CRTit thể hiện mức độ CNRR đo lường bởi rủi ro tổng thể (Stdret) và rủi ro đặc thù (Ivol);

- X gồm các yếu tố QTCT (cơ cấu HĐQT, cấu trúc sở hữu, cơ chế đãi ngộ). Cơ cấu HĐQT bao gồm các biến quy mô HĐQT(BSize), sự độc lập của HĐQT (Ned), sự kiêm nhiệm (CEOpower), và thành viên nữ trong HĐQT (Female); cấu trúc sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước (State), sở hữu nhà nước kiểm soát (StateControl) và sở hữu nước ngoài (Foreign); thù lao ban giám đốc (Comp) đại diện cho cơ chế đãi ngộ.

- Controls là các biến kiểm soát bao gồm các biến thuộc đặc thù của công ty: Size là quy mô công ty; Leverage là đòn bẩy tài chính; Cashflows là dòng tiền tự do của công ty; Tobin’s Q là tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tổng tài sản; ROA là TSSL trên tổng tài sản; Capex là chi tiêu vốn đầu tư.

- ε là sai số phần dư của mô hình kinh tế lượng.

Từ phương trình tổng quát trên, kết hợp với tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về tác động của QTCT đến mức độ CNRR tác giả phát triển thành các mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

(i) Mô hình tác động tuyến tính của QTCT đến mức độ CNRR

Tương ứng với phương trình (*) sẽ có 8 mô hình được đánh dấu từ (1) đến (8) nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: QTCT (bao gồm cơ cấu HĐQT, cấu trúc sở hữu, cơ chế đãi ngộ) có tác động như thế nào đến mức độ CNRR (được đo lường bởi rủi ro tổng thể, rủi ro đặc thù) của các CTNY trên TTCK Việt Nam?

- Mô hình (1) và (2) thể hiện tác động của cơ cấu HĐQT (bao gồm Bsize, Ned, CEOpower, Female) đến mức độ CNRR đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol.

Các giả thuyết nghiên cứu liên quan được đề xuất sau:

Giả thuyết 1a: Quy mô HĐQT tác động nghịch chiều đến mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam.


Giả thuyết 1b: Sự độc lập của HĐQT tác động nghịch chiều hoặc thuận chiều

đến mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Giả thuyết 1c: Sự kiêm nhiệm tác động nghịch chiều hoặc thuận chiều đến mức

độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Giả thuyết 1d: thành viên nữ trong HĐQT tác động nghịch chiều đến mức độ

CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

- Mô hình (3) và (4) thể hiện tác động của sở hữu nhà nước (State) đến mức độ

CNRR đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol.

- Mô hình (5) và (6) thể hiện tác động của sở hữu nhà nước kiểm soát (StateControl) đến mức độ CNRR đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol.

Giả thuyết 2a: Sở hữu nhà nước tác động nghịch chiều đến mức độ CNRR các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Giả thuyết 2b: Sở hữu nhà nước kiểm soát tác động thuận chiều đến mức độ

CNRR các CTNY trên TTCK Việt Nam.

- Mô hình (7) và (8) thể hiện tác động của sở hữu nước ngoài (Foreign) đến mức

độ CNRR đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol.

Giả thuyết 2c: Sở hữu nước ngoài tác động thuận chiều đến mức độ CNRR các CTNY trên TTCK Việt Nam.

- Mô hình (9) và (10) thể hiện tác động của cơ chế đãi ngộ (Comp) đến mức độ

CNRR đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol.

Giả thuyết 3: Thù lao ban giám đốc tác động thuận chiều đến mức độ CNRR các CTNY trên TTCK Việt Nam.

(ii) Mô hình tác động phi tuyến tính của QTCT (sở hữu nhà nước) đến mức độ CNRR

Từ phương trình tổng quát (*), mô hình trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai: tác động của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017 có phải là mối quan hệ phi tuyến tính hay không được thể hiện như sau:

CRTit = α + β1Stateit + β2Stateit2 + β3Controlsit + ԑit (**)

- Tương ứng với phương trình (**) trên, mô hình (11) và (12) thể hiện tác động phi tuyến tính của sở hữu nhà nước đến mức độ CNRR (được đo lường lần lượt bởi 2 biến phụ thuộc là Stdret và Ivol).


Giả thuyết 4: Sở hữu nhà nước có tác động phi tuyến tính (dạng chữ U) đến mức

độ CNRR các CTNY trên TTCK Việt Nam.

(iii) Mô hình tác động của quy định về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT đến mức độ CNRR

Sự gia tăng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT do quy định của Thông tư 121/2012/TT-BTC đến mức độ CNRR của công ty được thể hiện thông qua mô hình hồi quy sau:

CRTit = β0 + β1NonCompliant + β2NonCompliant*Cir121 + Controlsit + εit (***)

Các biến kiểm soát dựa trên các nghiên cứu trước đây (ví dụ Jiraporn & Lee, 2017; Lê Đạt Chí & Trần Hoài Nam, 2017). Bao gồm: giá trị Tobin’s Q (Tobin’s Q); quy mô công ty (Size); đòn bẩy tài chính (Lev); dòng tiền tự do trên tổng tài sản (Cashflows); chi tiêu vốn đầu tư trên tổng tài sản (Capex). Các biến liên quan đến HĐQT bao gồm quy mô HĐQT (Bsize) và tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (Female).

Tương ứng với phương trình (***) sẽ có 2 mô hình được đánh dấu từ (13) đến

(14) thể hiện tác động của sự gia tăng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT đến mức độ CNRR được đo lường lần lượt bởi Stdret và Ivol nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Quy định tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập của Thông tư 121/2012/TT-BTC có tác động như thế nào đến mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam?

Giả thuyết 5: Sự gia tăng số lượng thành viên độc lập trong HĐQT làm giảm mức độ CNRR của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

3.3. Dữ liệu nghiên cứu

3.3.1. Nguồn thu thập dữ liệu

Mẫu nghiên cứu trong luận án bao gồm các CTNY trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2017. Tuy nhiên, các công ty trong mẫu nghiên cứu không bao gồm các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, … bởi vì có sự khác biệt về đặc thù kinh doanh, đặc điểm tài chính và các yêu cầu riêng về mặt quản lý của các định chế tài chính so với các công ty phi tài chính. Mỗi công ty có dữ liệu ít nhất 5 năm trong giai đoạn nghiên cứu. Mẫu cuối cùng là một bảng dữ liệu không cân bằng bao gồm 577 công ty phi tài chính với 6251 quan sát trong giai đoạn 2007 - 2017. Kích thước của mẫu như trên là đủ cho một nghiên cứu quốc gia. Ngoài ra, thực tiễn các nghiên cứu thực nghiệm


(chẳng hạn John & cộng sự, 2008; Acharya & cộng sự, 2011a; Boubakri & cộng sự, 2013b; Li & cộng sự, 2013; Banerjee & Gupta, 2017) cho thấy dữ liệu hơn 10 năm là đủ để đưa ra những kết luận mang tính quy luật của bất kỳ một nghiên cứu thực nghiệm nào.

Dữ liệu bao gồm các thông tin được thu thập từ báo cáo tài chính kiểm toán do các CTNY công bố và thông tin về giá cổ phiếu của các công ty trên sàn GDCK. Nguồn dữ liệu được cung cấp bởi FiinGroup (trước đây là StockPlus), nhà cung cấp dữ liệu kinh tế tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

3.3.2. Mô tả dữ liệu

3.3.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu

Bảng 3.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu



quan sát

trung bình

vị

lệch chuẩn

nhỏ nhất

lớn nhất

Stdret

4.877

0,1338

0,1205

0,0660

0,0005

0,2950

Ivol

4.777

0,0542

0,0514

0,0198

0,0068

0,1059

Bsize

4.463

1,6847

1,6094

0,1762

1,0986

2,3979

Ned

4.463

0,1377

0,0000

0,2138

0,0000

0,8000

CEOpower

4.463

0,3960

0,4000

0,1937

0,0000

0,8000

Female

4.463

0,1304

0,0769

0,1513

0,0000

0,5000

State

5.681

0,278

0,2800

0,249

0,0000

0,8250

Foreign

5.337

0,0806

0,0200

0,1254

0,0000

0,4900

Comp

2.231

19,5945

19,6116

0,8065

12,5443

22,5952

Size

5.867

- 0,9295

-0,9983

1,4242

-4,0863

2,4633

Lev

5.863

0,5017

0,5286

0,2280

0,00002

0,9892

Cashflows

4.262

0,0101

0,0878

0,0795

-0,0616

0,2926

Tobin’s Q

5.863

1,0279

0,9598

0,3304

0,3277

1,7169

ROA

5.835

0,0656

0,0513

0,0858

-0,9960

0,7837

Capex

5.566

0,0057

-0,0009

0,0413

-0,0759

0,0841

Biến Số

Giá trị

Trung Độ

Giá trị

Giá trị


Nguồn: tác giả tổng hợp từ Stata

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/02/2023