Các Rào Cản Du Lịch Của Điểm Đến Du Lịch Bình Định


2011). Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tùy theo thị trường và đặc điểm khách du lịch khác nhau mà các rào cản xuất hiện có thể khác nhau (Hung và Petrick, 2010). Hơn nữa, thang đo rào cản du lịch trong các nghiên cứu trước đa số áp dụng đối với hành vi lựa chọn điểm đến dự định. Cần thiết phải hình thành thang đo mới cho khái niệm này đối với hành vi lựa chọn điểm đến thực sự.

Trong nghiên cứu này, thang đo rào cản du lịch được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khám phá tại Bình Định. Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong Phụ lục 3A. Kết quả của 200 phiếu khảo sát cho thấy có nhiều rào cản đã được 189 khách du lịch nêu lên, có 8 người (tức 4%) không trả lời và 3 người (tức 1,5%) trả lời không có gì. Các yếu tố trong 189 câu trả lời của khách du lịch cũng đề cập đến các yếu tố phát hiện trong nghiên cứu khám phá 18 du khách đầu tiên.

Bảng 3.3: Các rào cản du lịch của điểm đến du lịch Bình Định


Rào cản được liên tưởng


Nội dung của từ/nhóm từ và tần suất liên tưởng

Tổng số liên tưởng

Hoạt động

Ít hoạt động giải trí (53); Chỗ chơi ban đêm ít (24)

77


Tổ chức

Tour không phong phú (33); Khó tìm công ty du lịch (13); Khó tìm người đi cùng (8)


54

Thời gian

Mất nhiều thời gian (21); Giờ bay không hợp lý (17)

38

Phương tiện

Phương tiện hạn chế (21); Xe chất lượng kém (6)

27

Thông tin

Ít thông tin du lịch (19); ít hướng dẫn (6)

25

Chi phí

Vé máy bay đắt (15), Chi phí trung chuyển cao (8)

23

Cạnh tranh

Ít hấp dẫn (15); thua/không bằng các nơi khác(7)

22

Chỗ ở

Không có khách sạn 5 sao (7), ít khách sạn (6)

13

Môi trường

Rác (5), ô nhiễm (2)

7

Ngôn ngữ

Tiếng nói khó nghe (3), ít người nói được tiếng Anh (2)

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa động cơ du lịch, hình ảnh điểm đến và lựa chọn điểm đến - Nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch tỉnh Bình Định - 13

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.3 thể hiện 10 mục rào cản đầu tiên sắp xếp theo thứ tự giảm dần về tần suất xuất hiện trong tổng số các câu trả lời. Từ 10 mục nêu trên, cùng với kết quả từ các nghiên cứu trước đây của Crawford và Godbey (1987), Tian và cộng sự (1996), Hsu và Lam (2003), Hong và cộng sự (2006), qua thảo luận nhóm tập trung, các đối tượng tham gia thảo luận nhóm cho rằng các rào cản được phát hiện ít nhiều đều có ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch nhưng chúng ta không nên


chú trọng đến tất cả vì như vậy sẽ giảm tính tập trung vì vậy thang đo rào cản du lịch nên được xây dựng dựa vào những mục có tổng tần suất của các thuộc tính trên 10% với các phát biểu (Bảng 3.4) được đưa vào bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 bậc tương ứng các mức độ đồng ý từ: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3

= Trung lập; 4 = Đồng ý; và 5 = Hoàn toàn đồng ý.

Bảng 3.4: Thang đo rào cản du lịch


Mã hóa

Nội dung

Nghiên cứu trước có đề cập

RCAN1

Không có nhiều hoạt động giải trí

Tian và cộng sự (1996)

RCAN2

Tổ chức chuyến du lịch rất khó khăn

Hong và cộng sự (2006)

RCAN3

Phương tiện đi lại hạn chế

Hong và cộng sự (2006)

RCAN4

Thông tin về du lịch hạn chế

Hsu và Lam (2003)

RCAN5

Mất nhiều thời gian và chi phí

Hong và cộng sự (2006)

RCAN6

Sự hấp dẫn của các điểm đến khác

Crawford và Godbey (1987)

Nguồn: Phát triển qua nghiên cứu định tính

3.2.1.4. Thang đo lựa chọn điểm đến

Hầu hết các thang đo lựa chọn điểm đến trong các nghiên cứu trước là các biến nhị phân hoặc phân loại. Do vậy thang đo lựa chọn điểm đến trong nghiên cứu này được các chuyên gia thảo luận dựa trên nghiên cứu hành vi dự định của Phetvaroon (2006), nghiên cứu ưu tiên điểm đến của Yue (2008) và điều chỉnh, phát triển cho phù hợp với điểm đến Bình Định. Kết quả có bốn biến quan sát được thống nhất đưa vào bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 bậc (1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2

= Không đồng ý; 3 = Trung lập; 4 = Đồng ý; và 5 = Hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.5: Thang đo lựa chọn điểm đến


Mã hóa

Nội dung

Nghiên cứu được

tham khảo


LCHON1

Bình Định là sự lựa chọn đầu tiên của tôi khi quyết định đi du lịch

Yue (2008)


LCHON2

Lựa chọn điểm đến Bình Định là một quyết định đúng

đắn của tôi

Yue (2008)

LCHON3

Tôi sẽ giới thiệu Bình Định cho những người khác

Phetvaroon (2006)

LCHON4

Tôi sẽ chọn Bình Định cho những lần lựa chọn tiếp theo

Phetvaroon (2006)

Nguồn: Điều chỉnh và phát triển qua nghiên cứu định tính


3.2.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng nghiên cứu sơ bộ định lượng

3.2.2.1. Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Kiểm định độ tin cậy thang đo động cơ du lịch

Động cơ du lịch là khái niệm bậc hai nên thang đo động cơ du lịch là thang đo đa hướng gồm 5 thành phần. Kết quả Cronbach’s alpha ban đầu cho thấy: ngoại trừ thang đo của thành phần uy tín không đạt độ tin cậy (Cronbach’s alpha = 0,646 với hệ số tương quan biến tổng của biến DCO19 = 0,156) thì các thang đo của 4 thành phần còn lại đều đạt độ tin cậy (Phụ lục 6).

Xem xét việc loại bỏ biến DCO19 - Thực hiện mong muốn đến thăm một điểm đến của tôi. Trong qua trình nghiên cứu định tính sau định lượng, nhiều ý kiến cho rằng khách du lịch là thường là những người có thu nhập khá cao nên nhu cầu của họ cũng ở những mức tương ứng (theo tháp nhu cầu của Maslow). Trên thực tiễn và đối chiếu với các biến DCO16, DCO17, DCO18 (nhu cầu được tôn trọng) thì biến DCO19 lại ở mức khác (tự thể hiện bản thân). Do đó cần loại bỏ biến DCO19 để đảm bảo giá trị hội tụ của thang đo thành phần uy tín.

Tiến hành loại bỏ biến quan sát DCO19, kết quả thang đo có độ tin cậy Cronbach’s alpha bằng 0,820 là cao. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,603 (DCO16), cao hơn mức 0,3 (Nunnnally và Bernstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2012). Do đó thang đo uy tín đáp ứng độ tin cậy.

Bảng 3.6: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s alpha động cơ du lịch



STT


Các khái niệm

Ký hiệu thành phần

Số biến

quan sát

Cronbach’s

alpha

Hệ số tương quan

biến tổng bé nhất

1

Thư giãn

THUGIAN

4

0,730

0,477

2

Mới lạ

MOILA

4

0,837

0,618

3

Kiến thức

KIENTHUC

3

0,772

0,594

4

Tăng cường mối quan hệ

QUANHE

4

0,811

0,529

5

Uy tín

TUNHIEN

3

0,820

0,603

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Như vậy, thang đo động cơ du lịch đạt độ tin cậy với các hệ số tương quan

biến tổng đều cao (nhỏ nhất là biến DCO1 = 0,477). Cronbach’s alpha của các thang


đo cũng đều cao, nhỏ nhất là của thang đo thư giãn bằng 0,730 (Bảng 3.6). Vì vậy tất

cả các biến quan sát sau khi loại biến sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Kiểm định độ tin cậy thang đo hình ảnh điểm đến

Hình ảnh điểm đến là khái niệm bậc hai nên thang đo hình ảnh điểm đến là thang đo đa hướng gồm 6 thành phần. Kết quả Cronbach’s alpha ban đầu cho thấy: ngoại trừ thang đo của thành phần môi trường du lịch không đạt độ tin cậy (Cronbach’s alpha = 0,848 nhưng hệ số tương quan biến tổng của biến HADD16 chỉ đạt 0,179) thì các thang đo của 5 thành phần còn lại đều đạt độ tin cậy (Phụ lục 6).

Xem xét việc loại bỏ biến HADD16 - Giá cả hợp lý. Bản chất của biến quan sát này khi được phỏng vấn, người trả lời đều cho rằng nó là đặc điểm phải có, hay yêu cầu bắt buộc của điểm đến, do đó không chỉ thể hiện ở các dịch vụ du lịch mà trên tất cả các lĩnh vực khác. Trên cơ sở đối chiếu với biến HADD14 (Không có tình trạng ăn xin, chèo kéo, thách giá), thì biến HADD16 được loại bỏ nhưng không ảnh hưởng đến giá trị nội dung thang đo môi trường du lịch.

Tiến hành loại bỏ biến HADD16, kết quả thang đo có độ tin cậy Cronbach’s alpha bằng 0,888 là cao. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,586 (HADD14), cao hơn mức 0,3 (Nunnnally và Bernstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2012). Do đó thang đo môi trường du lịch đáp ứng độ tin cậy.

Bảng 3.7: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s alpha thang đo hình ảnh điểm đến



STT


Các khái niệm

Ký hiệu thành phần

Số biến

quan sát

Cronbach’s

alpha

Hệ số tương quan

biến tổng bé nhất


1

Tài nguyên du lịch tự

nhiên


TUNHIEN


3


0,752


0,570


2

Văn hóa, lịch sử và nghệ thuật


VANHOA


6


0,854


0,547

3

Môi trường du lịch

MTRUONG

6

0,888

0,586

4

Cơ sở hạ tầng chung

HTCHUNG

4

0,724

0,472

5

Cơ sở hạ tầng du lịch

HTDLICH

5

0,778

0,495

6

Bầu không khí

BKKHI

4

0,785

0,556

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả


Như vậy, thang đo hình ảnh điểm đến đạt độ tin cậy với các hệ số tương quan biến tổng đều tương đối cao (nhỏ nhất là biến HADD20 = 0,472). Cronbach’s alpha của các thang đo cũng đều cao, nhỏ nhất là của thang đo cơ sở hạ tầng chung là 0,724 (Bảng 3.7). Vì vậy, tất cả các biến quan sát sau khi loại biến sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Kiểm định độ tin cậy thang đo rào cản du lịch

Thang đo rào cản du lịch là thang đo đơn hướng gồm 6 biến quan sát (RCAN1

– RCAN6). Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy, thang đo có độ tin cậy Cronbach’s alpha bằng 0,868 là cao. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,611 (RCAN6), cao hơn mức 0,3 (Nunnnally và Bernstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2012). Do đó thang đo rào cản du lịch đáp ứng độ tin cậy (Phụ lục 6).

Kiểm định độ tin cậy thang đo lựa chọn điểm đến

Thang đo lựa chọn điểm đến là thang đo đơn hướng gồm 4 biến quan sát (LCHON1 – LCHON4). Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy, thang đo có độ tin cậy Cronbach’s alpha bằng 0,852 là cao. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều đạt yêu cầu, thấp nhất là 0,582 (LCHON1), cao hơn mức 0,3 (Nunnnally và Bernstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2012). Do đó thang đo lựa chọn điểm đến đáp ứng độ tin cậy (Phụ lục 6).

3.2.2.2. Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kiểm định EFA thang đo đa hướng động cơ du lịch

18 biến quan sát từ 5 thành phần của thang đo động cơ du lịch được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Kết quả EFA cho thấy có 4 nhân tố được rút trích tại điểm dừng Eigenvalue 2,006 với tổng phương sai trích 55,075% > 50% đồng thời các biến đều có hệ số tải cao (thấp nhất là biến DCO1 bằng 0,572) và KMO bằng 0,802 đồng thời kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig = 0,000) do đó thang đo động cơ du lịch đạt giá trị hội tụ. Tuy nhiên, hai thang đo “mới lạ” và “kiến thức” gộp chung lại thành một yếu tố. Như vậy, hai khái niệm này là hai thành phần phân biệt về mặt lý thuyết nhưng về mặt thực tiễn có thể là một thành phần đơn hướng. Nếu gộp hai khái niệm này thành một khái niệm đơn hướng thì hệ số Cronbach’s


alpha của nó là 0,905 (Phụ lục 6) và tương quan biến tổng bé nhất bằng 0,653 (DCO11). Trong thực tế, hai nhu cầu khám phá điều mới lạ và gia tăng kiến thức có thể bổ sung nhau trong một chuyến đi. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ kiểm định lại các kết quả này.

Bảng 3.8: Kết quả phân tích nhân tố thang đo động cơ du lịch


STT

Ký hiệu thành

phần

Số biến

quan sát

Hệ số tải bé

nhất

Giá trị

Eigenvalue

Phương sai

trích

1

KIENTHUC

7

0,687

4,588

23,242

2

QUANHE

3

0,589

2,695

35,936

3

UYTIN

4

0,684

2,368

46,530

4

THUGIAN

4

0,572

2,006

55,075

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Kiểm định EFA thang đo đa hướng hình ảnh điểm đến

28 biến trong thang đo hình ảnh điểm đến được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Kết quả EFA cho thấy có 6 nhân tố được rút trích tại điểm dừng Eigenvalue 1,792 với tổng phương sai trích 50,572% > 50% đồng thời các biến đều có hệ số tải cao (thấp nhất là biến HADD6 bằng 0,571) và KMO bằng 0,762 đồng thời kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig = 0,000) do đó thang đo hình ảnh điểm đến đạt giá trị hội tụ (Phụ lục 6).

Bảng 3.9: Kết quả phân tích nhân tố thang đo hình ảnh điểm đến


STT

Ký hiệu thành phần

Số biến

quan sát

Hệ số tải bé

nhất

Giá trị Eigenvalue

Phương sai

trích

1

MTRUONG

6

0,638

4,270

13,600

2

VANHOA

6

0,571

4,009

26,404

3

HTDLICH

5

0,584

2,678

34,149

4

BKKHI

4

0,656

2,319

40,556

5

HTCHUNG

4

0,573

2,028

45,884

6

TUNHIEN

3

0,663

1,792

50,572

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Kiểm định EFA các thang đo đơn hướng: rào cản du lịch, lựa chọn điểm đến

10 biến trong các thang đo đơn hướng được đưa vào phân tích nhân tố khám

phá. Kết quả EFA (Phụ lục 6) cho thấy có 2 nhân tố được rút trích tại điểm dừng


Eigenvalue 2,789 với tổng phương sai trích 56,493% > 50% đồng thời các biến đều có hệ số tải cao (thấp nhất là biến LCHON1 bằng 0,624) và KMO bằng 0,846 đồng thời kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig = 0,000) do đó các thang đo đạt giá trị hội tụ.

Bảng 3.10: Kết quả phân tích nhân tố các thang đo đơn hướng



STT

Ký hiệu thành phần

Số biến

quan sát

Hệ số tải bé

nhất

Giá trị Eigenvalue

Phương sai

trích

1

RAOCAN

6

0,664

3,678

32,311

2

LUACHON

4

0,624

2,789

56,493

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Trên cơ sở thang đo được xây dựng trong nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu tiếp theo được thực hiện nhằm khẳng định các yếu tố cũng như các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo trong mô hình lựa chọn điểm đến, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định có hay không sự khác biệt về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình lựa chọn điểm đến theo đặc điểm cá nhân và đặc điểm chuyến đi của khách du lịch cho trường hợp điểm đến Bình Định.


Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày thiết kế nghiên cứu của luận án và nội dung tập trung vào quá trình xây dựng, phát triển và kiểm định thang đo. Chương này trình bày cơ sở thiết lập các thang đo và thực hiện đánh giá sơ bộ những thang đo trong mô hình nghiên cứu trên nền tảng dữ liệu thu thập từ điều tra sơ bộ. Kết quả của đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha là việc loại hai biến DCO19, HADD16 khỏi thang đo do không đáp ứng yêu cầu của các chỉ tiêu phân tích. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, hai thang đo “mới lạ” và “kiến thức” gộp chung lại thành một yếu tố. Từ đây, bảng khảo sát hoàn chỉnh được sử dụng vào giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Giới thiệu

Trên cơ sở thang đo được xây dựng trong nghiên cứu sơ bộ ở Chương 3, nghiên cứu định lượng chính thức ở Chương 4 được thực hiện nhằm khẳng định các yếu tố cũng như các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo trong mô hình lựa chọn điểm đến Bình Định, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định có hay không sự khác biệt về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình lựa chọn điểm đến theo đặc điểm cá nhân và đặc điểm chuyến đi của khách du lịch cho trường hợp điểm đến Bình Định. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính sau định lượng, kết quả nghiên cứu được thảo luận.


4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 7 năm 2015. Tổng số 729 bảng câu hỏi được thu về từ 900 bảng câu hỏi phát ra. Sau khi loại 58 bảng câu hỏi không hợp lệ và không chất lượng (23 bảng trả lời thiếu thông tin; 11 bảng chọn hơn 1 trả lời cho loại câu hỏi 1 lựa chọn; 24 bảng trả lời qua loa thiếu cân nhắc bằng việc đánh giá giống nhau cho hầu hết các câu hỏi), có 671 bản câu hỏi được sử dụng để phân tích và kiểm định, đạt 74,6% (Bảng 4.1). Thông tin chính về mẫu nghiên cứu được mô tả trên Bảng 4.1 và Phụ lục 8B cho thấy mẫu nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn về số lượng và cơ cấu như đã xác định trong phần thiết kế mẫu nghiên cứu. Giá trị của các biến đo lường đều có hệ số đối xứng Skewness và hệ số tập trung Kurtosis phân bố trong khoảng [- 1, +1] nên có phân phối gần phân phối chuẩn do đó thích hợp cho việc áp dụng ước lượng ML để ước lượng các số tham số trong CFA, SEM và các kỹ thuật định lượng khác.

4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo chính thức

Tương tự như trong nghiên cứu sơ bộ định lượng, các thang đo của các khái niệm cũng được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023