90,7%) so với nhóm BMI cao nhất. Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ phi tuyến đáng kể nào giữa BMI sau chẩn đoán và tỷ lệ tử vong do suy tim.
Phân tích gộp của Rajiv Mahajan và cộng sự (2020) với 41019 bệnh nhân suy tim mạn từ 11 nghiên cứu cho kết quả: Nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn đáng kể ở nhóm thiếu cân với tỷ lệ tử vong giảm dần cùng với sự gia tăng chỉ số BMI từ nhóm thiếu cân đến béo phì nặng[70]. Tỷ lệ HR cho tử vong do mọi nguyên nhân trong suy tim ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì và béo phì nặng lần lượt là 1,40 (KTC 95% 1,25 - 1,57, p<0,001), 0,88 (KTC 95% 0,79 - 0,98, p=0,02),
0,80 (KTC 95% 0,69 - 0,91, p<0,001) và 0,80 (KTC 95% 0,77 - 0,83, p <0,001).
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn tại đơn vị khám ngoại trú, Viện Tim mạch Việt Nam, 4/2018 đến tháng 9/2020 không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định suy tim mạn có đầy đủ thông tin chi tiết theo mẫu bệnh án nghiên cứu, điều trị ngoại trú tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định suy tim mạn theo các bước chẩn đoán theo hướng dẫn ESC năm 2021.
- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân có các tình trạng như suy tim cấp, đợt cấp suy tim mất bù và các bệnh lý nội khoa nặng khác
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại Đơn vị khám và tư vấn Tim mạch, Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai.
- Thời gian: nghiên cứu được tiến hành trên những bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân của nghiên cứu trong thời gian từ tháng 04/2018 đến tháng 09/2020. Theo dõi đến tháng 4/2022 khi kết thúc nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp hồi cứu có theo dõi dọc theo thời gian
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Cỡ mẫu nghiên cứu: ĐTNC là những bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn được điều trị ngoại trú tại Viện Tim mạch Việt Nam từ 04/2018 đến 09/2020 và có đủ các tiêu chuẩn lựa chọn.
Áp dụng theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ:
Trong đó:
n Z2
(1 α )
2
p (1 p)
(p)2
n: là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu.
Z
là 95%.
(1 α )
2
1,96 : Giá trị Z tương ứng với ngưỡng α = 0,05, với hệ số tin cậy
p: Ước tính tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim mạn, lấy p = 0,27 (Theo nghiên cứu của Nicholas R. Jones và cộng sự (2019), tỷ lệ tử vong sau 2 năm ở bệnh nhân suy tim mạn là 27,0% [1]).
: Là hệ số tương đối (chọn = 0,18).
Thay vào công thức ta tính được n ≈ 320 bệnh nhân
Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn địa bàn nghiên cứu: Chủ đích chọn bệnh nhân tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Lập danh sách bệnh nhân đủ điều kiện đưa vào nghiên cứu.
2.4. Các biến số nghiên cứu
2.4.1. Các biến số về đặc điểm lâm sàng của ĐTNC
Bảng 2.1. Các biến số về đặc điểm lâm sàng của ĐTNC
Loại biến | Giá trị/ đơn vị | |
Tuổi | Liên tục | Năm |
Giới tính | Nhị phân | Nam / Nữ |
Chỉ số khối cơ thể (BMI) | Liên tục | Kg/m2 |
Tăng huyết áp (THA) | Nhị phân | Có / Không |
Đái tháo đường (ĐTĐ) | Nhị phân | Có / Không |
Rối loạn lipid máu (RLLM) | Nhị phân | Có / Không |
Hút thuốc lá | Nhị phân | Có / Không |
Uống rượu | Nhị phân | Có / Không |
Tần số tim tại thời điểm khám | Liên tục | Nhịp/ phút |
Trị số huyết áp tâm thu tại | Liên tục | mmHg |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối liên quan giữa chỉ số BMI với tiên lượng tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim mạn điều trị ngoại trú tại viện tim mạch Việt Nam - 2
- Phân Loại Suy Tim Dựa Trên Phân Suất Tống Máu Thất Trái
- Cơ Chế Bệnh Sinh Của Suy Tim Ở Bệnh Nhân Béo Phì [51]
- Các Đặc Điểm Yếu Tố Nguy Cơ Và Tiền Sử Bệnh Tim Mạch Của Đtnc
- Mối Liên Hệ Giữa Bmi Và Tình Trạng Rối Loạn Lipid Máu
- So Sánh Đặc Điểm Chức Năng Thất Trái Giữa Các Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Loại biến | Giá trị/ đơn vị | |
thời điểm khám | ||
Trị số huyết áp tâm trương tại thời điểm khám | Liên tục | mmHg |
Mức độ suy tim NYHA | Thứ hạng | I, II, III, IV |
Nguyên nhân suy tim | Phân loại | Bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim giãn,..... |
Tên biến số
Các tiêu chuẩn chẩn đoán được ghi rõ trong Phụ lục 1
2.4.2. Các biến số về đặc điểm cận lâm sàng của ĐTNC
Bảng 2.2. Các biến số về đặc điểm cận lâm sàng của ĐTNC
Loại biến | Giá trị/ đơn vị | Khoảng tham chiếu | |
Rung nhĩ | Nhị phân | Có / Không | |
Phân suất tống máu thất trái | Liên tục | % | |
Đường kính thất trái cuối tâm trương | Liên tục | mm | |
Đường kính thất phải cuối tâm trương | Liên tục | mm | |
Tăng áp động mạch phổi | Nhị phân | Có / Không | |
Ure | Liên tục | mmol/L | 3,2 – 7,4 |
Creatinin | Liên tục | μmol/L | 59 – 104 |
Mức lọc cầu thận | Liên tục | mL/phút/1,73m2 | |
Acid uric | Liên tục | mmol/L | Nam: 202 – 416 Nữ: 143 – 357 |
Glucose | Liên tục | mmol/L | 4,0 – 6,0 |
HbA1c (%) | Liên tục | mmol/L | |
Cholesterol | Liên tục | mmol/L | < 5,2 |
Triglycerid | Liên tục | mmol/L | < 2,26 |
HDL - C | Liên tục | mmol/L | ≥ 1,45 |
LDL - C | Liên tục | mmol/L | ≤ 3,4 |
AST | Liên tục | U/L | < 45 |
ALT | Liên tục | U/L | < 45 |
Khoảng tham chiếu: theo máy xét nghiệm tại khoa Sinh hóa, Bệnh viện Bạch Mai
- Điện tâm đồ: sử dụng máy điện tim 6 cần tại phòng điện tim - Viện Tim mạch Việt Nam.
- Các xét hóa sinh: bệnh nhân được lấy máu tại thời điểm khám và mẫu máu được thực hiện phân tích tại khoa Sinh hóa, Bệnh viện Bạch Mai
- Siêu âm tim Doppler màu: theo kết quả siêu âm tại phòng siêu âm tim - Viện Tim Mạch Việt Nam.
- Mức lọc cầu thận (MLCT) ước tính dựa vào Creatinin máu được tính theo công thức MDRD hiệu chỉnh (Modification of Diet in Renal Disease) [71]:
eGFR (mL/phút/1,73m2) = 186 x SCr - 1,154 x Tuổi - 0,203 x (0,742 nếu là nữ) x (1,21 nếu là người Mỹ gốc phi).
Trong đó: eGFR: estimated GFR = tốc độ lọc cầu thận ước tính, SCr: Nồng độ Creatinin huyết thanh (mg/dL)
2.4.3. Các biến số về kết cục
Bảng 2.3. Các biến số về kết cục của ĐTNC
Loại biến | Giá trị | Định nghĩa | |
Tử vong do mọi nguyên nhân | Nhị phân | Có/ Không | Tử vong được xác định bằng hồ sơ tử vong bệnh viện hoặc xác nhận tử vong của người nhà bệnh nhân |
Tái nhập viện | Nhị phân | Có / Không | Tái nhập viện được xác định bằng gọi điện đến số điện thoại được bệnh nhân cung cấp trong lần khám hoặc nhập viện trước đó hoặc cơ sở dữ liệu bệnh viện thông qua phần mềm quản lý Bệnh viện Bạch Mai. |
Biến cố gộp | Nhị phân | Có / Không | Tử vong do mọi nguyên nhân hoặc tái nhập viện |
2.5. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu
2.5.1. Chỉ số BMI
- Đo cân nặng: Dùng cân đứng R62-120 được sản xuất năm 2018 tại Trung Quốc. Đặt cân ở vị trí ổn định trên bề mặt phẳng, bệnh nhân chỉ mặc 1 bộ quần áo mỏng, không đi dép, không đội mũ nón hay cầm vật gì. Cân chính xác 0,1 kg.
- Đo chiều cao: Dùng thước Eke gắn vào cân, khi đo bệnh nhân đứng thẳng áp sát gót chân, dựa lưng và chẩm vào thước thẳng đứng, mắt nhìn về phía trước, kéo thước từ trên xuống cho chạm đỉnh đầu. Đọc kết quả chính xác 0,1 cm.
- Quá trình tiến hành đo cân nặng và chiều cao được thực hiện thường quy bởi điều dưỡng công tác tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi đo, kết quả được ghi vào bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 2).
- BMI được tính theo công thức:
𝐶â𝑛 𝑛ặ𝑛𝑔 (𝑘𝑔)
𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 (𝑚) 𝑥 𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 (𝑚)
[31]
- Phân loại theo tiêu chuẩn dành riêng cho người Châu Á (IDI & WHO) [33]:
Thiếu cân < 18,5 kg/m2
Bình thường: 18,5 – 22,99 kg/m2
Thừa cân: 23,00 – 24,99 kg/m2
Béo phì: ≥ 25 kg/m2
2.5.2. Thu thập số liệu
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ được thu nhận và nghiên cứu.
Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và xử trí theo phác đồ. Nghiên cứu không can thiệp vào quá trình điều trị. Các xét nghiệm được làm bởi mẫu máu lấy ngay khi bệnh nhân đến khám.
Thu thập thông tin cần thiết trên thông qua cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý bệnh hoặc hồ sơ bệnh án tại Viện Tim mạch Việt Nam ghi vào bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 2).
Theo dõi kết cục:
Tất cả bệnh nhân suy tim mạn được lựa chọn vào nghiên cứu được theo dõi kết cục từ khi tham gia nghiên cứu cho đến khi kết thúc nghiên cứu hoặc khi bệnh nhân tử vong. Biến cố kết cục của nghiên cứu là tử vong do mọi nguyên nhân hoặc tái nhập viện được ghi nhận thông qua gọi điện thoại và thông qua cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý Bệnh viện Bạch Mai.
Mất dấu trong nghiên cứu là những trường hợp không liên lạc được với người bệnh hoặc người nhà.
Quy trình thu thập thông tin qua điện thoại:
- Người thu thập thông tin: Sinh viên y năm thứ sáu Hà Thị Thu Thương và Nguyễn Thị Mỹ An, lớp Y đa khoa, khóa QH.2016.Y, Trường Đại học Y Dược thực hiện thu thập thông tin qua điện thoại dưới sự hướng dẫn của Điều dưỡng trưởng và giáo viên hướng dẫn khoa học.
- Thiết bị thu thập thông tin:
Điện thoại bàn tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
Bút và bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 2)
- Thời gian thu thập thông tin: Giờ hành chính: sáng 8h00 – 11h00, chiều 1h00 - 5h00 trong khoảng thời gian từ tháng 3/2022 đến tháng 4/2022.
- Quá trình thu thập:
Người thu thập gọi điện đến số điện thoại được bệnh nhân cung cấp trong lần khám hoặc nhập viện trước đó, giới thiệu bản thân và mục đích gọi điện
Thu thập các thông tin cần thiết thông qua các câu hỏi có sẵn trong bệnh án nghiên cứu
Sau khi thu thập thông tin cần thiết ghi lại vào bệnh án nghiên cứu
Cảm ơn bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân và kết thúc cuộc gọi.
2.6. Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu