Các Đặc Điểm Yếu Tố Nguy Cơ Và Tiền Sử Bệnh Tim Mạch Của Đtnc

2.7. Phương pháp phân tích số liệu:

Số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu chi tiết (Phụ lục 2).

Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel 2010 và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 25.0.

Các kết quả được biểu diễn dưới dạng bảng hoặc biểu đồ, đồ thị thống kê thích hợp: biến liên tục có phân phối chuẩn trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, biến liên tục không có phân phối chuẩn trình bày dưới dạng trung vị và giá trị ứng với 25% và 75%; các biến phân loại trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%).

Đối với biến số mất tính đối xứng và không có phân phối chuẩn sẽ chuyển dạng sang logarit thập phân, sau đó kiểm tra tính phân phối chuẩn của chuyển dạng logarit bằng phép kiểm định Kolmogorov Smirnov.

Các phương pháp thống kê áp dụng trong nghiên cứu:

- So sánh các đặc điểm của bệnh nhân giữa các nhóm suy tim theo BMI chúng tôi sử dụng T-test cho biến liên tục có phân phối chuẩn, phép kiểm định Mann Whitney cho biến liên tục không có phân phối chuẩn, so sánh biến phân loại chúng tôi sử dụng kiểm định peasion test χ2 hoặc Fisher’s exact test.

- Tìm mối liên quan giữa chỉ số BMI với tử vong và tái nhập viện: Đường biểu diễn sống còn bằng phương pháp Kaplan-Meier, kiểm định log-rank.

- Phân tích hồi quy Cox đa biến: mô hình này giúp xác định các yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong do mọi nguyên nhân và tái nhập viện trong suy tim mạn. Trước hết, chúng tôi tiến hành xác định giá trị tỷ số nguy cơ HR (KTC 95%) và p đối với từng biến số được đưa vào phân tích hồi quy Cox đa biến nhằm xác định giá trị hiệu chỉnh, từ đó xác định được các yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong, tái nhập viện và biến cố gộp.

Giá trị p<0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

2.8. Sai số và biện pháp khống chế sai số

Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp phải sai số bởi các nguyên nhân:

- Đối tượng hiểu sai ý của câu hỏi

- Sai số nhớ lại

- Sai số trong quá trình nhập liệu.

Các biện pháp khắc phục sai số:

- Đối với các sai số trong quá trình điều tra, biện pháp hạn chế sai số được áp dụng: xin ý kiến chuyên gia, chuẩn hóa bộ câu hỏi thông qua điều tra thử.

- Với các sai số trong quá trình nhập liệu, bộ số liệu được nhập lại 10% số phiếu nhằm kiểm tra thông tin nhập một cách kĩ lưỡng nhất, hạn chế sai số tối đa.

2.9. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu nhằm mục đích làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu khóa luận của bản thân và là tài liệu tham khảo cho quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Nghiên cứu có sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của ĐTNC.

- ĐTNC có quyền từ chối hoặc rút lui khi tham gia nghiên cứu.

- Trước khi tham gia, ĐTNC được cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu, mọi thông tin của bệnh nhân trong hồ sơ đều được giữ bí mật.

- Hồ sơ nghiên cứu đảm bảo không bị hỏng, không bị thất lạc, sao chép. Các kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chính xác.

- Đảm bảo trích dẫn chính xác về nguồn tài liệu tham khảo.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 320 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn đang điều trị ngoại trú từ 4/2018 đến tháng 9/2020 tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian theo dõi trung bình của các bệnh nhân là 33,3 ± 8,3 tháng. Sau khi tiến hành phân tích số liệu, chúng tôi thu được các kết quả như sau:

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


40,3%

59,7%


Nhận xét:

Nam Nữ

Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của ĐTNC (n=320)


Trong quần thể nghiên cứu, nam giới chiếm đa số (59,7%).

Bảng 3.1. Phân bố tuổi của ĐTNC



Đặc điểm

Tổng

(𝐗 ± SD, n=320)

Nam

(𝐗 ± SD, n=191)

Nữ

(𝐗 ± SD, n=129)


p

Trung bình

63,5 ± 13,3

63,3 ± 13,3

63,8 ± 13,5

0,72

GTNN-GTLN

15 - 95

28 - 94

15-95


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Mối liên quan giữa chỉ số BMI với tiên lượng tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim mạn điều trị ngoại trú tại viện tim mạch Việt Nam - 6

Nhận xét:

Tuổi trung bình của ĐTNC là 63,5 ± 13,3 tuổi, trong đó thấp nhất là 15 tuổi và cao nhất là 95 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh nhân nữ và bệnh nhân nam tương đương nhau.

Theo phân loại giai đoạn suy tim theo ACC/AHA: 50,6% bệnh nhân suy tim ở giai đoạn C với triệu chứng chủ yếu là khó thở nhiều, 45,9% bệnh nhân ở giai đoạn B và chỉ có 3,4% ở giai đoạn A.

Bảng 3.2. Các đặc điểm yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh tim mạch của ĐTNC



Đặc điểm

Tổng

(𝐗 ± SD, n=320, %)

Nam

(𝐗 ± SD, n=191, %)

Nữ (𝐗 ± SD,

n=129, %)


p

BMI

21,8 ± 2,9

21,9 ± 3,0

21,5 ± 2,8

0,41

THA

130 (40,6)

75 (39,3)

55 (42,6)

0,55

Không

269 (84,1)

116 (60,7)

74 (57,4)

ĐTĐ

52 (16,3)

33 (17,3)

19 (14,7)

0,54

Không

268 (83,7)

158 (82,7)

110 (85,3)

RLLM

180 (56,3)

111 (58,1)

69 (53,5)

0,41

Không

140 (43,7)

80 (41,9)

60 (46,5)

Hút thuốc lá

128 (40,6)

65 (34,8)

4 (3,1)

<0,01

Không

187 (59,4)

122 (65,2)

124 (96,9)

Uống rượu

128 (40,6)

51 (27,3)

6 (4,7)

<0,01

Không

187 (59,4)

136 (72,7)

122 (95,3)

Thời gian phát hiện suy tim

≤ 5 năm

296 (92,5)

177 (92,7)

119 (92,2)

0,89

> 5 năm

24 (7,5)

14 (7,3)

10 (7,8)


Nhận xét:

Về các yếu tố nguy cơ tim mạch và tiền sử bệnh tim mạch, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 92,5% bệnh nhân phát hiện suy tim dưới 5 năm, 7,5% phát hiện suy tim trên 5 năm; rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao nhất (56,3%), tiếp theo là đái tháo đường (16,3%) và cuối cùng là tăng huyết áp (15,9%); chỉ số BMI tương đương ở hai giới; Hút thuốc lá và uống rượu chủ yếu là bệnh nhân nam (p<0,01).




40,3%




32,8%


11,5%













10,3%





5,0%


45%

40%

35%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%

Bệnh van tim Bệnh động Bệnh cơ tim Tăng huyết Nguyên nhân mạch vành áp khác

Biểu đồ 3.2. Nguyên nhân suy tim của ĐTNC

Nhận xét:


Bệnh van tim chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây suy tim mạn (40,3%), tiếp đến là bệnh mạch vành (32,8%), bệnh cơ tim (11,5%), tăng huyết áp (10,3%) và nguyên nhân khác (5,0%).


17,4%




3,8%


45%

40%

35%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%

Không có

Một bệnh

Hai bệnh

Ba bệnh trở lên

39,4%

39,4%

Biểu đồ 3.3. Các bệnh lý kèm theo

Nhận xét:


Phần lớn bệnh nhân suy tim có ít nhất một bệnh lý khác kèm theo (39,4%), 17,4% có hai bệnh lý kèm theo và một phần nhỏ 3,8% có ba bệnh lý kèm theo trở lên.

Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của ĐTNC



Các đặc điểm lâm sàng

Tổng

(𝐗 ± SD, n=320, %)

Nam

(𝐗 ± SD, n=191, %)

Nữ (𝐗 ± SD,

n=129, %)


p

HATT (mmHg)

120,9 ± 11,6

121,0 ± 11,4

120,8 ± 12,0

0,91

HATTr (mmHg)

76,2 ± 8,5

76,3 ± 8,8

76,0 ± 8,0

0,73

Nhịp tim (chu kỳ/phút)

74,3 ± 6,8

74,7 ± 7,0

73,7 ± 6,6

0,17

NYHA

I

157 (49,1)

94 (49,2)

63 (48,8)

0,95

II

117 (36,5)

63 (33,0)

54 (41,9)

0,11

III

46 (14,4)

34 (17,8)

12 (9,3)

0,03

Nhận xét:

Hầu hết bệnh nhân có huyết áp ở mức bình thường, tình trạng suy tim của bệnh nhân chủ yếu ở mức độ nhẹ NYHA I (49,1%).


Bảng 3.4. Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa máu của ĐTNC


Đặc điểm cận lâm sàng

Tổng

(𝐗 ± SD, %)

Nam

(𝐗 ± SD, %)

Nữ

(𝐗 ± SD, %)

p

Ure (mmol/L)

6,9 ± 5,7

6,9 ± 5,4

7,0 ± 6,2

0,37

Creatinin (μmol/L)

87,8 ± 27,0

94,6 ± 28,5

77,6 ± 21,0

<0,01

MLCT(mL/min/1,73 m²)

79,0 ± 23,3

81,9 ± 25,3

74,6 ± 19,3

0,01

Acid uric (μmol/L)

397,1±115,4

411,4±112,6

374,8±116,7

0,01

Glucose (mmol/L)

6,2 ± 2,0

6,0 ± 1,7

6,4 ± 2,3

0,25

HbA1c (%)

6,4 ± 1,6

6,3 ± 1,6

6,6 ± 1,6

0,13

Cholesterol (mmol/L)

4,5 ± 1,1

4,4 ± 1,1

4,6 ± 1,1

0,049

Triglycerid (mmol/L)

2,1 ± 1,4

2,1 ± 1,4

2,2 ± 1,3

0,37

HDL (mmol/L)

1,3 ± 0,4

1,2 ± 0,4

1,3 ± 0,4

0,02

LDL (mmol/L)

2,2 ± 0,9

2,2 ± 1,0

2,3 ± 0,8

0,13

Nhận xét:

Nồng độ Acid uric, Creatinin, mức lọc cầu thận ở nam cao hơn nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ngược lại, nồng độ Cholesterol và HDL ở nữ cao hơn nam (p<0,05) .

Bảng 3.5. Đặc điểm trên điện tâm đồ và siêu âm Doppler tim


Đặc điểm

Phân loại

n


𝐗 ± SD,%

Rung nhĩ

23

7,2

Không

297

92,8


Phân suất tống máu thất trái

LVEF ≤ 40 %

103

32,2

LVEF 41 - 49%

75

23,4

LVEF ≥ 50%

142

44,4

Trung bình

320

47,9 ± 14,1

Đường kính thất

Trái

320

53,0 ± 9,1

Phải

320

20,1 ± 3,7


Van tim


Van 2 lá,

3 lá

Hẹp/ hở van nhẹ

106

33,1

Hẹp/ hở van nhiều

82

25,6

Van nhân tạo

66

20,6

Tổng

254

79,3


Van động mạch chủ

Hẹp/ hở van nhẹ

76

23,8

Hẹp/ hở van nhiều

13

4,1

Van nhân tạo

30

9,4

Tổng

119

37,3

Giảm vận động

vùng tim

53

27,7

Không

138

43,1

Tăng áp động

mạch phổi

63

31,7

Không

136

68,3


Nhận xét:

Bệnh nhân nghiên cứu có phân suất tống máu trung bình là 47,9 %, mức EF thấp nhất là 18% cao nhất là 81,9%. Trong đó, HFpEF (EF ≥ 50%) chiếm phần lớn 44,4%. Có 27,7% bệnh nhân có giảm vận động vùng trên siêu âm tim; tổn thương van hai và ba lá nhiều hơn van động mạch chủ (79,3% so với 37,3%) và chủ yếu ở mức độ nhẹ; 7,2% bệnh nhân có rung nhĩ.

3.2. Đặc điểm chỉ số BMI ở bệnh nhân suy tim mạn


70%

60%

n = 188

50%

40%

30%

20%

10%

0%

23,8%

n = 34

5,0%

5,6%

Thiếu cân

35,0%

Bình thường

Nam

n = 52

7,2%

9,1%

Thừa cân

n = 46

4,4%

10,0%

Béo phì

Nữ

Biểu đồ 3.4. Phân loại thể trạng theo BMI của ĐTNC (n=320)

Nhận xét: Đa số ĐTNC có thể trạng bình thường với 188 bệnh nhân chiếm 58,8%, thừa cân chiếm 16,3%, béo phì là 14,3% và thiếu cân chiếm 10,6%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về phân loại BMI theo giới (p=0,42).

3.3. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân nhóm chỉ số BMI

Bảng 3.6. Đặc điểm nhân trắc và yếu tố nguy cơ theo phân nhóm BMI



Đặc điểm

Thiếu cân

(𝐗 ± SD, n, %)

Bình thường

(𝐗 ± SD, n, %)

Thừa cân

(𝐗 ± SD, n, %)

Béo phì

(𝐗 ± SD, n, %)


p

Tuổi

65,4±18,2

63,7±13,6

63,0±10,0

61,9±11,6

0,71

Giới

tính

Nam

18 (52,9)

112 (59,6)

29 (55,8)

32 (69,6)

0,42

Nữ

16 (47,1)

76 (40,4)

23 (44,2)

14 (30,4)

THA

10 (29,4)

76 (40,4)

25 (48,1)

19 (41,3)

0,40

ĐTĐ

4 (11,8)

28 (14,9)

9 (17,3)

8 (17,4)

0,88

RLLM

18 (52,9)

96 (51,1)

39 (75,0)

27 (58,7)

0,02

Thời gian phát hiện suy tim

≤ 5 năm

30 (88,2)

174 (92,6)

49 (94,2)

43 (93,5)

0,76

> 5 năm

4 (11,8)

14 (7,4)

3 (5,8)

3 (6,5)

Nhận xét: Giữa các nhóm BMI không có sự khác biệt về tuổi, giới và thời gian phát hiện suy tim. Trong các yếu tố nguy cơ tim mạch được xem xét, tình trạng rối loạn lipid máu gặp nhiều nhất ở nhóm thừa cân so với các nhóm còn lại (p<0,05).

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 21/09/2024