So Sánh Đặc Điểm Chức Năng Thất Trái Giữa Các Nghiên Cứu

bệnh lý đi kèm. Nghiên cứu của chúng tôi có 39,4% bệnh nhân chỉ có một bệnh kèm theo, 17,4% có hai bệnh và 3,8% có từ ba bệnh đi kèm trở lên. Mô hình bệnh tim mạch ở nước ta đang có xu hướng gần giống với các nước phát triển[6, 66, 74].

Về nguyên nhân suy tim: ĐTNC chủ yếu suy tim do bệnh van tim (40,3%), sau đó do nguyên nhân bệnh động mạch vành (32,8%), do bệnh cơ tim (11,5%), do tăng huyết áp (10,3%) và do nguyên nhân khác (5,0%). So với nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2010) trên 556 bệnh nhân suy tim mạn điều trị nội trú ở Viện Tim mạch Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu cũng do bệnh van tim (41,7%), nguyên nhân phổ biến thứ 2 là tăng huyết áp (31,3%)[75]. Mặc dù những năm gần đây hiệu quả của Chương trình phòng thấp Quốc gia đã giúp giảm rõ rệt tỷ lệ mắc thấp tim và các bệnh lý van tim, ảnh hưởng của bệnh lý này vẫn còn cao ở những bệnh nhân lớn tuổi. Suy tim do nguyên nhân bệnh động mạch vành cũng ngày càng phổ biến. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Quang Tuấn (2018), bệnh động mạch vành là nguyên nhân chủ yếu gây suy tim mạn ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội [72]. Trong nghiên cứu của Ovidiu Chioncel và cộng sự (2017), tỉ lệ suy tim do nguyên nhân bệnh động mạch vành cũng chiếm tới 42,9% [66].

Bảng 4.1. Nguyên nhân suy tim ở một số nghiên cứu


Nghiên cứu

Bệnh van

tim

Bệnh động

mạch vành

Bệnh cơ

tim

Tăng

huyết áp

Nguyễn Anh Tuấn và cộng

sự (2010)

41,7%

11,5%

10,3%

31,3%

Ovidiu Chioncel và cộng sự

(2017)

8,2 %

42,9%

29,5%

58,5%

Nguyễn Thị Thu Thủy,

Nguyễn Quang Tuấn (2018)

24,5%

42,1%

15,5%

11,9%

Chúng tôi (2022)

40,3%

32,8%

11,5%

10,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Mối liên quan giữa chỉ số BMI với tiên lượng tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim mạn điều trị ngoại trú tại viện tim mạch Việt Nam - 8


Về mức độ suy tim theo NYHA: Trong nghiên cứu của Ovidiu Chioncel và cộng sự (2017) bệnh nhân hầu hết là suy tim NYHA I và II với 74,0%, suy tim NYHA III và IV chiếm khoảng 26,0%, tỷ lệ này cao hơn ở bệnh nhân HFrEF so với HFpEF ( 30,6% và 20,3%) [66]. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2010) trên 556 bệnh nhân suy tim mạn điều trị nội trú ở Viện Tim mạch Việt Nam tỷ lệ mức độ suy tim NYHA II/III/IV lần lượt là 41,7%/47,8%/9,5% [75]. Tương tự, trong nghiên

cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Quang Tuấn (2018) phần lớn bệnh nhân suy tim mạn có mức độ suy tim NHYA II (65,4%) và NYHA III (22,9%) [72]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các tỷ lệ này thấp hơn với mức độ suy tim NYHA I/II/III/IV lần lượt là 49,1%/ 36,5%/ 14,4%/0,0%. Sự chênh lệch này do ĐTNC của chúng tôi là những bệnh nhân suy mạn tính với tình trạng tương đối ổn định và được điều trị ngoại trú. Như vậy, hệ thống y tế phát triển cùng với ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng nâng cao đã góp phần điều trị và quản lý tốt tình trạng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch.

Về tần số tim tại thời điểm khám: Tần số tim ở người lớn bình thường từ 60 đến 70 chu kỳ/ phút, khi tần số tim quá nhanh sẽ làm ngắn thời kỳ đổ đầy tâm trương dẫn đến giảm cung lượng tim. Tần số tim tăng là yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân suy tim mạn tính [6]. Tần số tim trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 74,3 ± 6,8 chu kỳ/phút tương đương với tần số tim trung bình trong nghiên cứu của Ovidiu Chioncel và cộng sự (2017) 72,9 ± 15,4 chu kỳ/phút [66]. Kết quả của chúng tôi thì thấp hơn so với trong nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2010) trên bệnh nhân suy tim mạn điều trị nội trú với tần số tim trung bình là 93,83 ± 13,84 chu kỳ/phút. Sự chênh lệch này do ĐTNC của chúng tôi là những bệnh nhân suy mạn tính với mức độ suy tim NYHA I chiếm chủ yếu và điều trị ngoại trú.

Huyết áp tại thời điểm khám: Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng huyết áp tâm thu thấp là yếu tố tiên lượng xấu ở bệnh nhân suy tim [6, 76]. Trong nghiên cứu của chúng tôi huyết áp tâm thu trung bình là 120,9 ± 11,6 mmHg. Giá trị huyết áp tâm thu này tương đương với giá trị huyết áp tâm thu trung bình trong nghiên cứu của Ovidiu Chioncel và cộng sự (2017) là 124,4 ± 20,8 mmHg [66]. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Chăng Thành Chung (2021) với huyết áp tâm thu trung bình là 112,4 ± 19,44 (mmHg). Điều này có thể do các bệnh nhân suy tim mạn trong nghiên cứu này phần lớn có mức độ suy tim NYHA cao hơn nghiên cứu của chúng tôi với NYHA II là 53,8% và NYHA III 43,8% [73].

4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng

Về các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu: Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân suy tim mạn được đánh giá các chỉ số sinh hóa máu bao gồm: Ure, Creatinin, Acid uric, Glucose, HbA1c, Cholesterol, Triglycerid, HDL, LDL, AST, ALT. Phần lớn các chỉ số trong giới hạn bình thường. Giá trị trung bình của Creatinine huyết thanh ở tất cả ĐTNC là 87,8 ± 27,0 μmol/L, trong đó nam (94,6 ±

28,95 μmol/L) cao hơn ở nữ (77,6 ± 21,0 μmol/L) với p < 0,01. Sự chênh lệch này dẫn tới MLCT của hai giới cũng có sự khác biệt (81,9 ± 25,3 mL/min/1,73 m² ở nam, 74,6 ± 19,3 mL/min/1,73 m² ở nữ. Điều này có thể giải thích do ở nam và nữ có sự khác biệt về cân nặng và khối lượng cơ, dẫn đến sự khác biệt về nồng độ creatinin và MLCT theo giới. Ngược lại, nồng độ cholesterol toàn phần ở nữ (4,6 ± 1,1 mmol/dL) cao hơn ở nam (4,4 ± 1,1 mmol/L) (p<0,05) và nồng độ HDL-C ở nữ (2,2 ± 1,3 mmol/L) cũng cao hơn nam (2,1 ± 1,4 mmol/L) (p<0,05). So sánh giữa nam và nữ, tình trạng rối loạn lipid máu có xu hướng cao hơn ở nam giới so với phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành nhưng với phụ nữ bắt đầu ở tuổi trung niên và thường là sau tuổi 50 sự khác biệt này đảo ngược. Mô hình này đã được quan sát thấy ở các nước phương Tây [77, 78] và châu Á [79]. Nghiên cứu của Trần Thị Thu Nga và cộng sự (2021) tiến hành trên dân số bình thường cho thấy nam và nữ tuy có cùng mức BMI trung bình nhưng ở nữ giới sau 50 tuổi, nồng độ cholesterol tăng liên tục theo tuổi và cao hơn nam giới cùng độ tuổi [80].

Về chức năng thất trái: Trong nghiên cứu của chúng tôi thì đường kính thất trái cuối tâm trương là 53,0 ± 9,1 (mm) nhỏ hơn so với đường kính thất trái cuối tâm trương trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Quang Tuấn (2018) là 61,5 ± 12,6 (mm) [72]. Kết quả tương tự cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Ovidiu Chioncel và cộng sự (2017) là 61,0 ± 16,1 (mm) [66]. Tăng đường kính thất trái hay các thông số biến dạng thất trái có mối tương chặt chẽ với phân suất tống máu thất trái [81]. Trong nghiên cứu của chúng tôi LVEF trung bình là 47,9 ± 14,1 (%) cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Quang Tuấn và nghiên cứu của Ovidiu Chioncel và cộng sự [66].

Bảng 4.2. So sánh đặc điểm chức năng thất trái giữa các nghiên cứu



Nghiên cứu

LVEDD

(mm)

LVEF (%)

Phân loại suy tim (%)

HFrEF

HFmrEF

HFpEF

Ovidiu Chioncel và

cộng sự (2017)

61,0 ± 16,1

37,6 ± 13,5

59,8

24,2

16,0

Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn

Quang Tuấn (2018)


61,5 ± 12,6


39,5 ± 7,3


72,1


14,5


13,4

Chúng tôi (2022)

53,0 ± 9,1

47,9 ± 14,1

32,2

23,4

44,4

Sự chênh lệch về chức năng thất trái giữa các nghiên cứu là do ĐTNC của chúng tôi những bệnh nhân suy mạn tính điều trị ngoại trú, số bệnh nhân HFpEF chiếm cao nhất 44,4%.

Về chức năng thất phải: Trong nghiên cứu của chúng tôi, đường kính tâm thất phải là 20,1 ± 3,7 (mm). Gần một phần ba bệnh nhân có dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi từ mức độ nhẹ đến nặng (31,7%). Trong nghiên cứu của Ovidiu Chioncel và cộng sự (2017) hầu hết bệnh nhân suy tim mạn có tình trạng tăng áp lực động mạch phổi với áp lực trung bình đo được là 29,1 ± 12,1 (mmHg) [66]. Ở bệnh nhân có tình trạng tăng áp lực động mạch phổi, khó thở NYHA III, IV là yếu tố dự báo tử vong độc lập [82]. Tình trạng này nếu gặp trên bệnh nhân suy tim sẽ càng làm tăng nguy cơ tử vong.

Về một số đặc điểm tim mạch khác: Trong nghiên cứu của chúng tôi 7,2% bệnh nhân suy tim mạn có kèm theo rung nhĩ, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Ovidiu Chioncel và cộng sự (2017) (21,5%) [66]. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rung nhĩ làm tăng 2,1 lần nguy cơ tử vong ở bệnh nhân HFpEF. Ngoài ra, tiền sử nhồi máu cơ tim cũng là yếu tố tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim. Điều này được chỉ ra trong nghiên cứu của Paloma Gastelurrutia và cộng sự (2011), trong số 979 bệnh nhân suy tim mạn có hơn 40 % bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim và làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân với tỷ lệ HR

=1,44 (KTC 95% 1,11 - 1,86, p = 0,006) [65]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 27,7% bệnh nhân có giảm vận động vùng trên siêu âm do nhồi máu cơ tim trước đó.

4.2. Đặc điểm chỉ số BMI ở bệnh nhân suy tim mạn

Nghiên cứu của chúng tôi trên 320 bệnh nhân suy tim mạn có chỉ số BMI trung bình là 21,8 ± 2,9 kg/m2 và không có sự khác biệt giữa hai giới ( 21,9 ± 3,0 kg/m2 với nam, 21,5 ± 2,8 kg/m2 với nữ). Nghiên cứu của Chăng Thành Chung (2021) cũng đưa ra kết quả tương tự với BMI trung bình là 21,95 ± 2,46 (kg/m2) [73]. So với các nghiên cứu trên thế giới, chỉ số BMI trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều, kết quả trong nghiên cứu của Paloma Gastelurrutia và cộng sự (2011) là 28,4 ± 4,5 kg/m2 [74] và nghiên cứu của Ovidiu Chioncel và cộng sự (2017) là 28,1 ± 5,1 kg/m2 [66]. Sự chênh lệch về chỉ số BMI này có thể do sự khác biệt về kinh tế cũng như văn hóa của từng quốc gia và khu vực trên thế giới. Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì cao hơn ở các nước phát triển, tuy nhiên, xu hướng này đang dần chuyển sang các nước đang phát triển do có sự chuyển dịch mạnh mẽ về chế độ dinh dưỡng [83, 84].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy đa số ĐTNC có thể trạng bình thường với 188 bệnh nhân chiếm 58,8%, thừa cân chiếm 16,3%, béo phì là 14,3 % và thiếu cân chiếm 10,6%. Giữa các nhóm BMI không có sự khác biệt về tuổi, giới. Kết quả này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Lê Ngọc Anh (2017) với tỷ lệ béo phì, thừa cân, bình thường và thiếu cân lần lượt là 1,9 %, 6,7%, 75,0%, 16,4% [85]. Tỷ lệ thừa cân, béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi (30,6%) cũng cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Quang Tuấn (2018) tại Bệnh viện Tim Hà Nội (16,8%) trên các bệnh nhân suy tim mạn điều trị ngoại trú [72]. Như vậy, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng. Điều này phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, châu Á đang bước vào giai đoạn chuyển đổi dinh dưỡng phản ánh bởi việc tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đường và carbohydrate tinh chế và ăn ít axit béo không bão hòa đa và chất xơ [86]. Sự chuyển đổi dinh dưỡng này dẫn tới tăng tỷ lệ béo phì ở nước ta, đồng thời gia tăng các bệnh chuyển hóa và tim mạch [87, 88].

4.3. Mối liên quan giữa BMI và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét các yếu tố nguy cơ tim mạch cho thấy tình trạng rối loạn lipid máu gặp nhiều hơn ở nhóm thừa cân (75,0%) và nhóm béo phì (58,7%) so với các nhóm còn lại (p<0,05). Tương tự nghiên cứu của Paloma Gastelurrutia và cộng sự (2011), rối loạn lipid máu chiếm 55% ở bệnh nhân suy tim mạn có BMI ≥ 30 kg/m2 và thấp hơn ở bệnh nhân suy tim mạn có BMI ≤ 24,9 kg/m2 (41,0%) [65]. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp cho dân số Đông Á (2016) tiến hành trên 1301 bệnh nhân suy tim mạn cũng cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu cao hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân suy tim có béo phì (p<0,0016) [89]. Trên kết quả cận lâm sàng, chúng tôi ghi nhận phân nhóm béo phì có nồng độ cholesterol và triglycerid cao hơn đáng kể khi so sánh với hai phân nhóm thiếu cân và bình thường (p = 0,01). Mặc dù người châu Á có chỉ số BMI thấp hơn nhưng lại béo hơn người da trắng ở cả hai giới. Ngoài ra, mỡ thừa ở bụng, thường thấy ở người châu Á, cùng với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có liên quan đến tăng nguy cơ mắc rối loạn lipid máu, đái tháo đường típ 2 và các bệnh tim mạch [90].

Nhóm bệnh nhân suy tim mạn có béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi có mức độ NYHA II, III cao hơn so với các nhóm khác. Kết quả tương tự như nghiên cứu của Seoungkum Heo và cộng sự (2017), ở nhóm bệnh nhân có béo phì mức độ suy tim NYHA cao hơn so với nhóm thiếu cân và bình thường [91]. Mức độ suy tim

NYHA III, IV chiếm 52,8% ở bệnh nhân nam béo phì độ II,III (BMI ≥ 35 kg/m2) và chiếm tới 75,0% ở bệnh nhân nữ béo phì độ II,III. Đặc biệt ở bệnh nhân nữ, tỷ lệ suy tim NYHA II, III cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm béo phì độ II, III so với các nhóm còn lại (p =0,012). Cũng trong nghiên cứu này, Seoungkum Heo và cộng sự đã chỉ ra rằng các triệu chứng lâm sàng của suy tim thường trầm trọng hơn ở nhóm bệnh nhân béo phì (p < 0,01).

Đối với phân suất tống máu thất trái, nhiều nghiên cứu cho thấy ở nhóm suy tim mạn béo phì có LVEF cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm BMI bình thường và thiếu cân, tương tự như nghiên cứu của Paloma Gastelurrutia và cộng sự (2011) [65]. Nghiên cứu của Lee SeoYoung và cộng sự (2020) cũng chỉ ra tỷ lệ HFpEF chiếm chủ yếu ở bệnh nhân béo phì (31,5%). Tác giả cũng cho thấy LVEF trung bình ở từng phân nhóm BMI lần lượt là 37,7 ± 15,5 (BMI 18,5 – 22,9 kg/m2), 39,0 ± 15,7 (BMI 23,0 – 27,4 kg/m2), 40,5 ± 17,1 (BMI ≥ 27,5 kg/m2), sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê với p = 0,017. Khi xem xét theo từng giới, sự khác biệt về LVEF này có ý nghĩa thống kê ở bệnh nhân nữ với p = 0,0004. Trong nghiên cứu của chúng tôi, LVEF trung bình giữa các phân nhóm BMI không có sự khác biệt. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân HFpEF và HFmrEF chủ yếu ở phân nhóm thừa cân và béo phì, trong khi HFrEF gặp chủ yếu ở phân nhóm thiếu cân (47,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,01.

Về các chỉ số sinh hóa máu giữa các phân nhóm BMI hầu hết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nồng độ ALT cao nhất ở phân nhóm béo phì và giảm dần từ phân nhóm béo phì đến phân nhóm thiếu cân (p = 0,01). Xu hướng này có thể là một chỉ điểm cho tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu thường gặp ở bệnh nhân có các bệnh đi kèm về chuyển hóa, chẳng hạn như tiểu đường, béo phì và rối loạn lipid máu[92].

4.4. Mối liên quan giữa BMI và kết cục ở bệnh nhân suy tim

Chúng tôi tiến hành theo dõi quần thể nghiên cứu bằng phương pháp liên lạc qua điện thoại để xác nhận biến cố tử vong hoặc tái nhập viện. Sau 33 ± 8 tháng theo dõi 320 ĐTNC, chúng tôi ghi nhận có 18 (5,7%) trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân, 61 (19,2%) trường hợp có tái nhập viện và tổng 68 (21,4%) trường hợp tử vong và tái nhập viện.

Chúng tôi chia BMI thành 3 phân nhóm thiếu cân, bình thường và thừa cân – béo phì để tiến hành phân tích mối liên quan với các biến cố kết cục.

Mối liên quan giữa BMI và tử vong do mọi nguyên nhân

Chúng tôi sử dụng phép ước tính Kaplan – Meier để tính xác suất sống sót tích lũy tại các mốc thời gian khác nhau, thu được kết quả: tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân sau theo dõi 33 ± 8 tháng giữa các phân nhóm BMI có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,006). Trong suy tim mạn có rất nhiều yếu tố liên quan đến tiên lượng tử vong đã được nghiên cứu và chứng minh. Cho nên chúng tôi tiến hành phân tích bằng mô hình hồi quy Cox để khẳng định BMI có thực sự là yếu tố độc lập tiên lượng tử vong. Trước tiên, phân tích đơn biến chúng tôi ghi nhận có 4 yếu tố có giá trị tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân trong 33 ± 8 tháng bao gồm: tuổi, BMI (biến liên tục và biến phân loại), độ suy tim NYHA, phân suất tống máu EF. Với mỗi mức tăng 1 kg/m2 của BMI, tỷ lệ tử vong giảm 21,0% (KTC 95% 0,66

- 0,95, p=0,01). Khi xem xét BMI như một biến phân loại, chúng tôi thấy nguy cơ tử vong ở nhóm thừa cân-béo phì thấp hơn nhóm thiếu cân với HR = 0,06 (KTC 95% 0,01 – 0,52, p=0,01). Nguy cơ tử vong cũng tăng khi tăng thêm 1 tuổi (HR = 1,10, KTC 1,05 – 1,14, p < 0,01), tăng một độ suy tim NYHA (HR = 2,68, KTC

95% 0,91 – 0,98, p < 0,01). Ngược lại, khi phân suất tống máu thất trái tăng thêm 1

% nguy cơ tử vong giảm 5,0% (KTC 95% 0,91 – 0,98, p <0,01). Sau khi những yếu tố trên được phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi thấy chỉ có biến phân loại BMI có ý nghĩa thống kê. Theo đó, phân nhóm thừa cân – béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập tiên đoán tử vong trong suy tim mạn (HR = 0,10, KTC 95% 0,01 – 0,91, p=0,04).

Trong nghiên cứu của Paloma Gastelurrutia và cộng sự (2011) trên dữ liệu thu thập từ nghiên cứu MUSIC đã cho thấy BMI là yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong do mọi nguyên nhân [65]. Cụ thể, khi phân tích bằng đường cong Kaplan – Meier, nghiên cứu này ghi nhận có sự khác biệt về xác suất xảy ra biến cố tử vong ở ba phân nhóm BMI ≤ 24,9 kg/m2, BMI 25 - 29,9 kg/m2 và BMI ≥ 30 kg/m2, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001. Phân tích hồi quy Cox đơn biến, với mỗi tăng 1 kg/m2 của BMI tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 7 % (p < 0,001) và tỷ lệ tử vong do suy bơm giảm 8% (p = 0,001). Trong phân tích hồi quy đa biến, khi xem xét BMI như một biến liên tục về cơ bản tỷ lệ HR không thay đổi sau khi điều chỉnh cho tất cả các biến khác có trong phân tích. BMI cao hơn nổi lên như một yếu tố dự báo độc lập về tử vong do mọi nguyên nhân (tăng 1 đơn vị BMI; HR = 0,94, KTC 95% 0,91 - 0,97, p = 0.0003) và tử vong do suy bơm (tăng 1 đơn vị BMI; HR = 0,93, KTC 95% 0,88 - 0,98, p = 0,004). HR cho BMI như một biến phân loại cho kết quả tương tự, ở bệnh nhân suy tim mạn có BMI >30 kg/m2 tỷ số HR = 0,59 (KTC 95% 0,42 – 0,83; p = 0,003) so với bệnh nhân có BMI ≤ 24,9 kg/m2.

Một nghiên cứu trên dân số Châu Á của Lee Seo Young và cộng sự (2020) tiến hành trên 2616 bệnh nhân suy tim mạn cũng ghi nhận kết quả tương tự [93]. So với nhóm suy tim mạn có BMI bình thường, nhóm suy tim mạn – thừa cân (HR = 0,7, KTC 95% 0,58 – 0,84, p<0,001) và suy tim mạn – béo phì (HR = 0,48, KTC 95% 0,36 – 0,66) có liên quan đến việc cải thiện khả năng sống sót. Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố liên quan, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 25,0% ở bệnh nhân suy tim mạn – thừa cân và 45,0% ở bệnh nhân suy tim mạn – béo phì. Khi so sánh giữa hai giới, chỉ số BMI vẫn có giá trị tiên lượng quan trọng cho nguy cơ tử vong. Đối với nam, BMI tăng 1 kg/m2 sẽ làm giảm 32,0% tỷ lệ tử vong ở nhóm thừa cân và 60,0% ở nhóm béo phì. Sau khi hiệu chỉnh, tỷ lệ tử vong giảm 29,0% ở nhóm thừa cân và 47,0% ở nhóm béo phì. Ở nữ con số này giảm xuống một chút còn 28,0% ở nhóm thừa cân (24,0% sau hiệu chỉnh) và 39,0% ở nhóm thừa cân (36,0% sau hiệu chỉnh). Như vậy, BMI là một chỉ số có giá trị quan trọng trong tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân suy mạn tính.

Giải thích cho sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trên thế giới là do có sự khác biệt về quần thể nghiên cứu, đặc điểm của ĐTNC, cỡ mẫu, phân loại BMI, thời gian theo dõi và tỷ lệ tử vong của từng nghiên cứu.

Bảng 4.3. So sánh đặc điểm của các nghiên cứu



Đặc điểm

P.Gastelurrutia và cộng sự

(2011)

Lee Seo Young và cộng sự

(2020)

Nghiên cứu của chúng tôi

(2022)

Đối tượng nghiên cứu

Châu Âu

Hàn Quốc

Việt Nam

Tuổi

65 ± 12

66

63,5 ± 13,3

NYHA II-III

100 %

-

49,4 %

Phân suất tống máu

thất trái

EF trung bình =

37,0 ± 14,1 (%)

EF<40% = 59,8%

EF>50% = 22,9%

EF trung bình =

47,9 ± 14,1 (%)

Cỡ mẫu

979

2616

320

Phân loại BMI

Bình thường

≤ 24,9 kg/m2

18,5 – 22,9 kg/m2

18,5–22,9 kg/m2

Thừa cân

25,0 – 29,9

kg/m2

23,0 - 27,4 kg/m2

23,0–24,9 kg/m2

Béo phì

≥ 30 kg/m2

≥ 27,5 kg/m2

≥ 25 kg/m2

Thời gian theo dõi

44 tháng

≈ 50 tháng

33 ± 8 tháng

Tỷ lệ tử vong

25,0 %

25,3%

5,7%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2024