Phân Loại Suy Tim Dựa Trên Phân Suất Tống Máu Thất Trái

ta cho rằng suy tim là một trạng thái thiếu hụt BNP tương đối và sự kháng thụ thể. Trong suy tim giai đoạn cuối, các peptid có thể không được giải phóng do mất tế bào [28].

1.1.4. Phân loại suy tim mạn

Hiện nay có nhiều tài liệu liên quan đến phân loại suy tim, có thể chia thành các cách như sau:

1.1.4.1. Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương

Hầu hết bệnh nhân suy tim đều có cả suy tim tâm thu (suy giảm chức năng tống máu) và suy tim tâm trương (rối loạn chức năng giãn và đổ đầy của tâm thất). Bệnh nhân suy tim tâm trương là những bệnh nhân có triệu chứng và dấu hiệu của suy tim nhưng chức năng tâm thu thất trái bảo tồn. Thuật ngữ suy tim tâm trương, suy tim chức năng tâm thu bình thường và suy tim chức năng tâm thu bảo tồn có thể sử dụng thay thế cho nhau.

Theo phân loại suy tim của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) 2021 chia ra 3 nhóm:

Bảng 1.1. Phân loại suy tim dựa trên phân suất tống máu thất trái



Loại suy tim

Suy tim EF giảm (HFrEF)

Suy tim EF giảm nhẹ (HFmrEF)


Suy tim EF bảo tồn (HEpEF)


Tiêu chuẩn


1

Triệu chứng

± dấu hiệu

Triệu chứng ± dấu hiệu


Triệu chứng ± dấu hiệu

2

LVEF ≤ 40%

LVEF 41-49%

LVEF ≥ 50%


3


-


-

Bằng chứng khách quan về bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim phù hợp với sự hiện diện của rối loạn chức năng tâm trương thất trái / tăng áp lực đổ đầy thất trái, bao gồm cả tăng peptid lợi niệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Mối liên quan giữa chỉ số BMI với tiên lượng tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim mạn điều trị ngoại trú tại viện tim mạch Việt Nam - 3

EF (ejection fraction): phân suất tống máu, LV (left ventricle): thất trái, LVEF (left ventricular ejection fraction): phân suất tống máu thất trái

Việc phân loại thêm nhóm suy tim có phân suất tống máu 41 - 49% sẽ thúc đẩy các nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng và điều trị ở nhóm bệnh nhân đặc biệt này.

1.1.4.2. Suy tim phải và suy tim trái

Phân loại suy tim phải hay suy tim trái dựa theo tình trạng sung huyết tĩnh mạch hệ thống (phù chân, gan to) hay sung huyết phổi chiếm ưu thế (phù phổi cấp). Thuật ngữ này không nhất thiết chỉ ra thất phải hay thất trái bị ảnh hưởng nặng nhất. Tình trạng ứ dịch trong suy tim do sự kết hợp của nhiều yếu tố: giảm mức lọc cầu thận, hoạt hóa hệ RAAS và vai trò của hệ thần kinh giao cảm.

1.1.4.3. Suy tim cung lượng tim cao và cung lượng tim thấp

Nhiều bệnh lý gây tăng cung lượng tim có thể dẫn đến suy tim, ví dụ nhiễm độc giáp, bệnh Paget, bệnh Beri-Beri và thiếu máu. Tình trạng này đặc trưng bởi tăng sinh nhiệt quá mức và mạch nảy mạnh. Chỉ số bão hòa oxy trong máu tĩnh mạch trộn (chỉ số đánh giá khả năng cung cấp oxy của tim cho hoạt động chuyển hóa của mô) bình thường hoặc thấp trong suy tim cung lượng tim cao. Ngược lại, trong suy tim cung lượng tim thấp đặc trưng bởi cảm giác lạnh, tím do co mạch hệ thống và mạch chìm, chỉ số bão hòa oxy máu trộn bình thường hoặc cao.

1.1.4.4. Phân độ mức độ nặng

Phân loại NYHA (New York Heart Association/ Hiệp hội Tim mạch New York) được dùng nhiều trên lâm sàng để phân độ mức độ nặng của suy tim, mặc dù tương quan giữa triệu chứng và chức năng thất trái là khá thấp. Điều đó nghĩa là chỉ số NYHA có thể thoái lui nếu tình trạng chức năng của bệnh nhân được cải thiện.

Bảng 1.2. Phân độ suy tim theo NYHA


NYHA

Ý nghĩa

I

Không giới hạn về hoạt động thể chất

II

Giới hạn nhẹ về khả năng gắng sức, các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức ở mức độ trung bình (như leo cầu thang)

III

Giới hạn nhiều về khả năng gắng sức, các triệu chứng xuất hiện với mức gắng sức nhẹ (như mặc quần áo)

IV

Triệu chứng xuất hiện cả khi nghỉ ngơi

Ngược lại, phân loại về suy tim được đưa ra bởi Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) chủ yếu đánh giá suy tim là một bệnh lý tiến triển qua các giai đoạn và đưa ra các mục tiêu điều trị cho từng giai đoạn tương ứng. Không giống như phân loại NYHA, hệ thống này là một chiều và không thể sử dụng để đánh giá đáp ứng của bệnh nhân với điều trị.

Bảng 1.3. Phân loại giai đoạn suy tim theo ACC/AHA (2016) [29]



Giai đoạn A

Có nguy cơ bị suy tim nhưng chưa có bằng chứng về tổn thương cấu trúc và chức năng tim, chưa có triệu chứng suy tim trên lâm sàng

Các bệnh nhân tăng huyết áp, xơ vữa mạch, đái tháo đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa


Giai đoạn B

Có bằng chứng về tổn thương cấu trúc và chức năng tim nhưng chưa có triệu chứng suy tim trên lâm sàng

Nhồi máu cơ tim cũ, phì đại cơ tim thất trái, giảm EF, tổn thương van tim


Giai đoạn C

Có bằng chứng về tổn thương cấu trúc và chức năng tim, có triệu chứng suy tim trên lâm sàng (tiền sử/ triệu chứng nhập viện lần đầu)

Bệnh nhân có bệnh tim cấu trúc và chức năng trước đó và kèm theo các triệu chứng của suy tim


Giai đoạn D

Suy tim không đáp ứng với điều trị

Bệnh nhân có các triệu chứng suy tim rõ ràng khi chỉ gắng sức nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi/các bệnh nhân phải nhập viện vì suy tim

1.1.5. Nguyên nhân suy tim và các yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển

Với tất cả bệnh nhân suy tim, điều quan trọng là xác định được căn nguyên và các yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển hay các bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến việc quản lý và điều trị bệnh. Nguyên nhân gây suy tim theo ESC 2016 bao gồm [30]:

- Bệnh cơ tim

Bệnh tim thiếu máu: sẹo cơ tim, cơ tim ngủ đông, bệnh động mạch vành, bất thường hệ vi mạch của mạnh vành, rối loạn chức năng nội mạc

Ngộ độc cơ tim: lạm dụng chất kích thích, nhiễm kim loại nặng, thuốc, tia xạ

Tổn thương do phản ứng viêm và qua trung gian miễn dịch: liên quan và không liên quan đến nhiễm trùng

Thâm nhiễm cơ tim: liên quan và không liên quan tới bệnh ác tính

Rối loạn chuyển hóa: hormon, dinh dưỡng

Bất thường gen: Đa hình thái (loạn dưỡng cơ tim, bệnh cơ tim hạn chế)

- Bất thường cung lượng tim

Tăng huyết áp

Bất thường van tim hay cấu trúc tim: mắc phải hoặc bẩm sinh

Bệnh lý màng ngoài tim và nội mạc cơ tim

Tăng cung lượng tim: thiếu máu, nhiễm trùng, cường giáp, bệnh Paget, thông động tĩnh mạch, mang thai

Quá tải thể tích: Suy thận, bù dịch quá mức

- Rối loạn nhịp

Rối loạn nhịp nhanh: Rối loạn nhịp nhĩ, rối loạn nhịp thất

Rối loạn nhịp chậm: Rối loạn chức năng nút xoang, block nhĩ thất

Bệnh nhân suy tim sung huyết có tỷ lệ tái nhập viện cao vì đợt cấp mất bù. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng yếu tố thúc đẩy đợt cấp của suy tim có thể xác định được ở 2/3 số bệnh nhân suy tim, như là: điều trị không thích hợp, rối loạn nhịp, thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim, thuyên tắc động mạch phổi, nhiễm trùng, thiếu máu, thuốc sử dụng phối hợp rượu. Tìm nguyên nhân gây thúc đẩy đợt cấp mất bù của suy tim rất quan trọng. Bệnh nhân đã xác định được yếu tố thúc đẩy, việc điều trị và quản lý thích hợp (giáo dục bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, điều chỉnh phác đồ điều trị,...) giúp làm giảm nguy cơ tái phát đợt cấp mất bù.

1.1.6. Chẩn đoán suy tim

Để chẩn đoán xác định suy tim, có một số tiêu chuẩn được đặt ra, trong đó các yếu tố quan trọng như hỏi bệnh và thăm khám kỹ lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng (đặc biệt là xét nghiệm BNP hoặc NT-proBNP có giá trị), điện tâm đồ, X- quang tim phổi thắng, siêu âm tim giúp chẩn đoán xác định suy tim.

Trong thực tế, có hai hệ thống tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi để chuẩn đoán suy tim là: Tiêu chuẩn Framingham (bảng 1.4) và Tiêu chuẩn của Hội tim mạch Châu Âu (bảng 1.5, hình 1.2). Tiêu chuẩn của Framingham thường ứng dụng trong điều tra cộng đồng. Tiêu chẩn ESC có giá trị thực tiễn lâm sàng.

Bảng 1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo Framingham


- Tiêu chuẩn chính:

Cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc khó thở phải ngồi

Giảm 4-5 kg/trong 5 ngày điều trị suy tim

Tĩnh mạch cổ nổi

Ran ở phổi

Bóng tim to

Phù phổi cấp

Tiếng T3

Áp lực tĩnh mạch hệ thống >16 cmH2O

Thời gian tuần hoàn > 25 giây

Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+)

- Tiêu chuẩn phụ:

Phù cổ chân

Ho về đêm

Khó thở khi gắng sức

Gan to

Tràn dịch màng phổi

Dung tích sống giảm 1/3 so với tối đa

Tim nhanh (>120 lần/ phút)

- Chẩn đoán xác định suy tim:

Có 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính kèm theo 2 tiêu chuẩn phụ

Bảng 1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo ESC (2008)


Suy tim là một hội chứng bệnh lý gồm các dấu hiệu sau:

1. Bệnh nhân có triệu chứng đặc hiệu của suy tim (khó thở khi gắng sức, mệt

mỏi, phù,..), và

2. Có các dấu hiệu thực thể của suy tim (tim nhanh, thở nhanh, có ran ở phổi,

tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên, gan to), và

3. Có bằng chứng khách quan của tổn thương cấu trúc, chức năng tim khi

nghỉ (tim to, tiếng thứ ba, tiếng thổi tâm thu, bất thường siêu âm tim, tăng BNP)

41 - 49%

(suy tim EF giảm nhẹ)

Hình 1.2. Tiếp cận chẩn đoán suy tim theo ESC 2021

BNP (B-type natriuretic peptide): peptid lợi niệu natri loại B; NT-proBNP (N- terminal B-type natriuretic peptide): peptid lợi niệu natri loại pro-B N-terminal; EF (ejection fraction): phân suất tống máu; LVEF (left ventricular ejection fraction): phân suất tống máu thất trái

1.2. Đại cương về chỉ số BMI

1.2.1. Định nghĩa

Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body mass index) là chỉ số để đánh giá mức độ thiếu cân hay béo của một người. Nó được định nghĩa là trọng lượng của một người tính bằng kilôgam chia cho bình phương chiều cao của người đó tính bằng mét (kg/m2):

BMI =

𝐶â𝑛 𝑛ặ𝑛𝑔 (𝑘𝑔)

𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 (𝑚)𝑥 𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 (𝑚)


[31]


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân là BMI ≥ 25 kg/m2 và BMI ≥ 30 kg/m2 là béo phì. Tuy nhiên, bởi vì ở bất kỳ chỉ số BMI nhất định nào, người châu Á thường có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn người da trắng [32]. Do đó, Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO) đã đưa ra thang phân loại áp dụng cho người châu Á, BMI ≥ 23 kg/m2 được lấy làm mức có thừa cân và BMI ≥ 25 kg/m2 được coi là béo phì [33].

Bảng 1.6. Thang phân loại BMI theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và Hiệp hội đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO) áp

dụng cho người châu Á[33]


Phân loại

WHO BMI (kg/m2)

IDI & WPRO BMI (kg/m2)

Thiếu cân

< 18,5

< 18,5

Bình thường

18,5 - 24,9

18,5 - 22,9

Thừa cân

≥ 25

≥ 23

Tiền béo phì

25 - 29,9

23 - 24,9


Béo phì

Béo phì độ I

30 - 34,9

25 - 29,9

Béo phì độ II

35 - 39,9

≥ 30

Béo phì độ III

≥ 40



Tính BMI là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện khi khám lâm sàng hoặc điều tra cộng đồng để biểu thị phân loại về cân nặng. Ví dụ: thiếu cân, cân nặng bình thường, thừa cân và béo phì. Các nghiên cứu cho thấy khi chỉ số BMI tăng thì nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến thừa cân, béo phì cũng tăng theo.

Một số lượng lớn các nghiên cứu dịch tễ học đã đánh giá mối liên hệ giữa BMI với nhiều vấn đề sức khỏe. Theo đó, BMI cao hay béo phì có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, bao gồm bệnh đái tháo đường típ 2, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, đột quỵ và một số bệnh ung thư [34]. Tuy nhiên, chỉ số này không phản ánh rõ ràng sự thay đổi phân bố mỡ trong cơ thể, có thể khác nhau rất nhiều giữa các quần thể [35]. Đồng thời, khi hai cá thể có cùng chỉ số BMI, tỷ lệ chất béo trong cơ thể giữa họ vẫn có thể có sự khác biệt [36].

1.2.2. Tình hình thừa cân, béo phì trên thế giới và Việt Nam

Thừa cân và béo phì là sự tích tụ chất béo không bình thường hoặc quá mức (tại chỗ hoặc cả cơ thể) làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe [35].Thừa cân, béo phì hiện vẫn là một thách thức lớn đối với sức khỏe vì nó làm tăng gánh nặng bệnh tật cũng như gánh nặng về kinh tế đối với mỗi quốc gia [37]. Năm 2005, thế giới có khoảng 1,3 tỷ người bị thừa cân và béo phì, chiếm hơn 30,0% dân số trưởng thành trên thế giới và giá trị này ước tính tăng gần gấp đôi vào năm 2030. Mặc dù thừa cân và béo phì phổ biến hơn ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhưng các nước đang phát triển đã được dự báo là có sự gia tăng tỷ lệ lớn hơn nhiều về số lượng người thừa cân và béo phì trong giai đoạn 2005 đến 2030 [7]. Xu hướng tăng tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn giàu năng lượng, hàm lượng đường và chất béo cao kết hợp lối sống ít hoạt động thể lực dẫn đến tỷ lệ thừa cân và béo phì tiếp tục gia tăng ở người lớn và trẻ em. Năm 2016, hơn 1,9 tỷ người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân, chiếm 39% dân số thế giới, trong đó khoảng 650 triệu người trưởng thành bị béo phì. Năm 2019, ước tính 38,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì, trong đó hơn một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân hoặc béo phì năm 2019 sống ở châu Á [38].

Theo báo cáo năm 2019 về béo phì của Fitch Solutions Macro Research, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang có xu hướng gia tăng về số lượng người lớn thừa cân và béo phì (BMI ≥ 25 kg/m2), từ 34,6% vào năm 1990 lên 40,9% vào năm 2013. Tương tự, số trẻ em dưới 5 tuổi béo phì tăng gấp 1,3 lần từ năm 2000 đến năm 2016. Báo cáo ghi nhận Malaysia, Thái Lan là hai nước có số người béo phì cao nhất Đông Nam Á và Việt Nam là quốc gia có số người béo phì thấp nhất (2,6%) vào năm 2014. Tuy nhiên, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng béo phì cao nhất trong Đông Nam Á từ năm 2010 đến năm 2014. Trong 5 năm, tỷ lệ béo phì của Việt Nam tăng lên 38%, trong khi Malaysia và Thái Lan đều là 27% [9].

Ngày đăng: 21/09/2024