TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---***---
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MÔ HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY.
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay - 2
- Các Nghiệp Vụ Của Công Ty Chứng Khoán
- Vai Trò Của Công Ty Chứng Khoán Đối Với Thị Trường Chứng Khoán
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Họ và tên sinh viên : Mai Thị Linh Lớp : Nhật 1
Khoá 42
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Phan Trần Trung Dũng
Hà Nội, tháng 10/ 2007
MỞ ĐẦU
Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng cũng như huy động được vốn đầu tư nước ngoài cần có TTCK. Do vậy, việc thiết lập một TTCK hoạt động lành mạnh, hiệu quả và thực sự trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, để một TTCK được thiết lập và hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải hội đủ các yếu tố nhất định như: phải có một khối lượng lớn các công ty niêm yết, các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức cũng như các tổ chức trung gian kinh doanh trên TTCK. Trong đó, CTCK là một tổ chức trung gian trên TTCK, có vai trò chủ yếu là làm môi giới giao dịch mua, bán chứng khoán, làm cầu nối giữa nhà phát hành và các nhà đầu tư. Do đó, vai trò của các CTCK mang tính chất quyết định trong sự phát triển lớn mạnh của thị trường.
TTCK Việt Nam mới trong giai đoạn phát triển, cùng với quá trình đó là sự hình thành và từng bước trưởng thành của các CTCK. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của các CTCK hiện nay còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Vì vậy, tôi xin chọn đề tài: “Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay” cho khoá luận tốt nghiệp này.
Trong khoá luận, tôi xin trình bày những cơ sở lý luận chung nhất về CTCK, các loại mô hình CTCK, cũng như thực trạng hoạt động của các CTCK ở Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay. Cùng với việc tìm hiểu mô hình, hoạt động của CTCK tại một số nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho thực tế xây dựng và phát triển các CTCK ở Việt Nam. Từ đó, người viết xin đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thiết lập, hoàn thiện mô hình CTCK
cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty trong bối cảnh hiện nay nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK cũng như nền kinh tế nước ta nói chung.
Khoá luận được trình bày dựa trên việc nghiên cứu những cơ sở pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các CTCK ở Việt Nam hiện nay và nghiên cứu thực trạng, tình hình hoạt động của các CTCK tại Việt Nam từ lúc ra đời cho đến nay.
Bố cục của khoá luận bao gồm ba chương:
- Chương I: Những cơ sở lý luận chung nhất về TTCK và CTCK.
- Chương II: Thực trạng về mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay.
- Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình và nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay.
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Phan Trần Trung Dũng, sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè và sự cung cấp tài liệu vô cùng quý báu từ thư viện trường Đại học Ngoại Thương, Thư viện quốc gia, Ban quản lý kinh doanh – Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước…
Tuy nhiên do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn thiếu, khoá luận chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý, chỉ bảo từ thầy cô và các bạn quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 2/10/2007 Mai Thị Linh
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. TỔNG QUAN THỊ VỀ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm về thị trường chứng khoán
Như ta đã biết, thị trường tài chính là tổng hoà các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá khác. Nói cách khác, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các tài sản tài chính. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ là nơi mua bán các công cụ nợ ngắn hạn và thị trường vốn là nơi mua bán các công cụ vốn, công cụ nợ trung và dài hạn. Thị trường vốn được thực hiện thông qua ngân hàng và TTCK.
Như vậy, TTCK là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn. Hàng hoá trên TTCK bao gồm các loại chứng khoán, nó được hiểu là các giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng.
2. Cấu trúc và phân loại cơ bản thị trường chứng khoán
- Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn: TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Thị trường thứ cấp: Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
- Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường: TTCK được chia thành thị trường tập trung (TTGDCK hoặc SGDCK) và phi tập trung (thị trường OTC).
Tại thị trường giao dịch tập trung, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.
Trên thị trường OTC, các giao dịch (cả sơ cấp lẫn thứ cấp) được tiến hành qua mạng lưới các CTCK phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá cả trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.
- Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường: TTCK được phân thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các công cụ phái sinh.
Thị trường cổ phiếu: Là thị trường phát hành và giao dịch mua bán các loại cổ phiếu.
Thị trường trái phiếu: Là thị trường phát hành và giao dịch, mua bán các trái phiếu đã được phát hành. Các trái phiếu này bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
Thị trường các công cụ phái sinh: Bên cạnh các giao dịch truyền thống về cổ phiếu và trái phiếu, các giao dịch mua bán các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn đã xuất hiện. Các chứng từ tài chính này được ra đời từ các giao dịch chứng khoán (cổ
phiếu, trái phiếu). Do đó, người ta gọi chúng là các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán, hay các công cụ phái sinh.
Thị trường các công cụ phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các công cụ phái sinh đã được phát hành. Đây là loại thị trường chuyên giao dịch những công cụ tài chính cao cấp, do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có TTCK phát triển mạnh.
3. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán
- Nguyên tắc công khai
Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin có liên quan. Vì vậy, TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, SGDCK, các CTCK và các tổ chức có liên quan khác.
- Nguyên tắc trung gian
Theo nguyên tắc này, trên TTCK, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các CTCK. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các CTCK mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
- Nguyên tắc đấu giá
Mọi việc mua bán chứng khoán trên TTCK đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc đấu giá dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.
4. Chức năng của thị trường chứng khoán
TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. TTCK có những chức năng cơ bản sau:
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất – kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác
nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường.
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng, và ngược lại, giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách,