Khung Lý Thuyết Và Các Nguyên Tắc Thiết Kế Mô Hình


hợp. Thứ hai là thu gom tại các điểm thu gom: các hộ gia đình lưu chuyển vật liệu có khả năng tái chế tới khu tập trung với các container chuyên dụng nhằm phân loại các vật liệu theo từng nhóm khác nhau. Thứ ba là tại các khu tập trung: có thể đáp ứng khả năng lưu chứa chất thải đối với một tòa nhà công trình hoặc một khu vực nhất định có mật đọ dân cư cao. Cuối cùng là phương thức thu gom hỗn hợp: một số loại vật liệu được thu gom trực tiếp từ các hộ gia đình, một số khác được các chủ hộ chuyển tới địa điểm thu gom.

Về mặt chi phí, có 2 phương thức thu gom là phương thức B&C (Buy & Collect)

- các chủ hộ chịu chi phí thu gom và phương thức A (Authority) - các chi phí thu gom và vận chuyển được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền.

Phương thức thu gom có thể ảnh hưởng tới việc khả năng thu hồi. Chẳng hạn trong phương thức A, các chất không bị nhiễm bẩn có khả năng thu hồi có tỷ lệ phần trăm cao hơn.

f. Thu hồi nguyên liệu

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức thu hồi vật chất như mức thuận tiện và mức thúc đẩy. Mức thuận tiện bao gồm các yếu tố: lượng phân loại, trở ngại trong phân loại, yêu cầu thêm diện tích lưu kho, khoảng cách đến điểm thu gom, mức độ vệ sinh… Mức thúc đẩy gồm: chất lượng và tần suất thúc đẩy, môi trường/ nhận thức/ mối quan tâm, áp lực cùng cấp, các yêu cầu có tính pháp lý và sự sẵn có các phương pháp lựa chọn tiêu hủy rác thải thay thế…

Tại nhiều quốc gia, hệ thống phân loại chuyên dụng được biết như là MRF (Material Recovery Facilities) hay hệ thống phục hồi nguyên liệu được thiết lập hay điều khiển bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc công ty tư nhân. Việc phân loại có thể được thực hiện bằng tay, cơ giới hoặc cả hai.

g. Chôn lấp (thải bỏ):

Chôn lấp là việc tiêu hủy rác thải bằng phương pháp chôn nén và phủ lấp bề mặt trong điều kiện được hoặc không được kiểm soát, thường áp dụng công nghệ cổ điển và thông dụng nhất Đây là phương pháp tiêu hủy rác cuối cùng, không thể tránh khỏi và là một phần hợp thành quan trọng trong chiến lược quản lý chất thải tổng hợp. Nó cũng là giải pháp ít tốn kém nhất và thường không yêu cầu tiền xử lý.


Như vậy, mỗi khâu trong chuỗi hệ thống quản lý chất thải có thể đem lại các giá trị, lợi ích khác nhau, đồng thời đòi hỏi chi phí khác nhau. Do vậy, ta cần phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí của mỗi hoạt động khi tiến hành việc quản lý và kinh doanh rác thải.

3. Khung lý thuyết và các nguyên tắc thiết kế mô hình

3.1. Rác thải và các hoạt động liên quan là hàng hoá công cộng hay tư nhân? Đề thực hiện thành công các thiết kế định hướng từ dưới lên (bottom up), cần phải hiểu được cơ sở lí thuyết về các nguồn tài nguyên hay hàng hoá - mà trong trường hợp này là rác thải và các hoạt động liên quan đến rác thải (như thu gom, tái chế, thải bỏ…)

Vào năm 1998, McKean tranh luận rằng hàng hoá công cộng là loại hàng hoá mà việc tiêu dùng nó không làm giảm lượng tiêu dùng sẵn có cho những người khác, nó không cạnh tranh và không loại trừ, không thể tiêu thụ hết và nên được chi trả bởi các quỹ công cộng và được "vận chuyển" bởi những cơ sở công cộng. Ngược lại, hàng hoá tư nhân có thể chia nhỏ và số lượng tiêu dùng của người này sẽ ảnh hưởng tới lượng tiêu dùng của người khác. Các hàng hoá này vì thế sẽ được các cá nhân thanh toán (thường thông qua phí sử dụng) và được vận chuyển bởi khu vực tư nhân.

Rất nhiều hoạt động nằm trong khái niệm "quản lý chất thải rắn" nằm trong khu vực được coi là "hàng hoá công cộng hoàn toàn". Có thể thấy phân loại của một số loại rác thải và việc quản lý chất thải thành hàng hoá công cộng, tư nhân trong hình 8.



Hình 7 Hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân nguồn David W Richardson Từ bảng 1


Hình 7 Hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân

(nguồn: David W. Richardson)

Từ bảng biểu trên, có thể thấy việc thu gom rồi bán các nguyên vật liệu tái chế được xem là một thứ hàng hoá tư nhân và hoàn toàn khả thi trong việc thực hiện. Việc tiêu dùng diễn ra riêng biệt, đơn lẻ. Vì thế, có thể xem các loại rác thải có khả năng trở thành nguyên liệu tái chế giống như hàng hoá thông thường.

Hoạt động thu gom rác thải thông thường có thể xem là khả thi để tiến hành, mang xu hướng của thứ hàng hoá tư nhân, nhưng cần sự tham gia tiêu thụ của nhiều người mà xét thấy ở đây là các cộng đồng địa phương. Việc thu gom rác tái chế ở cộng đồng cần sự tiêu dùng của tập thể, và có hơi hướng của hàng hoá công cộng, nên việc thực hiện khó khăn hơn. Các hoạt động như thu gom rác thông thường, chôn lấp an toàn, vận chuyển rác thải đến bãi chôn lấp, dọn dẹp đường phố và các khu vực công cộng... được xếp vào nhóm hàng hoá công cộng, cần có sự tiêu dùng của số đông.

Trong vấn đề môi trường đô thị, rác thải đóng vai trò như một nguồn lực mở. Có thể quản lý thông qua chính quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương, cơ sở hoặc bởi các nhóm cộng đồng, các cá nhân hay khu vực tư nhân, hoặc có thể không phải bất cứ chủ thể nào kể trên. (theo Furedy, 1989).


Hadin (năm 1968) đã kết luận rằng hoạt động thu gom (thông qua việc cưỡng chế) là cần thiết để đạt đuợc giải pháp mà xã hội mong muốn. Theo cách này, các vấn đề rác thải hay vệ sinh đường phố có thể được nhìn dưới góc độ hợp tác.

Năm 1973, trong một nghiên cứu của mình, Sen mô tả tình huống này bằng ví dụ về những chai thuỷ tinh và các cá nhân phải lựa chọn một trong bốn phương án (giống như nguyên tắc lý thuyết trò chơi). Nếu như hai hộ gia đình cùng sống trên một con phố, sự hợp tác là cần thiết để cả hai cùng không xả rác ra đường phố và giữ cho con phố sạch sẽ. Nhưng nó sẽ đòi hỏi hai hộ gia đình phải bỏ chi phí. Theo Sen định nghĩa chi phí là các nỗ lực cần tăng cường hay phải bỏ thêm thời gian.

Việc thải bỏ rác trên đường phố sẽ là phương án thay thế rẻ hơn và mỗi cá nhân độc lập sẽ muốn vứt rác ra đường hơn là việc phải vướng vào việc mang rác bỏ vào thùng thu gom hay tệ hơn là phải mang rác đi đổ vào giờ thích hợp (chẳng hạn như khi có kẻng đổ rác) (theo Basu, 1997).

Những gì được coi là hành vi hợp lý của mỗi cá nhân lại dẫn tới một kết quả mà xã hội không mong muốn - một khu phố ngập rác. Nói chung, những lợi ích từ việc giữ sạch đường phố là ví dụ điển hình về hàng hoá công cộng, khi mà chi phí là tư nhân. Sen (1973) cũng đưa ra ví dụ về tình huống tiến thoái lưỡng nan của một tù nhân (trong lý thuyết trò chơi) khi phải đưa ra một sự lựa chọn để giữ đường phố sạch với chi phí 15 (đơn vị tiền tệ) một tháng cho mỗi hộ. Chi phí có thể thấy trong ma trận sau:


HỘ GIA ĐÌNH 2

Hợp tác

Không hợp tác

HỘ GIA ĐÌNH 1

Hợp tác

-15, -15

-15, 0

Không hợp tác

-15, 0

0, 0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hình 8 Ma trận lý thuyết trò chơi giữa hai hộ gia đình trong khu phố

(nguồn: David W. Richardson)

Từ góc nhìn chi phí, Sen (1973) đã chỉ ra rằng hộ gia đình 1 sẽ đạt tối ưu nếu không hợp tác, trong khi hộ gia đình kia phải trả toàn bộ (theo Anand, 2000). Tương tự như vậy, hộ gia đình 2 sẽ đạt tối ưu khi không hợp tác, nhưng hộ gia


đình 1 phải thanh toán. Sen (1982) đã khẳng định: không hợp tác sẽ là xu hướng áp đảo.

Do đó, các cộng đồng với khả năng tiếp cận hạn chế để từ chối việc thu gom bởi các tổ chức công cộng hay ở những nơi không có các tổ chức tư nhân cần phải cố gắng để hợp tác và tham gia vào hệ thống thu gom và chôn lấp rác thải cộng đồng nhằm tối thiểu hoá chi phí. Hệ thống cộng đồng này có thể bao gồm việc thu gom từ khu vực công cộng hoặc từ các tổ chức tư nhân hay các hộ gia đình. Cần phải có sự tham gia của cư dân, những người thải rác ở các điểm thu gom tập trung hay đổ rác khi những công nhân vệ sinh môi trường đánh kẻng. Sự tham gia của cộng đồng này là đóng góp một cách tự nguyện và đáng kể. Đối với các điểm thu gom tập trung, rất khó để ước tính đuợc số lượng cư dân mang rác đến. Thêm vào đó, cư dân trong cộng đồng không mang rác ra đổ khi những người đi thu gom đánh kẻng, rác thải theo một cách nào đó chắc chắn sẽ gây ô nhiễm khu vực công cộng nơi họ thải bỏ trên đường phố, khi chôn hoặc đốt chúng. Sử dụng các biện pháp chôn lấp không hợp lý, các hoạt động này sẽ gây tác động tiêu cực tới các thành viên trong cộng đồng. Theo cách này, hệ thống cộng đồng thu gom rác thải có thể được coi như một thứ hàng hoá công cộng. Từ đó, có thể thấy rằng, việc thu gom rác thải từ các hộ gia đình đơn lẻ có thể được coi là hàng hoá công cộng hay không sẽ phụ thuộc vào trình độ văn hoá địa vị xã hội của cư dân trong cộng đồng đó. Vì thế, nó cũng phụ thuộc vào mức phí phải trả có quá cao không, thường thì trong đa số các trường hợp, các tổ chức cộng đồng có tiếng nói sẽ xây dựng ra một mô hình bù đắp chi phí thông qua việc thu phí sử dụng. Trong các cộng đồng mà cư dân nhận thức được sự cần thiết phải có môi trường công cộng trong lành và không vướng phải sự hạn chế nguồn lực, sự thiếu năng lực của chính quyền, dịch vụ thu gom rác thải từ các hộ gia đình có thể được coi là hàng hoá tư nhân cho các hộ gia đình sẵn sàng chi trả cho dịch vụ đó (theo Furedy, 1989). Trong cộng đồng nơi mà dân cư còn nhận thức hạn chế về sự cần thiết phải có một môi trường sạch sẽ, sẽ có sự chống đối việc thu phí sử dụng và xu hướng chung là sẽ thực hiện các hành vi gây ô nhiễm môi trường như vứt rác ở những nơi công cộng, hay trên các mảnh đất canh tác, hay đốt rác.


3.2. Nguyên tắc thiết kế mô hình kinh doanh rác thải

Với phân tích về hàng hoá công cộng ở trên, việc xây dựng hệ thống quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng là cần thiết, và cần phải xây dựng các nguyên tắc thiết kế mô hình “kinh doanh rác thải” trên cơ sở cộng đồng này.

Năm 1992, Ostrom cho rằng những người sử dụng và nhà cung cấp hệ thống thuỷ lợi có thể lợi dụng những kẽ hở trong các văn bản pháp lý để đối phó với các quy định vật lý, kinh tế, xã hội, văn hoá của từng hệ thống. Điều này cũng đúng với việc quản lý rác thải khi mà những người giám sát hệ thống phải xây dựng, thiết kế và thực thi hệ thống văn bản pháp quy cho việc thu gom và chôn lấp rác thải cộng đồng. Esman và Uphoff năm 1984 đã lưu ý rằng bản thân trong các tổ chức này đã có sẵn rất nhiều văn bản pháp quy về tổ chức hay cấu trúc rồi. Ostrom năm 1990 đã định nghĩa nguyên tắc này như sau: "một phần hay một điều kiện giúp cho việc tính toán thành công của các tổ chức trong việc duy trì các công việc thể chất và đạt được sự tuân thủ các quy định hiện hành của các thế hệ những người sử dụng". Ostrom tập trung mô tả các quy tắc tồn tại lâu dài, các hệ thống tự tổ chức.

Trường hợp này khá đặc biệt ở Việt Nam. Từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới (1986), các hệ thống tự tổ chức được coi là riêng biệt, nằm ngoài phạm vi "kế hoạch tập trung" của chính phủ. Hệ thống này không mới lạ gì ở Việt Nam, tuy nhiên, các quy định tổ chức từ trước tới nay lại bao gồm cả quy định ở mức độ cao là hệ thống kiểm soát và can thiệp của chính phủ. Điều đặc biệt trong trường hợp nghiên cứu hiện tại là quản lý rác thải không được nghiên cứu riêng biệt và thực tế ở Việt Nam cho thấy nhiều điểm giống với nguyên tắc thiết kế.

Theo nguyên tắc phát triển cộng đồng, để xây dựng thành công hệ thống quản lý rác thải, cần tuân thủ theo 5 nguyên tắc sau:

a. Nguyên tắc 1: Ranh giới được xác định rõ ràng

Ostrom (1992) lưu ý rằng "việc phân định ranh giới và đặc biệt là với quyền sử dụng nó có thể coi là bước đầu tiên trong việc tổ chức các hoạt động thu gom. Nếu ranh giới không rõ ràng, không ai có thể biết được ai đang quản lý cái gì, cho ai." Điều này có liên quan tới các điều khoản về quản lý rác thải khi mà có định nghĩa rõ ràng cộng đồng là gì. Trong khoá luận này, các


cộng đồng đuợc định nghĩa rõ ràng dựa trên cấp quản lý cấp tỉnh, thành phố và phí thu gom. Những người thu gom rác quen thuộc với các hộ gia đình và các tuyến thu gom đã được xác định, cũng trở nên quen thuộc với cư dân thông qua rác thải hàng ngày và việc thu gom phí đổ rác. Do đó, họ không thể là những người xa lạ như những người phi cư trú. Điều này khẳng định cộng đồng là đóng đối với người ngoài, bởi như thế hệ thống sẽ không đem lại lợi ích cho những người không đóng góp nó (ở đây là lợi ích từ việc chôn lấp rác miễn phí).

b. Nguyên tắc 2: Sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và chi phí

Nguyên tắc này cho rằng phí tiêu thụ dịch vụ và chi phí phải phù hợp với việc thải rác của các hộ gia đình và được điều chỉnh theo hai cách. Cách thứ nhất là bằng khối lượng, hay chính là số túi rác mỗi gia đình thải ra. Cá nhân, hộ gia đình nào thải rác nhiều hơn sẽ phải trả nhiều phí hơn, chẳng hạn nếu một hộ gia đình thải hai túi rác thì họ sẽ phải trả phí gấp đôi hộ gia đình chỉ thải một túi. Cách thứ hai là tính phí dựa trên số nhân khẩu trong hộ gia đình, chẳng hạn: một hộ gia đình có 4 nhân khẩu sẽ phải trả phí gấp đôi hộ chỉ có hai người.

c. Nguyên tắc 3: Cam kết cộng đồng dựa trên sự đồng thuận

Các cư dân trong cộng đồng sẽ được quyền và được khuyến khích tham gia vào các quyết định có liên quan đến hệ thống rác thải, cung cấp "đầu vào" cho tổ chức quản lý và thu hút sự quan tâm đến những vấn đề của họ.

d. Nguyên tắc 4: Giám sát chặt chẽ

Khi cư dân trong cộng đồng thấy những người khác trong cộng đồng vứt rác vào những lúc và ở những nơi không phù hợp, họ sẽ thông báo với các tổ chức nhằm buộc người đó phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

e. Nguyên tắc 5: Cơ chế xử phạt nghiêm minh

Các cá nhân khi bị cư dân trong cộng đồng giám sát và phát hiện thấy vi phạm hoặc không chịu trả phí tiêu thụ sẽ phải đối mặt với cơ chế xử phạt. Cũng theo đó, các cá nhân không tham gia vào hệ thống này sẽ bị tách biệt khỏi các hoạt động cộng đồng. Chính sự loại trừ này có thể khuyến khích được các cư dân tham gia.

f. Nguyên tắc 6: Cá nhân nhận thức tối thiểu về quyền lợi của mình


Các cộng đồng được cho phép sáng tạo ra các tổ chức và hệ thống quản lý chất thải của riêng họ và được chính quyền địa phương cấp trên thông qua. Các cá nhân trong cộng đồng cũng nhận thức được một cách rõ rệt sự cần thiết phải tổ chức mô hình thu gom rác thải và có những hành vi hợp lý.

3.3. Thực kiện việc kiểm toán chất thải:

a. Khái niệm

Murray Haight định nghĩa: Kiểm toán chất thải là quy trình thực hiện từng bước được sử dụng để cung cấp các thông tin về khối lượng và thành phần của chất thải được sinh ra từ một cơ sở.

b. Tại sao phải kiểm toán chất thải?

Kiểm toán chất thải nhằm cung cấp các thông tin cần thiết nhằm chuẩn bị kế hoạch giảm thiểu chất thải, xem xét lại cách tiếp cận chi phí – lợi ích để giảm thiểu chất thải, tuân theo các nguyên tắc, luật môi trường hiện hành và nhằm hỗ trợ việc chứng nhận, ví dụ ISO 14000.

Hình 9 Các yếu tố liên quan trong kiểm toán chất thải

nguồn GS TS Murray Haight Kiểm toán chất thải liên quan tới việc xác định 2

(nguồn: GS. TS. Murray Haight)

Kiểm toán chất thải liên quan tới việc xác định: Lượng chất thải được tạo ra là bao nhiêu? Thành phần chất được thải ra là gì? Nguồn gốc và nguyên nhân của sự phát sinh chất thải?

Kiểm toán chất thải gồm 7 bước cơ bản: xem xét quá trình vận hành; nhận dạng chất thải; lên kế hoạch kiểm toán; tiến hành kiểm toán; phân tích dữ liệu; báo cáo kết quả; thực thi, ví dụ: các nguyên tắc thực hành quy trình mới.

Báo cáo kiểm toán chất thải xác định các cơ hội nhằm: giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các thành phần độc hại, tiết kiệm chi phí... Từ

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí