Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam - 2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương đầu tiên của khóa luận sẽ tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về rác thải, chất thải, phế thải, quản lý chất thải, kinh doanh rác thải… cùng với vai trò và các cách phân loại rác thải trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây chính là những khái niệm cơ bản nhất, là những viên gạch đầu tiên xây lên mô hình kinh doanh rác thải.

Tiếp theo đó là phần khung lý thuyết cho mô hình quản lý và kinh doanh rác thải ở Việt Nam. Trước hết là nhìn nhận khái niệm rác thải dưới một góc độ khác – góc nhìn kinh tế, để xem liệu rác thải còn có giá trị hay không, và giá trị của nó, hiểu theo nghĩa là lợi ích kinh tế - xã hội mà các chu trình xử lý liên quan đến rác thải (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, thu gom, chôn lấp…) đem lại như thế nào. Từ đó, xây dựng một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng mô hình quản lý và kinh doanh rác thải cho mỗi cộng đồng.‌‌

Trong suốt cuốn khoá luận này, giá trị của rác thải luôn được xem xét dưới góc nhìn kinh tế - xã hội và theo 4 cấp độ: Hệ thống quản lý của Nhà nước, Mô hình kinh doanh của tư nhân (công ty), Mô hình quản lý của cộng đồng (xã hội dân sự), và Mô hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (dự án của các NGOs).

A. Một số khái niệm cơ bản:

I. Khái niệm rác thải, chất thải, phế thải:

1. Rác thải, chất thải, phế thải là gì?

Rác thải là một khái niệm gây tranh cãi. Mỗi người có một cách hiểu riêng. Trong các các văn bản, cơ sở dữ liệu chính thống như Luật, Nghị định, Pháp lệnh, báo chí… cũng ít thấy định nghĩa cho khái niệm này.

Trong Từ điển Tiếng Việt, rác thải được dẫn chiếu là cùng nghĩa với chất thải, “là chất loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Rác thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác” (từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trong cuộc sống hàng ngày, khi nhắc tới rác thải, ta thường nghĩ đến những thứ bỏ đi, không còn dùng nữa.


Trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005 có nhắc đến khái niệm chất thải: "Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác."

Theo Wikipedia: “Rác thải hay chất thải (waste) là vật liệu hay vật chất không mong muốn. Nó cũng liên quan đến những vật bỏ đi, bã, đồ đồng nát.... tùy thuộc vào loại vật liệu và các thuật ngữ địa phương. Trong các cơ thể sống, chất thải liên quan đến những vật chất hay chất độc không mong muốn được thải ra khỏi cơ thể.” Và định nghĩa rác thải sinh hoạt đô thị (Municipal solid waste - MSW): Rác thải sinh hoạt đô thị thường bao gồm rác sinh hoạt (rác thải dân cư) và đôi khi có thêm rác thương mại (commercial waste) do chính quyền địa phương thu gom. Các loại này có thể là chất thải rắn hoặc nửa rắn, nhưng không bao gồm chất thải nguy hại công nghiệp. Khái niệm "rác sinh hoạt" thường có liên quan đến rác từ nguồn là các hộ dân cư và bao gồm các vật liệu chưa tách rời hoặc chuyển đi để tái sản xuất.

Trong luận văn này, để tiện theo dõi, chúng ta sẽ chấp nhận hai khái niệm "chất thải rắn" và "rác thải" là một. Như vậy, rác thải sẽ được hiểu là vật chất dạng rắn được thải ra từ quá trình sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh…

2. Quản lý rác thải và kinh doanh rác thải:

a. Quản lý rác thải:

Như đã trình bày ở trên, khoá luận thống nhất rác thải với chất thải rắn, và vì thế, trong định nghĩa về “quản lý rác thải” cũng sẽ sử dụng cụm từ hay thấy trong các văn bản là “quản lý chất thải”.

Tại lớp tập huấn Quản lý chất thải tổng hợp, Dự án kinh tế chất thải WASTE – ECON, ngày 4-6/6/2004, nhiều khái niệm về quản lý chất thải đã được đưa ra.

Quản lý chất thải là việc kiểm soát của con người tới quá trình thu gom, xử lý và chôn lấp các loại rác thải khác nhau, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của rác đến môi trường và xã hội.

Quản lý chất thải là việc thu thập, vận chuyển, xử lý, tái chế hoặc vứt bỏ rác thải. Thuật ngữ này thường có liên quan đến thẩm mĩ học. Quản lý chất thải thường được tiến hành nhằm giảm thiểu tác động của chất thải đến môi trường và nhằm khôi phục nguồn lực từ chúng. Quản lý chất thải có thể bao gồm các loại


chất thải rắn, lỏng, khí hoặc hạt nhân, với các phương pháp và lĩnh vực chuyên môn riêng cho từng loại.

Theo tiến sĩ Danh Sơn - viện nghiên cứu và chính sách Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, có 4 cách tiếp cận trong quản lý chất thải

+ Cuối đường ống (end-pipe approach)

+ Dọc theo quá trình sản xuất (production-pipe-line approach): cách tiếp cận này cũng giống cách tiếp cận sản xuất sạch

+ nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng (consumer – driven approach)

+ hỗn hợp (mixed approach)

Quản lý chất thải tổng hợp: là một hệ thống tối ưu của các nguyên tắc quản lý chất thải, dựa trên sự đánh giá hoàn chỉnh các nghiên cứu về môi trường, năng lượng, kinh tế, chính trị - xã hội, bao gồm sự tổ hợp của hai hay nhiều hợp phần của thang bậc chất thải. (

Việc quản lý chất thải ở các nước phát triển và đang phát triển, thành thị và nông thôn, dân cư và công nghiệp, các nhà sản xuất khác nhau rất khác nhau. Việc quản lý các chất thải không nguy hại từ sinh hoạt và sản xuất ở các thành phố lớn thường là trách nhiệm của chức trách chính quyền địa phương, trong khi rác thải thương mại và công nghiệp thường là trách nhiệm của người sản xuất.

b. Kinh doanh rác thải:

“Có môn học nào nghiên cứu riêng về chất thải hay không? Và có ngành khoa học nào xem xét đến lợi ích kinh tế của chất thải hay nhìn nhận rác thải từ góc độ lợi ích kinh tế - xã hội hay không?”. Câu trả lời là ngành kinh tế chất thải. Đây là lĩnh vực khoa học mới hình thành như là gạch nối giữa khoa học kinh tế và khoa học môi trường.

“Kinh tế chất thải bao gồm tất cả các khía cạnh phát sinh, vận chuyển và chôn lấp chất thải, các tác động về kinh tế của việc chôn lấp chất thải” (J. Whitney, chuyên gia tư vấn dự án Waste-econ).

Trong từ điển và các văn bản chính thống không có định nghĩa về "kinh doanh rác thải". Vì thế, trong khoá luận này, chúng ta sẽ dựa trên cơ sở, góc nhìn của bộ môn Kinh tế chất thải và thống nhất khái niệm "quản lý và kinh doanh rác thải" được đề cập trong khoá luận này bao gồm tất cả các hoạt động quản lý,


kinh doanh, trao đổi, buôn bán… rác thải trong tất cả các khía cạnh phát sinh, vận chuyển, chôn lấp để thu được giá trị kinh tế, hoặc giá trị kinh tế - xã hội.

Vì thế, chủ thể trong quá trình quản lý và kinh doanh không chỉ giới hạn ở khu vực tư nhân (các cá nhân hay doanh nghiệp) mà mở rộng ra cả khu vực công – Nhà nước và khu vực xã hội dân sự - cộng đồng. Chẳng hạn như hệ thống quản lý chất thải của Chính quyền địa phương đem lại lợi ích về sức khoẻ cho người dân, cải thiện hình ảnh của cộng đồng… thì mô hình quản lý đó cũng được coi là việc “kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải”. Một ví dụ khác là việc thu gom sắt, nhựa, giấy... để tái chế và tạo ra sản phẩm mới có giá trị lớn hơn để thu lợi nhuận, đem lại lợi ích kinh tế cho những người thu gom và cơ sở sản xuất thì cũng được xem là kinh doanh rác thải.

3. Một số khái niệm khác:

Cần chú ý có một số khái niệm cũng hay được nhắc tới và nhầm lần với khái niệm rác thải hay chất thải, đó là phế thải và phế liệu.

Phế thải bao gồm những chất mà người ta không thể sử dụng tiếp tục được nữa. Phế thải là những thứ bỏ đi, không còn giá trị sử dụng và là thứ để vứt đi (dự án Waste-Econ )

Trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005 có nhắc đến khái niệm phế liệu: "Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất."

"Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác." Trong khoá luận này, chất thải nguy hại không được xếp vào “rác thải” và nằm trong danh sách không được phép kinh doanh (theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về Quản lý chất thải rắn) (website: www.chathairannguyhai.net)

Khoá luận cũng xem xét một khái niệm cơ bản trong Kinh tế Môi trường, do đặc thù của “sản phẩm” trong mô hình quản lý và kinh doanh này là “rác thải”, đó là khái niệm Phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên


cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005)

Bất kể là mô hình kinh doanh tập trung theo hướng tăng lợi nhuận (lợi ích) hay giảm chi phí (thiệt hại) thì tôn chỉ trong bài khoá luận này vẫn là hướng tới sự phát triển bền vững.

II. Phân loại rác thải:

Trên thế giới có rất nhiều cách phân loại rác thải khác nhau. Tác giả xin giới hạn việc phân loại rác thải trên hai cơ sở là nguồn phát sinh và thành phần hoá học có trong rác thải. Ngoài ra, tác giả xin đưa ra cách phân loại ở một số nước trên thế giới.

1. Theo nguồn phát sinh:

Theo nguồn phát sinh (trong định nghĩa “rác thải” của Từ điển Tiếng Việt), rác thải được chia thành các loại:

a. Rác thải sinh hoạt, dịch vụ

Loại rác thải này có thể là rác thải từ hộ gia đình hoặc từ các cơ sở công cộng.

- Rác thải từ hộ gia đình (chẳng hạn như phân, nước thải, rác, đồ ăn...) có thể là chất thải thực phẩm chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy hoặc phân hủy nhanh, đặc

biệt khi thời tiết nóng ẩm, thải bỏ từ quá trình chế biến, buôn bán, tiêu dùng, thực phẩm; hoặc chất thải khác – không có khả năng phân hủy thối rữa nhưng dễ gây ra bụi, như các phần còn lại của quá trình cháy (như tro xỉ, xỉ than...), thải ra từ

các hộ gia đình hoặc từ các loại bếp, lò đốt; các đồ gia dụng đã qua sử dụng được làm từ các loại vật liệu khác nhau.

- Rác thải từ các cơ sở công cộng, dịch vụ có ít hoặc không có khả năng phân hủy, thối rữa, như giấy và các sản phẩm giấy đã sử dụng, chai lọ, thủy tinh, kim loại, gốm sứ, đất cát, bụi đất... thu gom được từ các bãi tắm, công viên, khu vực công cộng, dịch vụ, công sở, trường học... hoặc đường phố.

b. Chất thải rắn xây dựng

Chất thải từ hoạt động xây dựng được thải ra do phá dỡ, cải tạo các hạng mục/công trình xây dựng cũ hoặc do xây dựng các hạng mục/công trình mới (nhà, cầu, đường giao thông...) như vôi vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống dẫn nước, tấm lợp v.v... và các vật liệu khác.


c. Chất thải rắn công nghiệp

Đó là chất thải của các quá trình công nghệ sản xuất công nghiệp và phế thải rắn của các cơ sở xử lý. Ví dụ như than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon…

d. Chất thải nông nghiệp

Chất thải nông nghiệp có thể bao gồm một trong các dạng sau đây:

- Chất thải của các quá trình sản xuất nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật (trong chăn nuôi): là nguồn phân bón quý cho nông nghiệp (trồng trọt) nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý.

- Những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ...

- Chất thải của các quá trình sản xuất nông nghiệp: thùng, lọ, hộp chứa phân bón, thuốc trừ sâu...

e. Chất thải y tế: là chất thải từ các bệnh viện, các cơ sở y tế, trạm xá…

f. Chất thải từ các nguồn khác

2. Theo hàm lượng chất hóa học có trong rác

Theo hàm lượng các chất hoá học có trong rác, rác thải được chia thành rác hữu cơ và rác vô cơ. Trong rác vô cơ người ta lại chia ra các nhóm nhỏ hơn: vật liệu xây dựng; sành sứ; bìa giấy, gỗ...; kim loại.

Hình 1 Tỉ lệ một số loại rác thải nguồn TS Danh Sơn 3 Phân loại rác ở 1

Hình 1 Tỉ lệ một số loại rác thải

(nguồn: TS. Danh Sơn)

3. Phân loại rác ở một số nước trên thế giới:


Khoá luận xin đưa ra một số cách phân loại rác ở Nhật Bản và Hàn Quốc – hai quốc gia lớn trong khu vực châu Á, có nhiều nét tương đồng về văn hóa với Việt Nam.

Cách đây khoảng 50 năm, Nhật Bản cũng ở tình trạng “bức xúc với rác” như Việt Nam hiện nay. Nhưng ngày nay, tại các khu dân cư ở các thành phố lớn của Nhật Bản (Tokyo, Osaka, Kitakyusu...), người dân được tuyên truyền và rất tự giác phân loại rác thải thành 3 loại cơ bản:

- Rác cháy hoặc phân huỷ được (bao gồm rác từ nhà bếp như: cá, rau, giấy, quần áo, đồ dùng sinh lý, đầu mẩu thuốc lá…)

- Rác không cháy được (bao gồm các loại nhựa, kim loại, kính, đồ gốm sứ, đồ da, vũ khí, đinh, bóng đèn tròn và bóng đèn huỳnh quang...).

- Rác to khó xử lí (bao gồm đồ nội thất, đồ điện tử, xe đạp...).

Cách phân loại này giúp chính phủ quản lý rác thải dễ dàng hơn và có các hình thức xử lý phù hợp cho từng loại rác, đồng thời khuyến khích hoạt động tái chế. Ở Hàn Quốc, rác thải được phân thành 3 loại: Rác thải sinh hoạt, Rác thải xây dựng, Rác thải công nghiệp. Cách phân loại này khá đơn giản và giúp Nhà nước quản lý theo ngành khá hiệu quả.

Wikipedia chia rác thải thành 5 loại sau:

- Rác thải sinh hoạt hữu cơ: rác thức ăn và bếp, rác xanh, giấy (có thể tái chế được);

- Các vật liệu tái chế: giấy, thủy tinh, chai lọ, hộp, kim loại, một số loại nhựa nhất định...;

- Rác thải trơ: chất thải từ vật liệu xây dựng và phá hủy, vôi gạch đổ nát...;

- Rác hỗn hợp: quần áo bỏ, Tetra Paks, phế liệu nhựa như đồ chơi;

- Rác nguy hại dân cư (hay còn gọi là rác thải nguy hại sinh hoạt) và chất thải độc hại: y tế, rác điện tử, tranh, thuốc, đui bóng đèn, bóng đèn huỳnh quang, bình xịt, thùng chứa phân bón và thuốc trừ sâu, ắc quy, xi đánh giầy...

Cách phân chia này rất chi tiết, cụ thể và khá phổ biến ở các nước phát triển.

4. Phân loại rác thải ở Việt Nam:


Ở Việt Nam, rác thải được phân thành 3 loại: chất thải từ sinh hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế, và chất thải công nghiệp. (theo website Bộ Tài nguyên Môi trường tháng 4/2008)

Hình 2 Tỷ lệ chất thải theo phân loại ở Việt Nam nguồn TS Danh Sơn Theo 2

Hình 2 Tỷ lệ chất thải theo phân loại ở Việt Nam

(nguồn: TS. Danh Sơn)

Theo thống kê qua Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải rắn hàng năm trên 49 ngàn tấn chia ra theo tỷ lệ sau: Chất thải gia cư 44%, chất thải y tế 1%, và chất thải công nghiệp chiếm 55%.

Rác thải sinh hoạt lại được chia thành 3 loại: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác có thể tái chế (3R HN). Hình thức phân loại này chưa chính thức áp dụng cho cả nước.

III. Vai trò của việc quản lý và kinh doanh rác thải

Rác thải có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của loài người, cả về mặt kĩ thuật và xã hội.

Khi nhắc đến vấn đề rác thải, người ta thường nhắc tới hai vấn đề kinh tế xã hội nữa cũng song song tồn tại là tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số. Vì khi kinh tế tăng trưởng cao hoặc khi dân số gia tăng nhanh hay kết hợp hai nhân tố này, rác thải sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn cho xã hội. Việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn và tác động tiêu cực của rác thải gần như không thể ngăn chặn được.

Cần phải khẳng định rằng trong bất cứ xã hội nào, tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số là điều hiển nhiên, tất yếu để phát triển xã hội. Có thể nói xã hội càng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022